CHÁN ĂN

Nhiều người nghĩ rằng cảm giác chán ăn hay biếng ăn chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, nhưng trên thực tế, triệu chứng chán ăn có thể biểu hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Các nguyên nhân có thể dẫn đến chán ăn rất đa dạng, từ các bệnh liên quan tâm lý, tâm thần cho tới bệnh thực thể. Khi Cô Bác, Anh Chị chán ăn, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo như sụt cân hay suy dinh dưỡng. Nếu không được điều trị, tình trạng chán ăn có thể trở nên nghiêm trọng, vì vậy rất cần thiết để tìm ra nguyên nhân đằng sau việc giảm sự thèm ăn để điều trị hiệu quả và kịp thời.

Tổng quan triệu chứng chán ăn

TỔNG QUAN VỀ TRIỆU CHỨNG CHÁN ĂN

Chán ăn là gì?

Chán ăn (tên tiếng Anh: anorexia) là tình trạng suy giảm khẩu vị, không hứng thú hoặc mất cảm giác thèm ăn, kể cả món yêu thích. Triệu chứng chán ăn khá phổ biến với các bệnh lý ở đường tiêu hóa, hệ nội tiết (đặc biệt là các tháng đầu thai kỳ ở phụ nữ) và có thể do rối loạn tâm lý nghiêm trọng như bệnh chán ăn tâm thần. Đôi khi, triệu chứng chán ăn cũng đi kèm theo cảm giác nhạt miệng, buồn nôn hoặc nôn khi thấy thức ăn.

Chán ăn là triệu chứng của bệnh gì?

Cảm giác biếng ăn hay chán ăn cũng có thể do các yếu tố như lo lắng, bệnh lý mạn tính, vệ sinh răng miệng kém, nhiệt độ cơ thể tăng do thời tiết nóng hoặc sốt, thay đổi vị giác hoặc khứu giác thường đi kèm với quá trình lão hóa. Chán ăn cũng có thể là kết quả của việc điều trị hoặc lạm dụng thuốc.

Theo thời gian, nếu triệu chứng chán ăn không được điều trị sẽ trở thành triệu chứng mạn tính. Biếng ăn trong thời gian ngắn hiếm khi gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng chán ăn kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như sụt cân, suy dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

NGUYÊN NHÂN GÂY TRIỆU CHỨNG Ợ NÓNG

Phân loại triệu chứng chán ăn

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, chứng biếng ăn thường được chia thành 2 loại chính là chán ăn do mất cảm giác thèm ăn và chán ăn do tâm lý.

  • Chán ăn do mất cảm giác thèm ăn (Loss of Appetite) là tình trạng giảm ham muốn ăn, nguyên nhân đến từ thuốc hoặc các bệnh lý có sẵn, khiến cơ thể không cảm thấy đói hoặc giảm cảm giác ngon miệng, người bệnh ăn ít, không muốn ăn, buồn nôn, nôn sau khi ăn,…
  • Chán ăn do tâm lý hay chán ăn tâm thần (Anorexia nervosa) là một chứng rối loạn ăn uống được biểu hiện bằng cảm giác sợ tăng cân bất thường, người bệnh vẫn sẽ cảm thấy đói và muốn ăn nhưng sẽ hạn chế tối đa lượng thức ăn nạp vào cơ thể để ngăn ngừa tăng cân. Nguyên nhân gây bệnh chán ăn tâm thần có thể đến từ các vấn đề tâm lý và cảm xúc từ bên ngoài như lo âu, trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, căng thẳng,…

Biếng ăn do mất cảm giác thèm ăn hay do tâm lý là hai bệnh lý khác biệt nhau, nhưng chúng đều có biểu hiện và các triệu chứng tương đối giống nhau. Vì vậy, Cô Bác, Anh Chị cần nhận biết rõ nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn của cơ thể để thay đổi và có phương pháp điều trị phù hợp.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA TRIỆU CHỨNG CHÁN ĂN LÀ GÌ?

