Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Khi nào thì cần nội soi soi dạ dày? Khi nhận thấy các triệu chứng bất ổn về đường tiêu hóa trên như: đau ở vùng xương ức, vị trí thượng vị dạ dày, ợ chua, ợ hơi,… nhiều người vẫn có thói quen tự mua thuốc điều trị. Sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ tiềm tàng nhiều rủi ro, không chỉ không khỏi mà bệnh còn có thể tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm. Nội soi dạ dày là phương pháp an toàn, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác các bệnh lý ở tiêu hóa trên để từ đó có hướng điều trị kịp thời.

Giải thích thuật ngữ

Nội soi dạ dày là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trong y tế thì thuật ngữ chính xác của nó là nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng.

Trong bài viết này, tác giả sẽ sử dụng thuật ngữ nội soi dạ dày với mục đích tiếp cận được với nhiều đọc giả hơn.

Khi nào cần nội soi dạ dày?

Nội soi dạ dày hay nội soi bao tử là thủ thuật đưa ống soi (mềm, kích thước nhỏ, trên đầu có gắn chiếu sáng và camera thu hình) vào bên trong đường tiêu hóa, mục đích để quan sát thực quản, dạ dày, hành tá tràng và tá tràng.

Những trường hợp nên nội soi dạ dày gồm:

  • Có các triệu chứng về tiêu hóa: Xuất hiện các cơn đau thượng vị, buồn nôn hoặc nôn, đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài ra máu, thường xuyên ợ chua, ợ hơi, chán ăn, khó tiêu, cảm giác trào ngược,…
  • Cần theo dõi và điều trị bệnh lý ống tiêu hóa trên: Người từng bị đau dạ dày, hoặc từng điều trị các bệnh lý liên quan đến thực quản – dạ dày – tá tràng, hoặc trong gia đình có người có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày như nhiễm khuẩn Hp, viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng,…
  • Có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lý tiêu hóa: Người thừa cân, béo phì, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích,…
  • Tầm soát ung thư và theo dõi sức khỏe tổng quát định kỳ: Nội soi dạ dày được thực hiện nhằm phát hiện các bệnh liên quan đến tiêu hóa, dạ dày; phát hiện vi khuẩn Hp,… Người khỏe mạnh, không có triệu chứng, không được chỉ định cũng có thể tự nguyện đăng ký nội soi với mục đích phát hiện, điều trị sớm các bệnh lý tiêu hóa (nếu có) hoặc tầm soát ung thư dạ dày.
khi nào cần nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày là phương pháp giúp bác sĩ quan sát niêm mạc ống tiêu hóa trên để chẩn đoán bệnh lý (Ảnh minh họa sưu tầm).

>> Khi nào cần thực hiện nội soi dạ dày? – Mời Cô Chú, Anh Chị cùng lắng nghe thêm những chia sẻ của bác sĩ Endo Clinic:

7 triệu chứng bác sĩ khuyên nên đi nội soi dạ dày

Nếu cơ thể có các triệu chứng tiêu hóa bất thường thì có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nội soi dạ dày để chẩn đoán chính xác bệnh lý mà Quý khách hàng đang mắc phải.

7 triệu chứng bác sĩ khuyên nên đi nội soi dạ dày gồm:

  • Đau thượng vị
  • Buồn nôn, nôn sau khi ăn
  • Ợ chua, ợ nóng kéo dài
  • Khó tiêu, đầy bụng sau ăn
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Thiếu máu không rõ nguyên nhân
  • Ói ra máu, đi cầu phân đen

Dưới đây là các biểu hiện của triệu chứng mà Cô Chú, Anh Chị cần chú ý:

Đau thượng vị

Đau thượng vị là cơn đau xuất hiện ở giữa 2 bên xương sườn, dưới xương ức và trên rốn. Do đó, phần lớn các nguyên nhân chính gây đau thượng vị đến từ các bệnh lý thuộc đường tiêu hóa trên như thực quản, dạ dày và một phần tá tràng.

