Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Đau dạ dày là triệu chứng thường gặp ở rất nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết khi bị đau dạ dày nên làm gì để nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Sau đây là một số cách giảm đau dạ dày giúp Cô Chú, Anh Chị kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.

Tìm hiểu về triệu chứng đau dạ dày

Đau dạ dày thực chất là triệu chứng đau thượng vị (vùng bụng trên rốn) với mức độ đau dữ dội hoặc đau bụng âm ỉ khó chịu, có thể đi kèm triệu chứng ợ chua, buồn nôn, chán ăn. Ở một số địa phương, đau dạ dày còn được gọi là đau bao tử hay đau thượng vị dạ dày.

Người bệnh không nên chủ quan, bởi đau dạ dày có khả năng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng hoặc thậm chí là ung thư dạ dày.

Đau dạ dày nên làm gì? Các cách giảm đau dạ dày hiệu quả
Đau dạ dày chủ yếu do các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ như nhiễm vi khuẩn H. pylori, cúm dạ dày, chế độ ăn uống không khoa học, stress/căng thẳng kéo dài. (Nguồn ảnh minh họa verywellhealth).

Người bị đau dạ dày nên làm gì để giảm đau tại nhà?

Đối với những người đau dạ dày ở mức độ nhẹ có thể áp dụng cách cải thiện đau dạ dày (đau bao tử) tại nhà ngay sau đây để giảm bớt sự khó chịu. Bao gồm:

Cách giảm đau dạ dày từ mẹo dân gian

Nghệ, mật ong, gừng, lá bạc hà,… chứa nhiều hợp chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe, nên thường được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ giảm đau dạ dày tại nhà. Cụ thể:

Mẹo giảm đau dạ dày từ nghệ và mật ong

Củ nghệ chứa hàm lượng curcumin được biết đến với đặc tính hỗ trợ chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa, hỗ trợ làm lành vết loét, phục hồi tổn thương,… Trong khi đó, mật ong có tác dụng kháng khuẩn và hỗ trợ làm lành vết loét, phục hồi tổn thương, nên có thể giúp xoa dịu các triệu chứng đau. Chính vì thế, trong dân gian, nghệ và mật ong thường được kết hợp để hỗ trợ giảm đau dạ dày.

Tuy nhiên, người bệnh cần cẩn trọng bởi việc tiêu thụ quá nhiều nghệ có thể ảnh hưởng đến chức năng đông máu, và mật ong có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết (đối với bệnh nhân bị đái tháo đường).

Trước khi thực hiện cách giảm đau dạ dày (đau bao tử) từ nghệ và mật ong, Quý khách nên tham khảo ý kiến Bác sĩ để được tư vấn cách dùng an toàn và hiệu quả.

Mẹo giảm đau dạ dày tại nhà từ gừng

Không chỉ có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, gừng còn có tác dụng giảm buồn nôn, nôn ói. Vì thế, người bệnh có thể dùng một tách trà gừng để làm giảm cơn đau dạ dày. Mặc dù vậy khi sử dụng, Cô chú, Anh chị nên lưu ý sử dụng gừng đúng cách, đúng thời điểm và không dùng nhiều hơn 4g/ngày để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Cô chú, Anh chị nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết.

Người bị đau dạ dày nên làm gì để giảm đau tại nhà? - cách giảm đau dạ dày bằng gừng
Gừng có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa giúp xoa dịu triệu chứng đau dạ dày, nhưng chỉ nên dùng với một lượng vừa phải (Nguồn ảnh minh họa Allrecipes).

> Tham khảo thêm:

Đau dạ dày là đau ở vị trí nào? Cảnh báo bệnh gì?

Định lượng fibrinogen là gì?

Mẹo giảm đau dạ dày tại nhà bằng bạc hà

Nhiều cô chú, anh chị cũng có sử dụng bạc hà như là một cách chữa đau dạ dày (đau bao tử) tại nhà. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng dầu bạc hà giúp giảm đi các triệu chứng của bệnh lý hội chứng ruột kích thích (IBS) như là đau quặn bụng, đầy hơi,… Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu lâm sàng nào kiểm chứng về hiệu quả của việc làm dịu các cơn đau dạ dày từ bạc hà.

Cần lưu ý rằng, nếu sử dụng bạc hà không cẩn thận, các triệu chứng tiêu hóa có thể trở nặng hơn. Đặc biệt, ở người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, việc sử dụng bạc hà sẽ làm cơ thắt thực quản dưới (LES) được giãn, từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng của trào ngược dạ dày – thực quản.

