NUỐT VƯỚNG

Nuốt vướng là cảm giác tồn tại một khối u hoặc một vật gì đó mắc trong cổ họng, tạo cảm giác khó chịu khi nuốt nhưng không đau. Cảm giác vướng ở cổ họng xuất hiện thường xuyên, dai dẳng hoặc không liên tục gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người gặp phải.

TỔNG QUAN TRIỆU CHỨNG NUỐT VƯỚNG

Theo thống kê của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ năm 2012, nuốt vướng là một triệu chứng phổ biến chiếm khoảng 4% trường hợp người bệnh đến các phòng khám tai mũi họng khi có triệu chứng. Có đến 46% người khỏe mạnh gặp phải chứng nuốt vướng, với tỷ lệ mắc cao nhất là ở tuổi trung niên.

NGUYÊN NHÂN GÂY TRIỆU CHỨNG NUỐT VƯỚNG
Triệu chứng nuốt vướng

TỔNG QUAN VỀ TRIỆU CHỨNG NUỐT NGHẸN

Nuốt vướng không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một bệnh lý, triệu chứng có thể tạm thời và sẽ tự biến mất sau khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nuốt vướng do bệnh lý, rối loạn chức năng họng sẽ xuất hiện thường xuyên hoặc tiến triển nặng hơn, gây khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống và hô hấp.

Nuốt vướng là gì?

Nuốt vướng (tên tiếng Anh: globus pharyngeus) là cảm giác như có khối u hoặc vật gì đó kẹt trong cổ họng, tạo cảm giác khó chịu khi nuốt nhưng không đau. Triệu chứng nuốt vướng có thể gần giống cảm giác trầy xước, đau nhói, căng cứng hoặc giống như có một viên thuốc bị mắc kẹt trong cổ họng.

Dù triệu chứng nuốt vướng khác với cảm giác khó nuốt hay nuốt nghẹn nhưng vẫn dễ bị nhầm lẫn hoặc người bệnh lo lắng sẽ bị nghẹn khi nuốt. Triệu chứng nuốt vướng có thể sẽ tạm thời biến mất khi uống nước hoặc sau khi ăn.

Nuốt vướng ở cổ họng là triệu chứng bệnh gì?

Căng thẳng, lo lắng quá mức và các triệu chứng tâm lý có thể gây ra tình trạng nuốt vướng được gọi là loạn cảm họng (tên tiếng Anh: globus hystericus). Loạn cảm họng là tình trạng người bệnh khi nuốt cảm thấy nghẹn ở cổ dù không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như sưng hoặc đau.

 

Nuốt vướng có thể bao gồm cả nguyên nhân tâm lý lẫn bệnh lý, do đó người bệnh không nên nhầm lẫn với các triệu chứng khác. Cô Bác, Anh Chị nên thăm khám y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị phù hợp.

NGUYÊN NHÂN GÂY TRIỆU CHỨNG NUỐT VƯỚNG

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh gây triệu chứng nuốt vướng ở cổ vẫn chưa được xác định rõ. Một số nghiên cứu gợi ý tăng áp lực trên sụn nhẫn (cơ thắt thực quản trên) hoặc vận động bất thường ở vùng hạ hầu xảy ra trong thời gian xuất hiện triệu chứng. Cảm giác nuốt bị vướng có thể do bệnh lý như trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) hoặc rối loạn tâm lý. Ngoài ra, nuốt vướng có thể là triệu chứng của trạng thái cảm xúc nhất định và không liên quan đến các yếu tố căng thẳng hoặc rối loạn tâm lý cụ thể.