Nguyên nhân gây ra triệu chứng chán ăn rất đa dạng, thường đến từ các rối loạn tâm lý, tác dụng phụ của các loại thuốc Cô Bác, Anh Chị đang sử dụng, vi khuẩn, virus hoặc biểu hiện của các bệnh lý nền.

Rối loạn trầm cảm

Rối loạn trầm cảm có thể khiến người bệnh mất cảm giác thèm ăn, không cảm thấy đói hoặc đôi khi quên ăn.

Các dấu hiệu và triệu chứng kèm theo triệu chứng chán ăn bao gồm kém tập trung, thiếu quyết đoán, hoang tưởng, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục, khó ngủ hoặc mất ngủ, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, tự ti và hạn chế giao tiếp xã hội.

Theo thời gian, các chứng rối loạn này có thể dẫn đến tình trạng sụt cân không mong muốn, suy dinh dưỡng và có thể tiến triển thành bệnh chán ăn tâm thần nếu không được điều trị.

Chán ăn tâm thần

Chán ăn tâm thần là một trong các hội chứng rối loạn ăn uống, đặc trưng bởi trọng lượng cơ thể sụt giảm bất thường, nỗi lo sợ tăng cân và nhận thức sai lệch về cân nặng. Bệnh chán ăn tâm thần còn được gọi là biếng ăn tâm lý.

Những người mắc chứng biếng ăn tâm lý thường rất coi trọng việc kiểm soát cân nặng và ngoại hình. Họ thường sử dụng những phương pháp giảm cân tiêu cực như hạn chế lượng thức ăn nạp vào trong cơ thể, kiểm soát lượng calo bằng cách nôn sau khi ăn, lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc hỗ trợ ăn kiêng, thuốc lợi tiểu, thuốc xổ hoặc có thể tập thể dục quá sức.

Các chứng rối loạn ăn uống không chỉ ảnh hưởng tâm lý mà còn đi kèm với những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các bộ phận quan trọng trong cơ thể và đe dọa đến tính mạng.

Ngoài ra, khi Cô Bác, Anh Chị căng thẳng, cơ thể sẽ phản ứng như đang gặp nguy hiểm và não bộ sẽ tiết ra một chất hóa học như adrenaline, một hợp chất khiến tim của Cô Bác, Anh Chị đập nhanh hơn và làm chậm quá trình tiêu hóa. Hợp chất hóa học này có thể kiềm chế sự thèm ăn của Cô Bác, Anh Chị, nhưng nó chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn.

Thuốc điều trị

Một số loại thuốc cũng sẽ khiến cơ thể Cô Bác, Anh Chị mệt mỏi, chán ăn hoặc giảm cảm giác thèm ăn như cocaine, heroin, amphetamine và các loại thuốc được kê đơn bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc điều trị nấm.
  • Thuốc giãn cơ.
  • Thuốc điều trị trầm cảm, đau nửa đầu, cao huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh Parkinson.
  • Codeine.
  • Morphin.
  • Thuốc hóa trị liệu.

Vì vậy, nếu có tình trạng chán ăn xuất hiện sau dùng thuốc, Cô Bác, Anh Chị cần thảo luận với bác sĩ của mình để điều chỉnh kịp thời.

Vi khuẩn và virus

Cảm giác biếng ăn có thể do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các bệnh nhiễm trùng khác xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Một vài bệnh nhiễm trùng bao gồm:

Cảm giác thèm ăn có thể trở lại bình thường sau khi điều trị hết bệnh.

Các Triệu Chứng Chán Ăn

Chán ăn là biểu hiện của bệnh gì?

Một số bệnh lý có thể gây ra cảm giác chán ăn do mất cảm giác thèm ăn như ung thư, viêm gan, suy thận, suy tim, HIV/AIDS, bệnh Alzheimer và một vài bệnh lý khác.

Ung thư

Biển hiện chán ăn trong thời gian dài, sụt cân không chủ đíchsuy nhược cơ thể là các triệu chứng phổ biến của các bệnh lý ung thư.