Vì vậy, trước khi áp dụng bạc hà để chữa đau dạ dày, Cô Chú, Anh Chị cần tham vấn ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa.

Giảm đau bao tử tại nhà bằng cam thảo

Cam thảo được biết đến là một loại thảo mộc có tác dụng giảm viêm và thúc đẩy quá trình tiết lớp nhầy ở dạ dày. Điều này giúp bảo vệ niêm mạc, từ đó cải thiện tình trạng viêm và loét ở niêm mạc dạ dày, giúp giảm triệu chứng đau dạ dày.

Tuy nhiên, trong cam thảo có chứa glycyrrhizin. Đây là một hợp chất khi được tiêu thụ ở nồng độ lớn có thể làm mất cân bằng nước trong cơ thể, làm tăng huyết áp và giảm lượng kali. Do đó, trước khi sử dụng phương pháp này, cô chú, anh chị nên đến bệnh viện, phòng khám tiêu hóa để được tư vấn chính xác.

Mẹo giảm đau dạ dày bằng cách uống nhiều nước

Cơ thể cần nước để hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm, đồ uống. Do vậy, nếu người bệnh để cơ thể mất nước có thể làm cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn và kém hiệu quả, từ đó làm tăng khả năng bị đau dạ dày.

Tùy theo tình trạng sức khỏe, cân nặng, nhiệt độ môi trường và mức độ hoạt động mà nhu cầu nước của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trung bình mỗi người nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Giảm đau dạ dày bằng cách chườm ấm tại nhà

Để xoa dịu triệu chứng đau dạ dày, người bệnh có thể thử chườm ấm lên vị trí đau. Hơi ấm tỏa ra sẽ làm thư giãn các cơ bên ngoài dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh không nên chườm quá lâu vì có thể gây tổn thương da.

Cách hạn chế đau dạ dày từ chế độ ăn BRAT

BRAT là chế độ ăn kiêng dựa trên 4 loại thực phẩm tạo nên từ viết tắt “BRAT”, cụ thể là:

  • Chuối (Banana)
  • Cơm (Rice)
  • Sốt táo (Apple sauce)
  • Bánh mì nướng (Toast)

Chế độ ăn BRAT được khuyến nghị cho những bệnh nhân bị đau dạ dày, bởi có thể giúp giảm bớt các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy và nôn ói. Tuy nhiên, chế độ ăn BRAT lại thiếu đi rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như chất đạm, chất xơ, vitamin A, vitamin B12, canxi,…

Vì thế, Cô Chú, Anh Chị chỉ nên áp dụng phương pháp này trong thời gian ngắn, tránh kéo dài quá lâu vì có thể ảnh hưởng đến cân bằng dinh dưỡng, thậm chí là suy dinh dưỡng.

Cách hạn chế đau dạ dày từ chế độ ăn BRAT
Việc áp dụng chế độ ăn BRAT gồm có chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng trong thời gian ngắn sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng, hỗ trợ giảm đau dạ dày hiệu quả (Nguồn ảnh minh họa Cleveland Clinic).

Nhìn chung, những cách giảm đau dạ dày tại nhà kể trên đều an toàn. Tuy nhiên chúng chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị và giảm các cơn đau dạ dày nhẹ. Khi thấy triệu chứng trở nặng, cô chú, anh chị nên trực tiếp liên hệ với các bệnh viện, phòng khám dạ dày để được điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng.

Người đau dạ dày uống thuốc gì để chữa trị?

Bên cạnh các cách trị đau bao tử (đau thượng vị) tại nhà, một số loại thuốc hiện nay cũng có các tác dụng hỗ trợ giảm đau dạ dày. Các loại thuốc này chỉ phát huy tối ưu khi được sử dụng với liều lượng vừa đủ và đúng cách. Do đó, người bệnh nên chủ động gặp bác sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn chi tiết.

Lưu ý, người bệnh tuyệt đối không được tự ý chẩn đoán tình trạng bệnh và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Các loại thuốc có thể dùng để điều trị đau dạ dày gồm:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
  • Thuốc trung hòa axit dạ dày
  • Thuốc kháng Histamin H2
  • Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp

Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) sẽ giúp giảm tiết axit dạ dày thông qua việc ức chế enzyme H+/K+ ATPase của tế bào thành dạ dày (tế bào có vai trò tiết axit dạ dày). Do đó, thuốc ức chế bơm proton hữu hiệu trong việc điều trị các bệnh lý như loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) hay viêm thực quản.