Các nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến chứng nuốt vướng, bao gồm:

  • Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
  • Rối loạn chức năng cơ vòng thực quản trên (UES)
  • Rối loạn vận động thực quản
  • Viêm họng hạt
  • Các bệnh lý ung thư tiêu hóa trên
  • Viêm nắp thanh môn
  • Bệnh lý về tuyến giáp
  • Rối loạn cơ xương
  • Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan
  • Túi thừa thực quản
  • Yếu tố tâm lý
  • Nguyên nhân gây nuốt vướng ít phổ biến khác

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản

Trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng dịch axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng. Axit dạ dày có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản gây viêm dẫn đến nuốt vướng và các triệu chứng khác như ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn,… Trào ngược dạ dày – thực quản và trào ngược thanh quản là bệnh lý tiêu hóa phổ biến gây cảm giác nuốt vướng ở cổ họng.

endoclinic.vn là phòng khám nội soi dạ dày tại TPHCM hiếm hoi ứng dụng hệ thống máy nội soi tiên tiến từ các hãng như Olympus, Fujifilm, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý ống tiêu hóa. Đặt lịch hẹn ngay với bác sĩ tại phòng khám nội soi dạ dày endoclinic.vn để được tư vấn về tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Rối loạn chức năng cơ vòng thực quản trên (UES)

Rối loạn chức năng cơ vòng thực quản trên (UES) cũng được cho là nguyên nhân gây cảm giác nuốt vướng. Tăng áp lực cơ vòng thực quản trên được phát hiện ở những người bệnh thường xuyên nuốt vướng.

Rối loạn vận động thực quản

Rối loạn vận động thực quản là một nguyên nhân có thể gây ra hoặc là một yếu tố góp phần dẫn đến triệu chứng nuốt vướng. Có khoảng 6% đến 90% người bệnh xuất hiện chứng nuốt vướng do rối loạn vận động thực quản. Đo áp lực thực quản cho thấy những bất thường ở 67% người bệnh cảm thấy nuốt vướng, trong đó rối loạn nhu động thực quản là thường gặp nhất.

Viêm họng hạt

Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng mạn tính, gây cảm giác vướng ở họng như có đờm. Có nhiều nguyên nhân gây kích ứng như viêm họng, viêm amidan và viêm xoang mạn tính làm dịch chảy từ các xoang xuống thành sau họng khiến niêm mạc họng bị lớp chất nhầy bao phủ, không thực hiện được chức năng làm sạch, tăng nhạy cảm vùng hầu họng.

Các bệnh lý ung thư tiêu hóa trên

Các bệnh lý ung thư như ung thư hạ họng, ung thư thực quản,… có thể gây nên chứng nuốt vướng. Cần tầm soát ung thư tiêu hóa ở họng hoặc thực quản ở những người bệnh có cảm giác nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng hoặc nuốt nước bọt vướng như có khối u. Đặc biệt ở những trường hợp có các triệu chứng nguy cơ cao như sụt cân không rõ nguyên nhân, khó nuốt, đau họng,…

Viêm nắp thanh môn

Viêm nắp thanh môn là tình trạng viêm nhiễm tại chỗ xảy ra ở nắp thanh môn và các cấu trúc lân cận như thanh quản, vùng hầu họng. Viêm nắp thanh môn gây viêm sưng biểu mô ở dưới đáy lưỡi hoặc thành sau họng gây ra triệu chứng nuốt vướng.

Bệnh lý về tuyến giáp

Khoảng 1/3 người bệnh có khối u tuyến giáp đều xuất hiện triệu chứng nuốt vướng, nhưng những triệu chứng này thường giảm dần theo thời gian. Một số báo cáo cho rằng phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp có thể cải thiện triệu chứng nuốt vướng.

Rối loạn cơ xương

Nhược cơ (tên tiếng Anh: myasthenia gravis) là bệnh lý thần kinh cơ mạn tính đặc trưng bởi tình trạng yếu cơ xảy ra từng đợt hoặc liên tục với nhiều mức độ khác nhau. Một số người bệnh nhược cơ có thể gặp các vấn đề ở cơ cổ họng gây ra cảm giác nuốt vướng ở cổ họng.

Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan

Bạch cầu ái toan là các tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng. Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan xảy ra do cơ thể phản ứng quá mức với chất gây dị ứng hoặc dòng trào ngược axit dạ dày.