Khối u xuất hiện trong đường tiêu hóa có thể cản trở việc hấp thụ thức ăn, gây khó nuốt hoặc khiến người bệnh cảm thấy no mà không thèm ăn. Một số khối u lại sản sinh ra một loại hormone ảnh hưởng đến cách cơ thể nhận ra các cơn đói.

Các tác dụng phụ do một số phương pháp điều trị như xạ trị và hóa trị cũng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Hóa – xạ trị có thể khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, khó nuốt, khó nhai và lở miệng. Phần lớn các căn bệnh ung thư đều sẽ khiến người bệnh chán ăn, tuy nhiên các bệnh sau sẽ có triệu chứng chán ăn biểu hiện rõ nhất:

Do đó, thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ sẽ giúp Cô Bác, Anh Chị phát hiện các triệu chứng ung thư giai đoạn sớm ở hệ tiêu hóa, nâng cao hiệu quả điều trị.

Viêm gan

Viêm gan là bệnh nhiễm trùng gan lây nhiễm từ người sang người khi tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh. Nguyên nhân gây nhiễm trùng là do virus viêm gan gây ra, nếu không được điều trị gan sẽ bị tổn thương nặng, khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, nôn ói, mất cảm giác thèm ăn. Một số loại viêm gan như viêm gan A, B, C, E.

Suy thận

Những bệnh nhân bị suy thận thường sẽ xuất hiện tình trạng nhiễm độc niệu, tức là dư thừa protein trong máu. Loại protein này thường sẽ được thải ra ngoài thông qua nước tiểu, tuy nhiên nếu thận bị tổn thương sẽ mất khả năng lọc đúng cách. Tăng niệu có thể khiến người bệnh suy thận, buồn nôn, chán ăn, không muốn ăn, giảm cảm giác thèm ăn, thay đổi vị giác,…

Suy tim

Những người bị suy tim cũng có thể cảm thấy chán ăn, nguyên nhân là do lưu lượng máu của người bệnh đến hệ tiêu hóa ít hơn, gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Các bất thường này gây cảm giác khó chịu và ăn không ngon miệng, dẫn đến chán ăn.

HIV/AIDS

Chán ăn cũng là một trong những triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, có nhiều nguyên nhân gây biểu hiện chán ăn ở người nhiễm HIV và AIDS. Tuy nhiên, cả hai đều gây ra các vết lở loét trên miệng và đầu lưỡi, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, mất vị giác, lười ăn, chán ăn,…

Buồn nôn cũng có thể xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc điều trị HIV/AIDS, hãy khai báo với bác sĩ điều trị ngay khi xuất hiện các triệu chứng này. Bác sĩ có thể kê một loại thuốc riêng giúp người bệnh đối phó với biểu hiện buồn nôn.

Bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer cũng có thể dẫn đến chứng biếng ăn, nguyên nhân được chẩn đoán là do bệnh Alzheimer sẽ khiến người bệnh mắc chứng trầm cảm, khó khăn khi giao tiếp, đau đớn, khó nuốt, lâu ngày dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn.

Bên cạnh đó, bệnh Alzheimer cũng làm tổn thương vùng dưới đồi (là vùng não điều chỉnh cảm giác đói và thèm ăn), sự thay đổi về cảm giác thèm ăn có thể bắt đầu phát triển nhiều năm trước khi được chẩn đoán và trở nên rõ ràng hơn sau khi được chẩn đoán.

Chứng chán ăn cũng có thể xảy ra đối với những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer không hoạt động hoặc không đốt cháy đủ lượng calo trong ngày gây kích thích cảm giác đói và thèm ăn.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi sự giới hạn về luồng không khí đi vào phổi do viêm khi hít phải các chất khí độc hại, đặc biệt là khói thuốc lá. Triệu chứng thường xuất hiện là ho đờm, khó thở tiến triển qua nhiều năm, rì rào phế nang giảm, hơi thở ra kéo dài, thở khò khè. Đối với các trường hợp nặng có thể khiến người bệnh chán ăn, giảm cân, tràn khí màn phổi, suy tim hoặc suy hô hấp cấp.