Một số bệnh lý có thể gây đau thượng vị bao gồm: chứng khó tiêu, trào ngược dạ dày – thực quản, viêm thực quản, thoát vị cơ hoành, viêm ruột thừa, không dung nạp lactose, ung thư dạ dày,…

Buồn nôn, nôn sau khi ăn

Buồn nôn hoặc nôn ói sau khi ăn là phản ứng tự vệ của dạ dày, nhằm mục đích tống các tác nhân gây hại ra ngoài. Triệu chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, với nhiều mức độ từ nhẹ (khi người bệnh chỉ cảm thấy khó chịu trong dạ dày) cho đến nặng (khi người bệnh cảm thấy khó chịu kéo dài) kèm theo nôn trớ, nôn ói, đau bụng,…

Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn có thể liên quan tới hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, thai kỳ, tình trạng nhiễm trùng,… Tuy nhiên, để xác định nguyên nhân gây tình trạng này, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Ợ chua, ợ nóng kéo dài

Ợ chuaợ nóng là tình trạng thường gặp, nguyên nhân do axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, gây viêm thanh quản, viêm họng. Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng gây ợ nóng như viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày, sỏi mật, bệnh tim mạch,…

Khó tiêu, đầy bụng sau ăn

Tình trạng này không hiếm gặp, nhưng đừng xem thường, bởi rất có thể đó là triệu chứng của các bệnh lý tiêu hóa, như: trào ngược dạ dày – thực quản, viêm và loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày,… Các bệnh rối loạn chuyển hóa, như: cường giáp, đái tháo đường,… hoặc do nhiễm vi khuẩn Hp.

khó tiêu, đầy bụng lâu khỏi cần đi nội soi dạ dày
Một số bệnh tiêu hóa thường xuất hiện dấu hiệu khó tiêu, đầy bụng sau ăn (Ảnh minh họa sưu tầm).

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Nếu thấy trọng lượng cơ thể sụt giảm khoảng 5% so với tổng cân nặng trong thời gian từ 6 – 12 tháng mà không do thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen tập thể dục, không bao gồm sụt cân do một bệnh lý đã biết hay do tác động của điều trị (ví dụ: điều trị lợi tiểu trong suy tim) thì Quý khách hàng nên đi khám.

Sụt cân không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiêu hóa lành tính (loét dạ dày – tá tràng, bệnh Celiac, bệnh viêm ruột,..), bệnh ác tính (ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư trực tràng, ung thư tá tràng, ung thư phổi,…) và một số bệnh nội tiết, nhiễm trùng,…

Thiếu máu không rõ nguyên nhân

Người bị thiếu máu thường có các triệu chứng như mệt mỏi, hồi hộp, tim đập nhanh, suy nhược, khó thở, da nhợt nhạt, xanh xao,… Thiếu máu có thể xuất hiện tạm thời hoặc kéo dài tùy thuộc vào nguyên nhân. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ thăm khám vì các biểu hiện thiếu máu có thể là cảnh báo của một bệnh mạn tính nghiêm trọng.

Ói ra máu, đi cầu phân đen

Đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu thường là dấu hiệu của tình trạng xuất huyết ở ống tiêu hóa trên, bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng.

Nguyên nhân có thể đến từ một số bệnh lý đường tiêu hoá trên như loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày, hậu quả do chấn thương đường tiêu hoá trên hay nuốt phải dị vật. Xuất huyết kéo dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Một số nguyên nhân gây mất máu cấp tính bao gồm:

  • Mất máu khi sinh con.
  • Các bệnh lý tiêu hoá có thể dẫn đến xuất huyết đường tiêu hóa trên bao gồm: viêm/loét dạ dày – tá tràng, dị dạng mạch (giãn mạch), viêm thực quản, chảy máu đường mật,…
  • Các bệnh lý tiêu hoá có thể dẫn đến xuất huyết đường tiêu hóa dưới bao gồm: nứt kẽ hậu môn, ung thư đại – trực tràng, polyp đại tràng, bệnh túi thừa, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, trĩ nội,…
  • Sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật.