Túi thừa thực quản

Túi thừa Zenker chứa đầy thức ăn và có thể trào ngược lên khi người bệnh gập người hoặc nằm xuống. Trong một số trường hợp hiếm gặp, túi thừa phát triển lớn có thể gây nuốt vướng, khó nuốt và đôi khi sờ thấy khối u ở cổ. Người bệnh nên đến thăm khám bác sĩ tại bệnh viện, phòng khám nội soi để được bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý.

Yếu tố tâm lý

Một số vấn đề tâm lý như lo lắng, căng thẳng và trầm cảm kéo dài có thể gây nuốt cảm giác bị vướng. Tuy nhiên, triệu chứng này thường không quá nghiêm trọng và có thể biến mất nếu trạng thái tâm lý được cải thiện.

Nguyên nhân gây nuốt vướng ít phổ biến khác

Một số nguyên nhân ít gặp hơn có thể dẫn đến tình trạng nuốt vướng, bao gồm:

  • Hội chứng Eagle (Eagle’ syndrome) thường gây nên tình trạng nuốt vướng như bị hóc dị vật. Nguyên nhân là do sự chèn ép lên động mạch cảnh trong và các cấu trúc xung quanh.
  • Các bệnh lý làm khô tuyến nước bọt như hội chứng Sjogren, bệnh đái tháo đường, sau xạ trị vùng đầu cổ,…
  • Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm (Temporomandibular joint disorder).
Các Triệu Chứng Nuốt Vướng

CÁC TRIỆU CHỨNG KÈM THEO NUỐT VƯỚNG

Các triệu chứng không liên quan đến nuốt, không gây đau, cảm giác khó nuốt hoặc cảm giác dính thức ăn ở họng của người bệnh trong khi thăm khám không ghi nhận bất thường gợi ý triệu chứng nuốt vướng.

Các triệu chứng tiêu hóa có thể xảy ra cùng với nuốt vướng

Nuốt vướng có thể kèm theo các triệu chứng tiêu hóa khác do bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), bao gồm:

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Cô Bác, Anh Chị không nên tự mua thuốc uống hay cố gắng chịu đựng vì triệu chứng nuốt vướng kéo dài không thuyên giảm gợi ý nguyên nhân đến từ các bệnh lý nguy hiểm. Khi đó Cô Bác, Anh Chị cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu và triệu chứng kèm theo cảm giác nuốt vướng cần được thăm khám ngay, bao gồm:

  • Đau vùng cổ hoặc họng
  • Sụt cân
  • Khởi phát đột ngột sau tuổi 50
  • Nôn ói
  • Đau khi nuốt, nuốt nghẹn hoặc khó nuốt
  • Trào ngược thức ăn
  • Yếu cơ vùng cổ họng hoặc các cơ quan khác trên cơ thể
  • Sờ hoặc nhìn thấy khối u xung quanh cổ họng
  • Các triệu chứng tiến triển nghiêm trọng hơn
  • Sốt hoặc sưng hạch bạch huyết gợi ý tình trạng nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác
Phương Pháp Điều Trị Nuốt Vướng

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG NUỐT VƯỚNG

Bác sĩ có thể chẩn đoán, khám triệu chứng nuốt vướng dựa vào các dấu hiệu của tổn thương vùng họng, khối u hoặc sự xuất hiện của dị vật trong thực quản. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ không thể tìm ra được nguyên nhân cụ thể khiến Cô Bác, Anh Chị cảm thấy vướng khi nuốt, ví dụ như các rối loạn cơ do tâm lý.

Về cơ bản, nuốt vướng là một rối loạn lành tính có thể do nhiều nguyên nhân, việc chẩn đoán tình trạng nuốt vướng thường được bác sĩ kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng để tìm ra các dấu hiệu hoặc bệnh lý ác tính khí huyết trên.

Khám lâm sàng

Bước đầu tiên để tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng quát và xem xét tiền sử bệnh có liên quan đến chứng trào ngược axit, vấn đề tâm lý hoặc các bệnh lý thực quản.