Chán ăn và sụt cân là một biến chứng khi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng, nguyên nhân có thể là do việc giảm lượng calo nạp vào và tăng lưu hành các yếu tố hoại tử khối u TNF – alpha. Bên cạnh đó, COPD cũng gây ra các bệnh lý khác như trầm cảm, lo âu, trào ngược dạ dày – thực quản.

COPD được chẩn đoán là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 tại Mỹ, trong đó COPD ảnh hưởng đến 64 triệu người trên toàn thế giới và gây ra hơn 3 triệu trường hợp tử vong trong năm 2005. COPD đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới do sự gia tăng hút thuốc ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển cũng cao hơn các nước phát triển.

Một số nguyên nhân khác gây chán ăn

Ngoài các bệnh lý trên, một số nguyên nhân khác cũng khiến Cô Bác, Anh Chị cảm thấy chán ăn như:

  • Người lớn tuổi có thể do sử dụng nhiều loại thuốc cũng như những thay đổi của cơ thể khi lão hóa.
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tiên.
  • Người ám ảnh cân nặng, luôn nghĩ đến việc giảm cân.
  • Người bị rối loạn nội tiết tố như bệnh Addison.
  • Người bị cảm lạnh, cúm hoặc bị ốm: trong tình trạng này cơ thể sẽ giải phóng cytokine khiến Cô Bác, Anh Chị thấy mệt mỏi và không muốn ăn.
  • Người mắc các bệnh lý tiêu hóa dưới như hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh viêm ruột (IBD) bao gồm cả viêm đại tràng, bệnh Crohnbệnh táo bón,…
  • Người mắc bệnh lý tiêu hóa trên như rối loạn dạ dày, trào ngược axit, viêm dạ dày,…
  • Người mắc bệnh đái tháo đường: nếu người bệnh không kiểm soát tốt lượng đường trong máu, chúng có thể phá hủy các dây thần kinh trong cơ thể bao gồm dây thần kinh phế vị, điều khiển cơ dạ dày dẫn đến chứng liệt dạ dày, gây ra cảm giác chán ăn, đầy hơi.
  • Người bị chấn thương liên quan đến não bộ: trong một số trường hợp chấn thương sọ não nhẹ có thể khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, mất khứu giác hoặc vị giác dẫn đến biếng ăn, thức ăn không ngon miệng, nhạt miệng,…
  • Một số bệnh lý khác gây chán ăn như hen suyễn, ngộ độc thực phẩm, dị ứng, suy giáp, cường giáp,…

Xem thêm >>

Bảng chỉ số tiểu đường dành cho bệnh nhân đái tháo đường.

Acid uric là gì? Chỉ số acid uric bao nhiêu là bị bệnh gout?

CÁC BIỂU HIỆN ĐI KÈM VỚI TRIỆU CHỨNG CHÁN ĂN LÀ GÌ?

Chán ăn có thể đi kèm với các triệu chứng khác phụ thuộc vào bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng sức khỏe người bệnh. Các triệu chứng đi kèm chán ăn thường có liên quan đến đường tiêu hóa hoặc cũng có thể đến từ các cơ quan khác trong cơ thể.

Các triệu chứng đi kèm với chán ăn đến từ hệ tiêu hóa

Đối với các bệnh lý về hệ tiêu hóa, một số triệu chứng đi kèm chứng chăn ăn phổ biến như:

Các triệu chứng khác kèm theo chứng biếng ăn

Ngoài triệu chứng chán ăn, một số biểu hiện khác đến từ các cơ quan khác ngoài hệ tiêu hóa bao gồm:

