PSA là gì?
- Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt hay Prostate Specific Antigen (PSA) là một glycoprotein chỉ được tìm thấy ở tế bào biểu mô tuyến tiền liệt. PSA có ở tổ chức tuyến tiền liệt lành tính hay ác tính, nhưng kháng nguyên này được coi là một chỉ dẫn khối u tin cậy đối với ung thư tuyến tiền liệt.
- Trong huyết thanh, PSA tồn tại ở 3 dạng:
- Dạng thứ nhất được bao bọc bởi chất ức chế protease, không có hoạt tính sinh miễn dịch.
- Dạng thứ hai là phức chất với một chất ức chế protease khác.
- Dạng thứ ba là “PSA tự do” (free PSA).
- Dạng thứ hai và ba được phát hiện bằng phương pháp miễn dịch nhờ các xét nghiệm định lượng hiện đang có và được coi như “PSA toàn phần”.
- Cần tiến hành định lượng PSA toàn phần, PSA tự do và tính toán phần trăm PSA tự do trên cùng 1 mẫu bệnh phẩm. Giá trị phần trăm PSA thường được sử dụng để hướng dẫn xử trí bệnh nhân.
- Do sử dụng xét nghiệm PSA như một test sàng lọc có tỉ lệ dương giả cao, nên phải tiến hành xét nghiẹm theo dõi lâu dài không cần thiết. Vì vậy phải cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích khi chỉ định xét nghiệm cho bệnh nhân.
Mục đích và chỉ định xét nghiệm PSA
- Để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt.
- Để theo dõi tiến triển của bệnh và theo dõi đáp ứng điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
- Phát hiện sớm tình trạng tái phát ở bệnh nhân có tiền sử ung thư tuyến tiền liệt điều trị ổn định.
Mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo thêm các loại xét nghiệm:
>> Xét nghiệm
> chỉ số AFP trong máu bao nhiêu là bình thường?
Yêu cầu khi đi xét nghiệm PSA
- Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh.
- Mẫu bệnh phẩm thường được lấy vào đầu buổi sáng, bệnh nhân cần nhịn ăn.
- Nếu muốn kết hợp khám tuyến tiền liệt bằng thăm trực tràng, cần lấy mẫu bệnh phẩm trước khi tiến hành thăm khám.
Các yếu tố làm thay đổi kết quả xét nghiệm PSA
- PSA tăng cao giả tạo sau khi thăm khám tuyến tiền liệt hay làm các thủ thuật như soi bàng quang, siêu âm qua đường hậu môn trực tràng, sinh thiết tuyến tiền liệt.
- Các thuốc ức chết 5-α-reductase có thể gây tác động tới nồng độ PSA ở một số bệnh nhân. Một số thuốc thường được sử dụng để điều trị tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính cũng có thể ảnh hưởng tới PSA.
- Các thuốc làm tăng nồng độ PSA: allopurinol.
- Các thuốc làm giảm nồng độ PSA: finasterid, buserelin, flutamid.
Giá trị bình thường của PSA
- PSA toàn phần: < 4 ng/mL hay < 4 µg/L
- PSA tự do: > 25% so với PSA toàn phần
Tăng nồng độ PSA khi nào?
Nguyên nhân chính thường gặp là:
- Các bệnh lý tuyến tiền liệt: phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, thiếu máu cục bộ tuyến tiền liệt.
- Các tác động cơ học tới tuyến tiền liệt: thăm khám và xoá ấn tuyến tiền liệt, soi bàng quang, sinh thiết bằng kim, cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu quản, chấn thương, xạ trị.
- Do thuốc (testosteron)
- Sau xuất tinh có thể gây tăng tạm thời trong vòng 48 giờ
- Các bệnh lý khác: xơ gan, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận cấp, nhồi máu cơ tim,…
Giảm nồng độ PSA khi nào?
Nguyên nhân chính thường gặp là:
- Sau xuất tinh trong vòng 24 – 48 giờ
- Cắt tinh hoàn
- Dùng thuốc kháng androgen
- Xạ trị
- Sau cắt tuyến tiền liệt
- PSA giảm 17% sau khi nằm viện 3 ngày
Mời Cô Chú, Anh chị tham khảo thêm các bài viết về dấu ấn ưng thư:
Chỉ số CA 19-9 tăng trong trường hợp nào, khi nào dẫn đến nguy hiểm?
◊ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng 2013, PGS.TS. Nguyễn Đạt Anh – DSCKII. Nguyễn Thị Hương.