Bác sĩ sẽ tổng hợp các triệu chứng, dấu hiệu để phân biệt tình trạng nuốt vướng và nuốt khó, từ đó có thể chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh là các rối loạn cấu trúc, rối loạn nhu động thực quản hoặc rối loạn tâm lý. Vì vậy, Cô Bác, Anh Chị cần theo dõi các triệu chứng và mô tả chi tiết với bác sĩ để giúp kết quả chẩn đoán chính xác.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ thu thập thông tin tình trạng sức khỏe và các triệu chứng của người bệnh thông qua một số câu hỏi như:

  • Các triệu chứng của Cô Bác, Anh Chị bắt đầu từ khi nào và chúng có xuất hiện liên tục hay không?
  • Cô Bác, Anh Chị có đang gặp khó khăn khi nuốt không?
  • Trong khi ăn có dễ bị sặc, ho hoặc nghẹn không?
  • Cô Bác, Anh Chị có tiền sử mắc bệnh liên quan đến thực quản, rối loạn cơ, tắc nghẽn vật lý hoặc ung thư thực quản – dạ dày không?

Cận lâm sàng chẩn đoán

Sau khi khám sức khỏe tổng quát, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi thực quản hoặc nội soi mũi họng. Bệnh nhân có các triệu chứng, dấu hiệu nuốt vướng điển hình thường không cần thực hiện quá nhiều xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng nuốt vướng đi kèm với các dấu hiệu nghiêm trọng khác như đau họng, nuốt vướng, đau khi nuốt, khó nuốt, tắc nghẽn, đau mắt, sụt cân không rõ nguyên nhân, khàn giọng,… thì Cô Bác, Anh Chị cần thực hiện thêm các cận lâm sàng khác để đánh giá chi tiết hơn.

Xét nghiệm

  • Xét nghiệm đo độ pH thực quản sẽ giúp bác sĩ xác định thời gian trào ngược cũng như xác định tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản có ảnh hưởng đến chức năng nuốt không.
  • Đo trở kháng nội mạc đa kênh 24 giờ (MII): giúp làm tăng năng suất chẩn đoán của xét nghiệm đo pH tiêu chuẩn, MII có thể xác định các triệu chứng trào ngược dạ dày kể cả khi dịch trào ngược không phải là axit, đồng thời xét nghiệm này cũng có thể phân biệt trào ngược ở thể lỏng hoặc thể khí.

Nội soi tiêu hóa

Nội soi tiêu hóa là tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa với độ chính xác cao. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành:

  • Nội soi thực quản: Một ống nội soi mỏng được gắn camera nhỏ được đưa vào miệng xuống thực quản, giúp bác sĩ quan sát trực quan tình trạng của thực quản.
  • Nội soi sợi quang đánh giá nuốt (Phương pháp FEES): bác sĩ có thể kiểm tra chức năng nuốt thông qua một ống nội soi mềm có gắn camera đặc biệt được đưa qua đường mũi.

Nội soi thực quản có thể lấy mẫu sinh thiết phụ thuộc vào tình trạng bệnh hoặc nghi ngờ của bác sĩ trong quá trình nội soi. Các mẫu sinh thiết giúp xác định tình trạng viêm loét hoặc các khối u có nguy cơ phát triển thành ung thư không.

Chẩn đoán hình ảnh

  • Nuốt Bari được khuyến cáo chỉ nên sử dụng cho các bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh thoát vị hoành, trào ngược dạ dày – thực quản hoặc co thắt hầu họng. Ngoài ra, phương pháp nuốt Bari thường không thể xác định được nguyên nhân dẫn đến triệu chứng nuốt vướng điển hình.
  • Chụp X-quang ngực – cổ giúp phát hiện vị trí dị vật trong thực quản và phế quản gây vướng khi nuốt.
  • Chụp X-quang với chất cản quang: dung dịch Bari được phủ lên toàn bộ thực quản giúp hình ảnh hiện rõ trên phim chụp X-quang, dựa vào đó bác sĩ có thể thấy những bất thường bên trong lòng thực quản, vị trí tắc, chiều dài đoạn tắc cũng như đánh giá được hoạt động co bóp của các cơ thực quản.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): được đánh giá cao hơn so với chụp X-quang, đặc biệt là trong việc chẩn đoán ung thư. Chụp CT thực quản có thể phát hiện vị trí, tình trạng di căn và kích thước của khối u thực quản lành tính hoặc ác tính (ung thư).
  • Ngoài ra, chụp MRI cũng có thể được chỉ định để tạo hình chi tiết các cơ quan và mô thực quản, giúp bác sĩ có thể đánh giá tổng quan và chính xác.