Một số loại thuốc ức chế bơm proton trong điều trị đau dạ dày như:

  • Omeprazole
  • Esomeprazole
  • Lansoprazole
  • Dexlansoprazole
  • Pantoprazole
  • Rabeprazole

Thuốc trung hòa axit dạ dày (antacid)

Loại thuốc này giúp trung hòa axit trong dạ dày, có thể giảm đau nhanh chóng và thường được sử dụng trong việc điều trị các bệnh liên quan tới dạ dày như trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), viêm và loét dạ dày – tá tràng. Nhưng người bệnh không nên lạm dụng bởi một số loại thuốc trung hòa axit có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy, đau đầu,…

Một số loại thuốc trung hòa axit dạ dày trong điều trị đau dạ dày như:

  • Tums
  • Mylanta
  • Pepto-Bismol
  • Rolaids

Thuốc kháng Histamin H2

Thuốc kháng Histamin H2 khi đi vào cơ thể có khả năng gắn vào các thụ thể histamin tuýp 2 (Histamin H2) ở trên bề mặt của tế bào thành dạ dày, can thiệp vào con đường sản xuất và tiết axit dạ dày. Kết quả giúp giảm lượng axit và giúp thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương ở niêm mạc dạ dày.

Một số loại thuốc kháng Histamin H2 trong điều trị đau dạ dày như:

  • Cimetidine
  • Famotidine
  • Nizatidine
  • Ranitidine
Người đau dạ dày uống thuốc gì để chữa trị? - Thuốc kháng Histamin H2
Thuốc kháng Histamin H2 có khả năng giảm lượng axit tiết ra trong hệ thống đường tiêu hóa, qua đó hỗ trợ giảm đau dạ dày. (Nguồn ảnh minh họa FamilyDoctor).

> Xem thêm: Các loại thuốc trào ngược dạ dày thực quản phổ biến hiện nay

Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp

Một trong các nguyên nhân gây đau dạ dày có thể là do người bệnh nhiễm phải vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Do đó, nếu người bệnh mắc các vấn đề về dạ dày có liên quan đến vi khuẩn Hp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh vào toa thuốc điều trị để tiêu diệt vi khuẩn Hp.

Một số loại thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn Hp như:

  • Clarithromycin
  • Amoxicillin
  • Metronidazol

Một số loại thuốc khác

Bên cạnh các loại thuốc kể trên, bác sĩ có thể kê một số thuốc giảm đau (bao gồm Ibuprofen, Acetaminophen hay Aspirin) hay thuốc chống co thắt dạ dày. Nhằm đảm bảo an toàn và nhận được kết quả tốt nhất, Cô Bác. Anh Chị nên tham vấn ý kiến của Bác sĩ để được hướng dẫn về liều lượng và thời gian dùng phù hợp.

Người đau dạ dày khi nào nên đi khám?

Mặc dù là vấn đề sức khỏe phổ biến, nhưng đau dạ dày có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Do đó, khi cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn, đi kèm các triệu chứng dưới đây thì người bệnh nên nhanh chóng đến gặp Bác sĩ.

Các triệu chứng đi kèm đau dạ dày mà người bệnh cần lưu ý và đi khám dạ dày sớm:

Hy vọng qua những chia sẻ trên, Quý khách đã có thể biết được khi bị đau dạ dày (đau bao tử) nên làm gì. Bên cạnh tham khảo các cách trên, để điều trị đau dạ dày tốt nhất người bệnh nên đến phòng khám tiêu hóa uy tín để được thăm khám cụ thể. Dựa vào kết quả chẩn đoán, Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân điều trị đúng cách. Đối với những trường hợp thường xuyên bị đau dạ dày hoặc có tiền sử mắc bệnh lý về dạ dày, như trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), viêm dạ dày,… Bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thực hiện nội soi dạ dày định kỳ.

