SỐT
1. KHI NÀO GỌI LÀ SỐT?
-
Sốt khi nhiệt độ cơ thể đo được >37,20 C vào ban ngày, hoặc >37,70 C vào buổi chiều và đêm.
2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO THƯỜNG GÂY SỐT?
- Nhiễm trùng là nguyên nhân thường gặp nhất.
- Ung thư.
- Bệnh tự miễn: viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ.
- Tai biến mạch máu: nhồi máu não, nhồi máu cơ tim.
- Bệnh lý chuyển hóa: gout, cường giáp.
- Tổn thương trung tâm điều nhiệt: xuất huyết não, u não.
- Chấn thương cơ học: gãy xương, giập cơ.
- Thuốc như carbamazepine, kháng sinh… và nguyên nhân tự tạo.
3. TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI SỐT
- Da: đỏ, nóng.
- Môi khô, lưỡi khô.
- Thở nhanh: thân nhiệt tăng 1oC thì nhịp thở tăng 2-3 lần/phút.
- Nhịp tim nhanh: thân nhiệt tăng 1oC thì nhịp tim tăng 10-15 nhịp/phút. Trong thương hàn, thân nhiệt tăng nhưng mạch lại chậm (hiện tượng mạch – nhiệt phân ly).
4. CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN SỐT NHƯ THẾ NÀO?
Dựa vào thời gian
- Sốt dưới 1 tuần (sốt cấp tính): nhiễm trùng cấp, sốt rét ác tính, do thuốc, gout.
- Sốt trên 1 tuần (sốt kéo dài): lao, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp, sốt rét, ung thư, bệnh tự miễn.
Dựa vào khám lâm sàn:
- Đau hạ sườn phải + Sốt + Vàng da (tam chứng Charcot): nhiễm trùng đường mật.
- Sốt + Đau hạ sườn phải + Gan to (tam chứng Fontan): áp-xe gan do a-míp.
- Sốt + Đau đầu + Nôn ói + Cổ gượng: viêm màng não.
- Sốt về chiều + Chán ăn + Sụt cân + Đổ mồ hôi trộm + Suy sụp tổng trạng (hội chứng nhiễm lao chung): lao.
- Sốt kéo dài + Hội chứng suy tim + Có âm thổi tại tim + Các dấu hiệu ngoại biên của viêm nội tâm mạc: viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
Dựa vào vùng dịch tễ
- Vùng dịch tễ sốt rét: vùng duyên hải, vùng rừng núi.
- Sốt kéo dài + Hạch to + Loét da + Đi vào rừng, rẫy: sốt ve mò.
- Sốt + Mùa mưa + Vùng dịch tễ sốt xuất huyết: sốt xuất huyết.
- Sốt + Rối loạn tiêu hóa + Vùng dịch tễ thương hàn: nghĩ đến thương hàn.
- Sốt + Hội chứng nhiễm trùng hô hấp + Vùng dịch cúm (có người bị cúm, gia cầm chết hàng loạt): nghĩ đến cúm.
Cận lâm sàng
- Gợi ý nhiễm trùng, viêm: xét nghiệm chỉ số máu, tốc độ lắng máu, CRP, procalcitonin.
- Tìm vị trí nhiễm trùng, viêm: các xét nghiệm hình ảnh học, tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm dịch não tủy…
- Tìm tác nhân gây bệnh: cấy máu, cấy dịch bệnh phẩm, soi đàm tìm AFB, phết máu tìm ký sinh trùng sốt rét, soi phân, huyết thanh chẩn đoán…
KẾT LUẬN
- Sốt là triệu chứng khách quan, dễ phát hiện nhưng không đặc hiệu cho nguyên nhân nào.
- Chính vì vậy, cần phải khai thác kỹ bệnh sử và vùng dịch tễ, hỏi triệu chứng, diễn tiến sốt, kiểu hình sốt và các dấu hiệu khi thăm khám để tiến hành làm các xét nghiệm phù hợp hỗ trợ tìm nguyên nhân sốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nội khoa cơ sở – Triệu chứng học Nội khoa tập I, các Bộ môn Nội, Trường Đại Học Y Hà Nội (2003). Nhà xuất bản Y học.
- Triệu chứng học nội khoa, Bộ môn Nội, Đại Học Y Dược TP.HCM (2012). Nhà xuất bản Y học.
- Bate’s Guide to Physical Examination and History Taking, ấn bản lần thứ 12 (2017). Nhà xuất bản Lippincott Williams & Wilkins.
TIN SỨC KHỎE
Tổng hợp tin sức khỏe tiêu hóa, cẩm nang sức khỏe tiêu hóa. Nếu nội dung Quý khách quan tâm chưa có, Quý khách có thể liên hệ để đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn.
ĐỐI TÁC
ĐẶT LỊCH KHÁM TIÊU HÓA
Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng
Endo Clinic
Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư
THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H)
VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H)