Đánh giá chức năng

  • Đánh giá chức năng nuốt: Cô Bác, Anh Chị được yêu cầu nuốt các loại thực phẩm có phủ Bari với thành phần khác nhau. Phương pháp này giúp cung cấp hình ảnh thức ăn, chất lỏng di chuyển qua hầu họng xuống thực quản. Hình ảnh sẽ cho bác sĩ thấy các bất thường trong sự phối hợp của cơ miệng và cổ họng khi Cô Bác, Anh Chị nuốt. Phương pháp này thường được thực hiện chung với nội soi sợi quang qua đường mũi.
  • Đo áp lực thực quản (esophageal manometry): một ống nhỏ được đưa vào thực quản và nối với một máy ghi áp suất để đo mức độ co thắt cơ của thực quản khi Cô Bác, Anh Chị nuốt. Áp kế là công cụ hữu ích để xác định các bất thường và rối loạn của cơ thắt thực quản, biên độ co cơ thực quản và chuỗi nhu động.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG NUỐT VƯỚNG

Triệu chứng nuốt vướng thường không có phương pháp điều trị đặc hiệu và đa số không cần điều trị. Đây là triệu chứng thường gặp và không gây nguy hiểm. Bên cạnh đó, chứng nuốt vướng có thể tái phát khi người bệnh bị áp lực hoặc rối loạn lo âu. Tuy nhiên, nếu nuốt thấy vướng ở cổ được chẩn đoán do các bệnh lý cụ thể gây ra thì phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe khác nhau ở mỗi người bệnh.

Một số phương pháp điều trị nuốt vướng phụ thuộc vào nguyên nhân như:

  • Điều trị nuốt vướng do bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, trào ngược thanh quản: sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) hoặc thuốc kê đơn bao gồm thuốc kháng axit dạ dày, thuốc ức chế axit dạ dày và thuốc ức chế bơm proton (PPI). Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt mang lại hiệu quả điều trị cho người bệnh.
  • Điều trị tình trạng viêm xoang mạn tính để hạn chế chảy dịch mũi sau.
  • Viêm Amidan quá phát có hốc bã đậu tái phát có thể phải phẫu thuật cắt bỏ.
  • Cắt mỏm trâm nếu có tình trạng mỏm trâm dài và gây triệu chứng nuốt vướng thường xuyên.
  • Kiểm tra bệnh lý tuyến giáp.
  • Điều trị các triệu chứng rối loạn tâm lý như kỹ thuật thư giãn/ trị liệu bằng lời nói và ngôn ngữ, liệu pháp hành vi nhận thức, thuốc chống trầm cảm.

CÂU HỎI TỔNG HỢP

Nuốt vướng (tên tiếng Anh: globus pharyngeus) là cảm giác như có khối u hoặc vật gì đó kẹt trong cổ họng, tạo cảm giác khó chịu khi nuốt nhưng không đau. Triệu chứng nuốt vướng có thể gần giống cảm giác trầy xước, đau nhói, căng cứng hoặc giống như có một viên thuốc bị mắc kẹt trong cổ họng.