Một số nguyên nhân gây mất máu mạn tính bao gồm:

  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid kéo dài có thể gây loét dạ dày và viêm dạ dày.
  • Khối u bàng quang.
  • Ung thư đại – trực tràng hoặc polyp đường tiêu hóa.
  • Kinh nguyệt ở nữ giới, đặc biệt khi có cường kinh, tình trạng này có thể liên quan đến bệnh u xơ tử cung.
  • Ung thư thận.
  • Loét dạ dày hoặc ruột non dẫn đến xuất huyết đường tiêu hoá trên.

Ngoài ra, tình trạng thiếu máu có thể xảy ra do giảm sản sinh hồng cầu. Trong trường hợp Quý khách hàng gặp tình trạng thiếu máu cùng với các triệu chứng tiêu hóa khác như đau thượng vị, nôn ra máu, đi cầu phân đen thì nên khẩn trương đến các bệnh viện, trung tâm nội soi dạ dày gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Mục đích của việc nội soi dạ dày

Bác sĩ sử dụng phương pháp nội soi dạ dày để chẩn đoán và điều trị các triệu chứng cũng như tình trạng ảnh hưởng đến thực quản, dạ dày và tá tràng. Cụ thể:

Chẩn đoán bệnh

Nội soi dạ dày có thể được sử dụng để xác định nhiều bệnh khác nhau. Vậy nội soi dạ dày phát hiện được những bệnh lý tiêu hóa nào?

Nội soi dạ dày giúp chẩn đoán các bệnh như:

  • Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Đây là tình trạng dịch axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, từ đó làm kích ứng niêm mạc thực quản gây ợ nóng, ợ trớ. Triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như viêm thực quản, hẹp thực quản, thực quản Barrett, ung thư biểu mô thực quản,…
  • Bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm, chẳng hạn viêm dạ dày: Viêm là phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với tác nhân gây kích thích. Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, gây ra những cơn đau vùng thượng vị, ợ nóng, ợ chua, khó tiêu, đầy hơi,… gây ra bởi chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiễm khuẩn Hp, yếu tố tâm lý,…
  • Bệnh lý liên quan đến tình trạng loét: Loét đường tiêu hóa là các vết loét xuất hiện trên niêm mạc thực quản, dạ dày, tá tràng và ruột. Một số biến chứng có thể kể đến như xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị hay thậm chí là thủng dạ dày.
  • Bệnh lý ung thư: Nội soi dạ dày có thể giúp phát hiện ung thư thực quản, ung thư dạ dày và ung thư tá tràng. Ngoài ra, thông qua nội soi, bác sĩ có thể phát hiện được các tổn thương tiền ung thư như barrett thực quản hay chuyển sản ruột.
  • Bệnh lý hẹp hoặc tắc nghẽn thực quản: Hẹp hoặc tắc nghẽn thực quản có thể do tiến triển của chấn thương thực quản, khối u thực quản hoặc dị vật thực quản. Không chỉ gây khó nuốt, tình trạng này còn gây đau rát khi nuốt, sụt cân, đau ở ngực trên…
nội soi dạ dày giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh
Nội soi dạ dày giúp chẩn đoán nguyên nhân gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa gần đây, chẳng hạn như đau thượng vị (Ảnh minh họa sưu tầm).

Điều trị bệnh

Bên cạnh chẩn đoán, nội soi dạ dày cũng được áp dụng để điều trị một số bệnh lý ở ống tiêu hóa. Thông qua các kênh có trên dây soi, bác sĩ có thể đưa các dụng cụ như kềm sinh thiết, thòng lọng hay stent.

Nội soi dạ dày được chỉ định để điều trị một số bệnh lý như:

  • Điều trị các tình trạng như chảy máu do loét, giãn tĩnh mạch thực quản hoặc các tình trạng khác.
  • Làm giãn hoặc mở tình trạng hẹp tắc nghẽn.
  • Loại bỏ các vật thể, kể cả thức ăn, có thể bị mắc kẹt ở đường tiêu hóa trên.
  • Loại bỏ polyp hoặc bất thường khác.