  • Ho kéo dài và tiến triển theo thời gian.
  • Khó thở hoặc thở nhanh.
  • Cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu.
  • Cáu gắt, tâm trạng thay đổi.
  • Căng thẳng, lo lắng, phiền muộn kéo dài.
  • Khó chịu, hôn mê.
  • Sốt nhẹ kéo dài.
  • Mất khứu giác nhẹ hoặc hoàn toàn.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Nhịp tim nhanh.
Phương Pháp Điều Trị Chán Ăn

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Trong một số trường hợp, chán ăn có thể là triệu chứng nguy hiểm cần cấp cứu để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán. Hãy đến gặp bác sĩ tai bệnh viện/ phòng khám tiêu hóa nếu Cô Bác, Anh Chị gặp một trong những triệu chứng sau đây đi kèm với chán ăn, bao gồm:

  • Thay đổi mức độ nhận thức như mất tỉnh táo, bất tỉnh hoặc không phản ứng.
  • Giảm lượng nước tiểu.
  • Sốt cao hơn 39ºC.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Chóng mặt nghiêm trọng hoặc mất thăng bằng đột ngột.

Ngoài ra, chán ăn kéo dài hoặc kèm theo tình trạng sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên do cũng cần được thăm khám, tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG CHÁN ĂN

Khám sức khỏe tổng quát và đánh giá triệu chứng ban đầu là bước quan trọng trong chẩn đoán nguyên nhân của chứng chán ăn. Ngoài ra, các phương tiện cận lâm sàng cũng hỗ trợ bác sĩ hiểu rõ hơn tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bước đầu tiên giúp bác sĩ thu thập thông tin và đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh thông qua các triệu chứng lâm sàng. Cô Bác, Anh Chị cần cung cấp càng nhiều thông tin về sức khỏe tổng thể, tiền sử bệnh, lối sống, chế độ ăn uống càng giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ đặt ra một số câu hỏi liên quan đến chứng biếng ăn như:

  • Chứng chán ăn xuất hiện khi nào? Cô Bác có bất kỳ triệu chứng nào khác đi kèm không?
  • Cô Bác có tiền sử mắc bệnh lý tiêu hóa hoặc các bệnh khác không?
  • Cô Bác có thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá không?
  • Cô Bác có đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào không, bao gồm cả vitamin và thực phẩm bổ sung?
  • Gần đây cân nặng của Cô Bác có giảm không?
  • Điều gì khiến Cô Bác cảm thấy chán ăn?

Theo Hiệp hội Rối loạn Ăn uống Quốc gia của Mỹ (NEDA), các tiêu chí dưới đây có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý chán ăn tâm thần. Tuy nhiên, Hiệp hội cũng lưu ý rằng không phải tất cả các trường hợp mắc chứng chán ăn tâm thần đều sẽ đáp ứng với tất cả các tiêu chí này. 3 tiêu chí chẩn đoán chán ăn tâm thần bao gồm:

  • Người bệnh hạn chế năng lượng nạp vào dẫn đến trọng lượng cơ thể thấp đáng kể đối với từng độ tuổi, giới tính và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
  • Người bệnh rất sợ tăng cân hoặc béo lên mặc dù thể trạng đang rất gầy.
  • Những thay đổi trong cách nhận thức của người bệnh về cân nặng và ngoại hình, chúng ảnh hưởng quá mức đến cách nhìn nhận hình ảnh của bản thân hoặc bệnh nhân phủ nhận rằng trọng lượng cơ thể hiện tại của họ không phải là vấn đề nghiêm trọng.

Cận lâm sàng chẩn đoán

Dựa vào tiền sử bệnh, các đánh giá và sàng lọc trong bước khám lâm sàng, người bệnh có thể thực hiện một hoặc nhiều cận lâm sàng như xét nghiệm, nội soi tiêu hóa hoặc chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ có thể đánh giá tình trạng tổng quát và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Xét nghiệm

  • Xét nghiệm công thức máu.
  • Xét nghiệm chức năng gan, tuyến giáp và thận.
  • Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện các chất gây nghiện.

Trong một số trường hợp đặc biệt, người có dấu hiệu chán ăn sẽ được thử thai và xét nghiệm HIV.