Nguyên nhân nuốt vướng ở cổ vẫn chưa được xác định rõ hoặc do cơ chế sinh lý nào gây ra triệu chứng nuốt vướng. Một số nghiên cứu gợi ý tăng áp lực trên sụn nhẫn (cơ thắt thực quản trên) hoặc vận động bất thường ở vùng hạ hầu xảy ra trong thời gian xuất hiện triệu chứng. Cảm giác nuốt bị vướng có thể do bệnh lý như trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) hoặc rối loạn tâm lý. Ngoài ra, nuốt vướng có thể là triệu chứng của trạng thái cảm xúc nhất định và không liên quan đến các yếu tố căng thẳng hoặc rối loạn tâm lý cụ thể.

Các dấu hiệu và triệu chứng kèm theo cảm giác nuốt vướng cần được thăm khám ngay, bao gồm:

  • Đau vùng cổ hoặc họng
  • Sụt cân
  • Khởi phát đột ngột sau tuổi 50
  • Nôn ói
  • Đau khi nuốt, nuốt nghẹn hoặc khó nuốt
  • Trào ngược thức ăn
  • Yếu cơ vùng cổ họng hoặc các cơ quan khác trên cơ thể
  • Sờ hoặc nhìn thấy khối u xung quanh cổ họng
  • Các triệu chứng tiến triển nghiêm trọng hơn
  • Sốt hoặc sưng hạch bạch huyết gợi ý tình trạng nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác

Bác sĩ có thể chẩn đoán, khám triệu chứng nuốt vướng dựa vào các dấu hiệu của tổn thương vùng họng, khối u hoặc sự xuất hiện của dị vật trong thực quản. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ không thể tìm ra được nguyên nhân cụ thể khiến Cô Bác, Anh Chị cảm thấy vướng khi nuốt, ví dụ như các rối loạn cơ do tâm lý.

Về cơ bản, nuốt vướng là một rối loạn lành tính có thể do nhiều nguyên nhân, việc chẩn đoán tình trạng nuốt vướng thường được bác sĩ kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng để tìm ra các dấu hiệu hoặc bệnh lý ác tính khí huyết trên.

Triệu chứng nuốt vướng thường không có phương pháp điều trị đặc hiệu và đa số không cần điều trị. Đây là triệu chứng thường gặp và không gây nguy hiểm. Bên cạnh đó, chứng nuốt vướng có thể tái phát khi người bệnh bị áp lực hoặc rối loạn lo âu. Tuy nhiên, nếu nuốt thấy vướng ở cổ được chẩn đoán do các bệnh lý cụ thể gây ra thì phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe khác nhau ở mỗi người bệnh.

Tài liệu tham khảo

  1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
  2. Bong Eun Lee, Gwang Ha Kim. “Globus pharyngeus: A review of its etiology, diagnosis and treatment” National Center for Biotechnology Information, U.S. National Library of Medicine. 05 28 2012. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3360444/ (đã truy cập 11 05,2021).
  3. Norton J. Greenberger. Cảm giác có khối trong họng. 03 2016. https://www.msdmanuals.com/vi/chuyên-gia/rối-loạn-tiêu-hóa/các-triệu-chứng-rối-loạn-tiêu-hóa/cảm-giác-có-khối-trong-họng (đã truy cập 11 05,2021).
  4. Zawn Villines. What is globus pharyngeus? Biên tập bởi Alana Biggers. 01 24 2020. https://www.medicalnewstoday.com/articles/318633 (đã truy cập 11 05,2021).

TIN SỨC KHỎE

Tổng hợp tin sức khỏe tiêu hóa, cẩm nang sức khỏe tiêu hóa. Nếu nội dung Quý khách quan tâm chưa có, Quý khách có thể liên hệ để đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn.

Đặt Lịch Khám Endo Clinic

Endo Clinic

Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H)
VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H)

0939 01 01 01

ĐẶT LỊCH NỘI SOI TIÊU HÓA

Đặt lịch nội soi hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

    Có Bảo Hiểm Y Tế

    ĐẶT LỊCH KHÁM TIÊU HÓA

    Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

      Có Bảo Hiểm Y Tế

      Đặt Lịch Khám Endo Clinic

      Endo Clinic

      Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

      THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H)
      VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H)

      0939 01 01 01