Tầm soát ung thư ống tiêu hóa trên

Nội soi là cận lâm sàng thường được chỉ định trong tầm soát ung thư ống tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày, tá tràng). Khi nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi có gắn đèn và camera để quan sát hình ảnh bên trong các cơ quan tiêu hóa. Nhờ đó, bác sĩ có thể phát hiện tổn thương và tiến hành sinh thiết (nếu cần), gửi giải phẫu bệnh để hỗ trợ chẩn đoán ung thư.

Khuyến cáo: Cô Chú, Anh Chị nên thực hiện nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng từ năm 40 tuổi và thực hiện 2 – 3 năm/lần, để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở ống tiêu hóa trên nếu có.

Những ai không nên nội soi dạ dày?

Nội soi dạ dày là một thủ thuật an toàn và gần như không để lại bất cứ biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp chống chỉ định với một số đối tượng như người có tiền sử các bệnh lý rối loạn đông máu nặng, các vấn đề về tim mạch, thần kinh chưa được điều trị ổn định,…

Hướng dẫn trước khi nội soi dạ dày

Để quá trình nội soi dạ dày diễn ra an toàn, thoải mái và hiệu quả, khách hàng nên lưu ý:

1. Chế độ ăn uống

  • Nhịn ăn 6 – 8 giờ trước khi nội soi. Ngày trước khi nội soi chỉ nên ăn nhẹ.
  • Không uống nước 2 tiếng trước khi nội soi.
  • Không uống nước có màu sữa, cà phê, trà,…

2. Thuốc dùng hàng ngày

  • Mang toa thuốc đang sử dụng và thông báo với bác sĩ.

3. Nên có người đến đón

  • Nếu nội soi không đau (nội soi tiền mê), quý khách nên có người đón để đảm bảo an toàn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Cô chú, anh chị vẫn nên đến thăm khám tại bệnh viện, phòng khám nội soi tiêu hóa uy tín để được bác sĩ tư vấn chính xác nhất.

cần nhin ăn từ 6-8 tiếng trước khi đi nội soi dạ dày
Ngày trước khi nội soi, quý khách chỉ nên ăn nhẹ và nhịn ăn 6 – 8 giờ trước khi nội soi (Ảnh minh họa sưu tầm).

Nội soi dạ dày ở đâu uy tín?

Hiện nay có rất nhiều bệnh viện, phòng khám tại TP. HCM cung cấp dịch vụ nội soi dạ dày. Tuy nhiên để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác, Cô Chú Anh Chị nên đến những cơ sở y tế uy tín.

Endo Clinic là phòng khám nội soi dạ dày hiếm hoi tại Việt Nam chuyên sâu tầm soát và chẩn đoán ung thư tiêu hóa sớm. Quý khách hoàn toàn an tâm khi đến đây, bởi phòng khám sở hữu đội ngũ bác sĩ làm tại các bệnh viện đầu ngành tại TPHCM, cùng trang thiết bị y tế được đầu tư hiện đại.

Tại Endo Clinic, quy trình nội soi tiêu hóa bao gồm đồng thời 4 giải pháp:

  1. Máy nội soi tiên tiến với độ phóng đại 100 – 135 lần giúp bác sĩ đánh giá và sinh thiết chính xác vị tổn thương, hạn chế sinh thiết nhiều lần để giảm rủi ro chảy máu trong nội soi.
  2. Chế độ nhuộm ảo (NBI) giúp nổi bật cấu trúc mạch máu và bề mặt của niêm mạc, từ đó hỗ trợ bác sĩ dễ dàng nhận ra các dạng tổn thương để đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý mà Khách Hàng đang gặp phải.
  3. Cam kết thời gian quan sát ít nhất 7 phút đồng thời chụp ít nhất 22 tấm hình tại các vị trí có nguy cơ tổn thương cao giúp bác sĩ quan sát kỹ tổn thương, kể cả những tổn thương khó phát hiện ở vị trí góc khuất tại các nếp gấp niêm mạc. Thời gian quan sát và chụp đủ số lượng hình là yếu tố rất quan trọng để tìm ra đầy đủ tổn thương nhằm chẩn đoán chính xác bệnh lý mà Khách Hàng đang gặp phải.
  4. Màn hình nội soi hiện đại đạt chuẩn thế giới độ phân giải 4K cho hình ảnh sắc nét hơn, hình ảnh ổn định khi được phóng đại 100 – 135 lần hỗ trợ bác sĩ nhận diện chính xác hơn tổn thương nhằm chẩn đoán chính xác bệnh lý mà Khách Hàng đang gặp phải.

Kết hợp với phương pháp Nội Soi Dạ Dày Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) – được khuyến cáo theo Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á để tăng tỷ lệ phát hiện các tổn thương, Endo Clinic cam kết hiệu quả:

  • Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác lên tới 90% – 95%.
  • Tầm soát ung thư chính xác lên tới 95% – 99%.

Ngoài ra, giá nội soi dạ dày tại Endo Clinic hợp lý và rõ ràng, phù hợp với tài chính của nhiều Khách Hàng. Phòng khám làm việc từ sớm 6h – 15h, thuận tiện để Quý Khách thăm khám và hoàn tất về trong ngày.

Ngay hôm nay, cô chú, anh chị có thể đặt lịch hẹn và đến khám dạ dày thông qua số điện 028 5678 9999 hoặc tại đây: Đặt lịch hẹn.

Nội soi dạ dày tại Endo Clinic
Endo Clinic trang bị thiết bị tân tiến cùng quy trình nội soi không đau theo tiêu chuẩn thế giới, cam kết tầm soát chính xác từ 95 – 99%.

Câu hỏi thường gặp

Những biểu hiện cho thấy nên đi nội soi dạ dày?

Nội soi dạ dày có thể được thực hiện nếu Cô Chú, Anh Chị có những biểu hiện như: ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nôn, đau bụng, khó nuốt,… hoặc cần điều trị các bệnh lý tiêu hóa. Ngoài ra, theo khuyến cáo thì người trên 40 tuổi nên thực hiện nội soi dạ dày 2 – 3 năm/1 lần.

Nội soi dạ dày phát hiện được bệnh gì?

Nội soi dạ dày có thể phát hiện được bệnh lý ống tiêu hóa trên như viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, hẹp thực quản, Barrett thực quản, hay thậm chí là ung thư dạ dày.

Những ai không nên nội soi dạ dày?

Những trường hợp chống chỉ định nội soi dạ dày bao gồm có tiền sử các bệnh lý rối loạn đông máu nặng, suy tim, nhồi máu cơ tim, động kinh, mất trí nhớ,… Tuy nhiên, để được tư vấn chính xác, Cô Chú, Anh Chị nên đến bệnh viện, phòng khám nội soi tiêu hóa uy tín để được tư vấn chính xác nhất.

Tài liệu tham khảo

  1. Institute for Quality and Efficiency in Health Care. What happens during a gastroscopy? 30 06 2015. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK310264/ (đã truy cập 03 31, 2022).
  2. Tidy, Colin. Gastroscopy. Biên tập bởi John Cox. 09 03 2018. https://patient.info/digestive-health/dyspepsia-indigestion/gastroscopy-endoscopy (đã truy cập 03 31, 2022).
  3. National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. Upper GI Endoscopy. 07 2017. https://www.niddk.nih.gov/health-information/diagnostic-tests/upper-gi-endoscopy (đã truy cập 05 10, 2023).
  4. Gastroscopy. 09 09 2022. https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/tests-and-scans/gastroscopy (đã truy cập 05 10, 2023).
  5. What is a gastroscopy? 07 04 2022. https://www.nhs.uk/conditions/gastroscopy/ (đã truy cập 05 10, 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

27 + 28 = ?