Nội soi ống tiêu hóa

Nội soi tiêu hóa là phương pháp giúp bác sĩ quan sát và đánh giá tình trạng bên trong ống tiêu hóa khi có các nghi ngờ chán ăn do các tổn thương của hệ tiêu hóa.

Dựa vào các triệu chứng mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp nội soi khác nhau như:

  • Nội soi ống tiêu hóa trên (nội soi dạ dày) giúp quan sát thực quản, dạ dày và tá tràng.
  • Nội soi ống tiêu hóa dưới (nội soi đại – trực tràng) dùng để quan sát đại tràng, trực tràng và ống hậu môn.
  • Nội soi đại tràng sigma để quan sát đoạn cuối ruột kết và phần xa đại tràng.
  • Nội soi toàn bộ ống tiêu hóa giúp quan sát tổng thể ống tiêu hóa từ thực quản đến đoạn cuối hậu môn.
  • Nội soi ruột non: bác sĩ có thể sử dụng phương pháp bóng đôi hoặc bóng đơn.
  • Nội soi viên nang.

Chẩn đoán hình ảnh

Các chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng viêm và mức độ xâm lấn, kích thước, vị trí của các khối u ác tính. Một số chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định bao gồm:

  • Chụp X-quang
  • Chụp CT đầu, ngực, bụng hoặc xương chậu.
  • Chụp MRI
  • Siêu âm

CHÁN ĂN KÉO DÀI CÓ THỂ DẪN ĐẾN NHỮNG BIẾN CHỨNG NÀO?

Giảm cảm giác thèm ăn có thể do mắc các bệnh lý nghiêm trọng, vì thế nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và tổn thương vĩnh viễn. Một số biến chứng tiềm ẩn có thể sẽ xảy ra nếu Cô Bác, Anh Chị không điều trị chán ăn bao gồm:

  • Mất sức.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Giảm khả năng miễn dịch.
  • Tăng cường sự lây lan của nhiễm trùng hoặc các tế bào ung thư.
  • Thiếu hụt vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.
  • Nguy hiểm đến tính mạng.
  • Suy nhược cơ thể.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG CHÁN ĂN

Phương pháp điều trị chứng chán ăn đến từ bệnh lý thường tập trung vào nguyên nhân và điều trị tâm lý cho người bệnh như tạo cảm giác vui vẻ, kích thích vị giác, chăm sóc tại nhà, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.

Trong một số trường hợp đặc biệt như người bệnh mắc chứng chán ăn tâm lý, người bệnh cần đến gặp các chuyên gia tâm lý để được tư vấn cách chữa bệnh chán ăn.

Lưu ý: Cô Bác, Anh Chị không tự ý sử dụng hoặc thay thế các loại thuốc điều trị mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Chăm sóc tại nhà

Đối với các căn bệnh như ung thư hoặc bệnh mạn tính cần điều trị một thời gian dài thì sinh lý bệnh, thuốc điều trị và tình trạng sức khỏe sẽ ảnh hưởng đến vị giác, khứu giác, cảm giác thèm ăn của người bệnh. Vì vậy, Cô Bác, Anh Chị cần khuyến khích việc ăn uống, nấu những món người bệnh yêu thích hoặc thực hiện một trong những khuyến cáo sau:

  • Ăn 5 – 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì ăn 3 bữa lớn.
  • Theo dõi thời gian người bệnh cảm thấy đói nhất trong ngày và cố gắng cho bệnh nhân ăn vào những thời điểm này.
  • Ăn nhẹ bất cứ khi nào người bệnh cảm thấy đói, lựa chọn những loại thực phẩm chứa nhiều calo và protein như trái cây sấy khô, sữa chua, các loại hạt, bơ hạt, pho mát, trứng,… Bệnh nhân cũng có thể thử các loại đồ uống cung cấp protein lỏng hoặc thực phẩm bổ sung protein.
  • Ăn trong môi trường thoải mái, vui vẻ hoặc ăn cùng các thành viên trong gia đình.
  • Thử ăn các loại thức ăn mềm như khoai tây nghiền hoặc sinh tố nếu bệnh nhân chán ăn do đau.
  • Sử dụng các loại kẹo ngậm để kích thích tiết nước bọt.
  • Tránh uống nước trong khi ăn, chỉ uống từng ngụm nước nhỏ giúp cho bệnh nhân không cảm thấy no sớm hoặc hạn chế khô miệng, dễ nuốt. Cung cấp đủ nước cho cơ thể, tốt nhất là uống nước sau khi đã hoàn thành bữa ăn. Người bệnh cũng có thể thay thế nước lọc bằng các loại thức uống cung cấp chất khoáng hoặc chất điện giải, nhưng tránh xa nước ngọt có gas, thức uống có cồn.
  • Tập thể dục nhẹ và đều đặn mỗi ngày như đi bộ khoảng 20 phút trước bữa ăn cũng sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn.
  • Hạn chế cảm giác căng thẳng, mệt mỏi kéo dài và ngủ đủ giấc.

Bệnh nhân sẽ giảm cảm giác thèm ăn, không thấy đói, không muốn ăn nhưng điều quan trọng là phải cố gắng duy trì cân nặng hợp lý và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, nếu cảm thấy không thể tự thay đổi chế độ ăn uống, hãy đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và lập kế hoạch ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân.

Chăm sóc y tế

Đối với các bệnh nhân mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, cảm thấy mệt mỏi, đau đớn nghiêm trọng, mất khả năng vận động, người bệnh cần được nhập viện để bác sĩ và chuyên viên y tế theo dõi và điều trị. Một số chăm sóc y tế giúp điều trị chứng chán ăn như:

  • Giảm cảm giác thèm ăn dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, mất cân bằng điện giải, khoáng chất, người bệnh sẽ được cung cấp chất dinh dưỡng thông qua đường truyền tĩnh mạch hoặc qua đường ruột.
  • Bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc uống để kích thích sự thèm ăn như dronabinol và megestrol.
  • Thuốc chống trầm cảm: fluoxetine.
  • Sử dụng thuốc kê đơn giúp tăng cân với liều lượng thấp như oxandrolone.
  • Một số loại thuốc làm giảm các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn ói, ợ hơi,…
  • Nếu chán ăn do trầm cảm, căng thẳng, rối loạn ăn uống hoặc lạm dụng thuốc, bệnh nhân có thể được chuyển đến chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và điều trị bằng các liệu pháp tâm lý.
  • Chán ăn do các loại thuốc đặc trị có thể được điều trị bằng cách thay đổi liều lượng hoặc sử dụng một loại thuốc khác để thay thế.

CÂU HỎI TỔNG HỢP

Chán ăn (tên tiếng Anh: anorexia) là tình trạng suy giảm khẩu vị, không hứng thú hoặc mất cảm giác thèm ăn, kể cả món yêu thích. Triệu chứng chán ăn khá phổ biến với các bệnh lý ở đường tiêu hóa, hệ nội tiết (đặc biệt là các tháng đầu thai kỳ ở phụ nữ) và có thể do rối loạn tâm lý nghiêm trọng như bệnh chán ăn tâm thần. Đôi khi, triệu chứng chán ăn cũng đi kèm theo cảm giác nhạt miệng, buồn nôn hoặc nôn khi thấy thức ăn.

Nguyên nhân gây ra triệu chứng chán ăn rất đa dạng, thường đến từ các rối loạn tâm lý, tác dụng phụ của các loại thuốc Cô Bác, Anh Chị đang sử dụng, vi khuẩn, virus hoặc biểu hiện của các bệnh lý nền.

Một số căn bệnh có thể gây ra cảm giác chán ăn do mất cảm giác thèm ăn như ung thư, viêm gan, suy thận, suy tim, HIV/AIDS, bệnh Alzheimer và một vài bệnh lý khác.