> Cùng tìm hiểu: Khi nào cần nội soi dạ dày?

endoclinic.vn – Trung Tâm Nội soi & Chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa uy tín Việt Nam

Hiện nay, endoclinic.vn là trung tâm nội soi tiêu hóa hiếm hoi tại Việt Nam chuyên sâu chẩn đoán bệnh lý tiêu hoá và tầm soát phát hiện sớm ung thư tiêu hóa. Người bệnh hoàn toàn an tâm khi lựa chọn điều trị tại endoclinic.vn, bởi đội ngũ Bác sĩ đầu ngành với bề dày kinh nghiệm và kỹ thuật nội soi thuần thục, chuẩn y khoa. Không chỉ thăm khám – chẩn đoán kỹ càng, Bác sĩ còn tư vấn lối sống và chế độ ăn uống cho bệnh nhân (yếu tố quan trọng để ngăn ngừa bệnh dạ dày tái phát).

Đặc biệt, tại endoclinic.vn ứng dụng quy trình nội soi, tầm soát ung thư dạ dày đạt tiêu chuẩn thế giới, có kết hợp giữa hệ thống trang thiết bị hiện đại, tân tiến như: máy nội soi tiên tiến với độ phóng đại 100-135 lần, màn hình nội soi độ phân giải 4K, chế độ nhuộm ảo (NBI),…

Chưa hết, endoclinic.vn còn cung cấp phương pháp Nội Soi Dạ Dày Không Đau (Nội Soi Tiền Mê), được khuyến cáo áp dụng bởi Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á, nhằm tăng tỷ lệ chẩn đoán bệnh lý chính xác 90% – 95% và tầm soát ung thư hiệu quả 95% – 99%. Ngoài ra, phòng khám mở cửa làm việc sớm (từ 6h đến 15h), thuận lợi cho Khách hàng ở xa được khám bệnh nhanh chóng, có thể hoàn tất và về trong ngày.

chữa trị đau dạ dày tại trung tâm nội soi tiêu hóa Endo Clinic
endoclinic.vn sử dụng kỹ thuật nội soi tiêu hóa hiện đại giúp chẩn đoán nhanh hơn với tỷ lệ chính xác cao, giảm tỷ lệ bỏ sót và đồng nhất về kết quả (Nguồn: Endo Clinic).

>> Khám bệnh tiêu hóa hoặc Tầm soát ung thư tiêu hóa tại endoclinic.vn sớm nhất tại đây: Đặt lịch khám hoặc liên hệ qua Hotline 0939 01 01 01.

Câu hỏi thường gặp

Đau dạ dày thường xuyên có nguy hiểm không?

Đau dạ dày có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), viêm dạ dày, viêm thực quản, thoát vị cơ hoành, viêm loét dạ dày – tá tràng,…

Bị đau dạ dày nên ăn và kiêng gì?

Người bị đau dạ dày nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như cải bắp, cải xanh, cà rốt, khoai tây, bí đỏ,… hay các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bánh mì, mật ong,… Đồng thời, nên kiêng ngũ cốc thô, các loại hạt, rượu bia, cà phê, trà đặc,…

Bị đau dạ dày khi nào cần thăm khám Bác sĩ?

Khi nhận thấy các triệu chứng trở nặng hoặc xuất hiện các dấu hiệu đi kèm như: đau vùng bụng dưới bên phải, sốt, nôn mửa, khó thở, ợ chua, đau khi đi tiểu, đi ngoài ra máu,… người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được Bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo

  1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – endoclinic.vn.
  2. Amy Richter. The 12 Best Foods for an Upset Stomach. 18 02 2023
    https://www.healthline.com/nutrition/best-foods-for-upset-stomach (đã truy cập 05 05 2023).
  3. Jennifer Huizen. 12 Home Remedies for Stomach Pain. 27 03 2023.
    https://www.medicalnewstoday.com/articles/322047 (đã truy cập 05 05 2023).
  4. WebMD Editorial Contributors. Remedies for Stomach Pain. 26 11 2022.
    https://www.webmd.com/digestive-disorders/remedies-stomach-pain (đã truy cập 05 05 2023).
  5. Kirsten Schofield. 7 Natural Remedies for Your Upset Stomach. 14 04 2017.
    https://www.healthline.com/health/digestive-health/natural-upset-stomach-remedies (đã truy cập 05 05 2023).
  6. Jayne Leonard. What to know about the BRAT diet. 08 01 2020.
    https://www.medicalnewstoday.com/articles/318255 (đã truy cập 05 05 2023).
  7. Zawn Villines. When to see a doctor for severe stomach pain. 13 05 2019.
    https://www.medicalnewstoday.com/articles/325162 (đã truy cập 05 05 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

56 + 54 = ?