Chán ăn có thể đi kèm với các triệu chứng khác phụ thuộc vào bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng sức khỏe người bệnh. Các triệu chứng đi kèm chán ăn thường có liên quan đến đường tiêu hóa hoặc cũng có thể đến từ các cơ quan khác trong cơ thể.

Khám sức khỏe tổng quát và đánh giá triệu chứng ban đầu là bước quan trọng trong chẩn đoán nguyên nhân của chứng chán ăn. Ngoài ra, các phương tiện cận lâm sàng cũng hỗ trợ bác sĩ hiểu rõ hơn tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo

  1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
  2. Amy Morin, LCSW. What Causes Lack of Appetite? 25 02 2021. https://www.verywellmind.com/what-to-do-when-you-have-no-appetite-4799769 (đã truy cập 10 15, 2021).
  3. Angela Morrow, RN. Where Did Your Appetite Go? 17 09 2020. https://www.verywellhealth.com/where-did-your-appetite-go-1132086 (đã truy cập 10 15, 2021).
  4. Blake, Kati. What Causes Loss of Appetite? 29 04 2019. https://www.healthline.com/health/appetite-decreased (đã truy cập 10 15, 2021).
  5. Cancer.Net Editorial Board. Appetite Loss. 04 2020. https://www.cancer.net/coping-with-cancer/physical-emotional-and-social-effects-cancer/managing-physical-side-effects/appetite-loss (đã truy cập 10 15, 2021).
  6. Carol DerSarkissian, MD. Reasons You’re Not Hungry. 20 12 2020. https://www.webmd.com/digestive-disorders/ss/slideshow-reasons-not-hungry (đã truy cập 10 15, 2021).
  7. Healthgrades Editorial Staff and Susan McBratney, PhD. Loss of Appetite. 01 07 2021. https://www.healthgrades.com/right-care/symptoms-and-conditions/loss-of-appetite (đã truy cập 10 15, 2021).
  8. Higuera, Valencia. Anorexia (Loss of Appetite). 18 09 2019. https://www.healthline.com/health/anorexia (đã truy cập 10 15, 2021).
  9. Jonathan Gotfried, MD. Loss of Appetite. 03 2020. https://www.msdmanuals.com/home/digestive-disorders/symptoms-of-digestive-disorders/loss-of-appetite (đã truy cập 10 15, 2021).
  10. Mayo Clinic Staff. Eating disorders. 22 02 2018. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/eating-disorders/symptoms-causes/syc-20353603 (đã truy cập 10 15, 2021).
  11. Robert A. Wise, MD. Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD). 05 2020. https://www.msdmanuals.com/home/lung-and-airway-disorders/chronic-obstructive-pulmonary-disease-copd/chronic-obstructive-pulmonary-disease-copd (đã truy cập 10 15, 2021).
  12. Sissons, Beth. What causes a loss of appetite? 17 12 2018. https://www.medicalnewstoday.com/articles/324011 (đã truy cập 10 15, 2021).
  13. The American Cancer Society medical and editorial content team. Loss of Appetite. 01 02 2020. https://www.cancer.org/treatment/treatments-and-side-effects/physical-side-effects/eating-problems/poor-appetite.html (đã truy cập 10 15, 2021).

TIN SỨC KHỎE

Tổng hợp tin sức khỏe tiêu hóa, cẩm nang sức khỏe tiêu hóa. Nếu nội dung Quý khách quan tâm chưa có, Quý khách có thể liên hệ để đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn.

Đặt Lịch Khám Endo Clinic

Endo Clinic

Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H)
VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H)

0939 01 01 01

ĐẶT LỊCH NỘI SOI TIÊU HÓA

Đặt lịch nội soi hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

    Có Bảo Hiểm Y Tế

    ĐẶT LỊCH KHÁM TIÊU HÓA

    Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

      Có Bảo Hiểm Y Tế

      Đặt Lịch Khám Endo Clinic

      Endo Clinic

      Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

      THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H)
      VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H)

      0939 01 01 01