Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Nội soi dạ dày phương pháp hiệu quả trong chẩn đoán và phát hiện các bệnh lý của ống tiêu hóa trên. Để đảm bảo an toàn, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn trước khi nội soi dạ dày. Vậy cô chú, anh chị trước khi nội soi dạ dày cần làm gì? Có cần phải nhịn ăn không? Hãy cùng Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – endoclinic.vn tìm hiểu các vấn đề trên nhé!

Bác sĩ giải đáp câu hỏi “Nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không?” – Endo Clinic

Nội soi dạ dày là gì?

Nội soi dạ dày hay nội soi bao tử có tên gọi đầy đủ là nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng. Tên tiếng Anh của phương pháp này là Esophagogastroduodenoscopy – EGD. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiệu quả đối với các bệnh lý của ống tiêu hóa trên bao gồm thực quản, dạ dày, tá tràng.

Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng sử dụng một dây soi mềm nhỏ đưa vào ống tiêu hoá qua đường miệng hoặc đường mũi. Thông qua camera được trang bị trên dây soi, bác sĩ sẽ quan sát được các tổn thương trong lòng ống tiêu hoá trên. Nhờ vậy, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị các bệnh lý như viêm thực quản, loét dạ dày – tá tràng, polyp dạ dày, ung thư dạ dày,…

Tìm hiểu về nội soi dạ dày là gì?
Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiệu quả

Khi nào cần nội soi dạ dày?

Trong một số trường hợp thăm khám tiêu hoá, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nội soi dạ dày, bên cạnh các cận lâm sàng khác.

Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng:

  • Khi có các triệu chứng tiêu hoá bất thường: Chứng ợ nóng kéo dài, xuất huyết tiêu hoá, buồn nôn, nôn, đau bụng, nuốt vướng, nuốt khó, tụt cân không rõ nguyên nhân,…[1]
  • Theo dõi và điều trị bệnh lý tiêu hoá: Trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày – tá tràng, barrett thực quản, ung thư dạ dày,…[1]
  • Thực hiện sinh thiết: Để thực hiện xét nghiệm mô bệnh học, CLOtest, cắt trọn polyp dạ dày có kích thước nhỏ.
  • Tầm soát ung thư ống tiêu hoá trên: Nên thực hiện từ năm 40 tuổi và 2 – 3 năm 1 lần.
Khi nào cần nội soi dạ dày?
Khi nào cần thực hiện nội soi dạ dày

Cô chú, anh chị có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết:

Các phương pháp nội soi dạ dày

Các phương pháp nội soi dạ dày hiện nay bao gồm nội soi dạ dày không đau (nội soi tiền mê), nội soi dạ dày qua đường miệng và qua đường mũi. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp nội soi dạ dày phù hợp với mỗi người bệnh. Một số yếu tố có thể kể đến như tình trạng sức khỏe, độ tuổi, điều kiện kinh tế,…

Các phương pháp nội soi dạ dày được thực hiện tại phòng khám tiêu hóa noisoitieuhoa.com
Các phương pháp nội soi dạ dày là gì?

Các phương pháp nội soi dạ dày hiện có trên thị trường:

  • Nội soi dạ dày qua đường miệng: Đây là phương pháp có mức giá thấp nhất và có có độ chính xác cao. Tuy nhiên, nó có thể gây một số khó chịu cho cô chú, anh chị như đau rát họng, buồn nôn, nôn,…
  • Nội soi dạ dày qua đường mũi: Mặc dù phương pháp này ít gây khó chịu hơn, nhưng chi phí của nó thường cao hơn các phương pháp khác. Đồng thời, độ chính xác của cũng không cao bằng phương pháp nội soi qua đường miệng.
  • Nội soi dạ dày không đau (nội soi tiền mê): Đây là phương pháp được khuyến cáo vì có mức giá thành hợp lý, đồng thời, cô chú, anh chị cũng sẽ không thấy khó chịu trong quá trình soi.

Tại sao cần hướng dẫn trước khi nội soi dạ dày

Hướng dẫn trước khi nội soi dạ dày sẽ giúp phòng tránh được những rủi ro trong quá trình nội soi, giúp bác sĩ quan sát kỹ tổn thương. Ngoài ra, giúp bác sĩ đảm bảo đủ khả năng thực hiện các thủ thuật trong nội soi và giúp người bệnh giữ được tinh thần tốt trước khi nội soi.

Tại sao cần hướng dẫn trước khi nội soi dạ dày
Tại sao nên hướng dẫn trước khi nội soi dạ dày

Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng là một thủ thuật y tế xâm lấn nên vẫn có nguy cơ xảy ra những rủi ro trong quá trình nội soi. Do đó, việc hướng dẫn trước khi nội soi dạ dày cho cô chú, anh chị là việc phải được thực hiện.

Ngăn ngừa các rủi ro trong quá trình nội soi

Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng là một kỹ thuật tương đối an toàn tuy nhiên vẫn có thể xảy ra nhưng rủi ro trong quá trình thực hiện. Do đó, cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về thiết bị nội soi, quy trình kỹ thuật, ổn định sức khỏe và tinh thần cho người bệnh,…

Các rủi ro xảy ra trong quá trình nội soi dạ dày:

  • Đau, khó chịu: Do dùng ống nội soi đi qua hầu hết các cơ quan trong ống tiêu hoá trên nên có thể gây cảm giác đau rát hoặc khó chịu.
  • Hít sặc: Trong quá trình nội soi, dụng cụ soi được đưa vào dạ dày cũng có thể kích thích niêm mạc và làm cho bệnh nhân buồn nôn. Nếu không cẩn thận, dịch nôn có thể tràn vào phổi gây hít sặc và có thể dẫn đến suy hô hấp.
  • Nhiễm trùng: Do bội nhiễm vi khuẩn bởi việc đưa các dụng cụ nội soi vào bên trong cơ thể, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp.
  • Biến chứng tim phổi: Thường xảy ra ở những bệnh nhân sẵn có bệnh lý nền về tim phổi và xác suất chỉ là 1%.
  • Chảy máu: Do quá trình thao tác trong khi nội soi làm tổn thương niêm mạc dạ dày, đặc biệt ở những bệnh nhân không hợp tác. Tỷ lệ trường hợp chảy máu xảy ra là dưới 0,5%.
  • Thủng dạ dày, thủng tá tràng: Do dụng cụ soi đâm vào niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Tuy nhiên, tỷ lệ xảy ra là rất thấp, chỉ từ 0,009 – 0,04%.

Các rủi ro nêu trên là rất hiếm nếu quá trình nội soi được thực hiện bởi những bác sĩ có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn.

Giúp bác sĩ quan sát kỹ tổn thương

Việc quan sát được rõ tổn thương trong ống tiêu hóa rất quan trọng để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác. Để tránh bị thực phẩm che hoặc các thức uống có màu làm cho niêm mạc dạ dày không quan sát được trong quá trình nội soi, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định chuẩn bị của bác sĩ trước khi thực hiện nội soi.

Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu cô chú, anh chị nhịn ăn trong khoảng 6 đến 8 giờ trước khi thực hiện nội soi.

Đảm bảo đủ khả năng thực hiện các thủ thuật trong quy trình nội soi dạ dày

Để đảm bảo người bệnh đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện nội soi (không có bệnh tim mạch, rối loạn đông máu,..), bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm đông máu (chỉ số INR (PT), aPTT, định lượng fibrinogen), đo điện tim hay khám tiền mê.

Điều dưỡng thực hiện đo điện tim trước khi nội soi dạ dày.
Điều dưỡng thực hiện đo điện tim trước khi nội soi dạ dày

Giữ tinh thần tốt trước khi nội soi

Nội soi dạ dày là thủ thuật xâm lấn nên bệnh nhân cần chuẩn bị tinh thần trước khi thực hiện để giảm thiểu sự lo lắng và căng thẳng. Việc giữ tinh thần tốt sẽ giúp giảm sự co thắt dạ dày khi thực hiện nội soi, đồng thời cũng giúp hạn chế các phản ứng với dây soi như buồn nôn hoặc nôn.

Trước khi nội soi dạ dày cần làm gì?

Trước khi nội soi dạ dày cần chuẩn bị như nhịn ăn từ 6 – 8 giờ chỉ nên ăn nhẹ, nhịn uống nước trước 2 tiếng và không uống nước có màu như cà phê, sữa… Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn người bệnh để đảm bảo đủ các điều kiện khi tiến hành nội soi. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể trước khi tiến hành nội soi dạ dày mà cô chú, anh chị có thể tham khảo trước.

Bảng tổng hợp trước khi nội soi dạ dày cần làm những gì
Trước khi nội soi dạ dày cần làm gì?

Nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không?

Cần phải nhịn ăn hoàn toàn từ 6 – 8 giờ trước khi thực hiện nội soi dạ dày để đảm bảo dạ dày và đường ruột trong trạng thái trống, giúp bác sĩ dễ quan sát và thực hiện thủ thuật được thuận lợi hơn. Nếu ăn uống trước khi nội soi, thực phẩm sẽ còn tồn đọng trong dạ dày và ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh và kết quả của nội soi. Ngoài ra, nhịn ăn còn giảm nguy cơ nôn và hít sặc trong quá trình nội soi.[2]

Nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không?
Trước khi nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không?

Các lưu ý về chế độ ăn uống được hướng dẫn trước khi nội soi dạ dày:

  • Nhịn ăn 6-8 giờ trước khi thực hiện nội soi dạ dày: Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu cô chú, anh chị nhịn ăn ít nhất 6 – 8 giờ trước khi thực hiện nội soi dạ dày, trước thời gian đó thì nên ăn nhẹ như ăn cháo thịt bằm, tránh ăn rau.[2]
  • Nhịn uống nước 2 giờ trước khi nội soi: Bác sĩ sẽ yêu cầu cô chú, anh chị nhịn uống nước trong 2 giờ trước khi nội soi nhằm giảm thiểu nguy cơ hít sặc trong quá trình nội soi.[2]
  • Không uống thức uống có màu: Việc uống nước có màu sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của bề mặt niêm mạc ống tiêu hóa, ảnh hưởng đến khả năng quan sát tổn thương một cách chính xác. Ngoài ra, nước có màu còn gây ra khó khăn trong kỹ thuật nhuộm ảo (NBI) trong nội soi dạ dày.

Có cần ngưng thuốc trước khi nội soi dạ dày không?

Thông thường, không cần phải ngưng thuốc trước khi nội soi dạ dày, bệnh nhân chỉ cần đảm bảo uống thuốc cách 3 giờ trước khi nội soi. Tuy nhiên, có một số trường hợp cần lưu ý ngưng thuốc để đảm bảo an toàn và kết quả nội soi được chính xác nhất.

Có cần ngưng thuốc trước khi nội soi dạ dày không?
Nên trao đổi với bác sĩ về toa thuốc đang sử dụng trước khi nội soi dạ dày

Các loại thuốc cần lưu ý cách sử dụng trước khi thực hiện nội soi dạ dày:

  • Thuốc điều trị đái tháo đường: Ngưng sử dụng các thuốc điều trị đái tháo đường, bao gồm cả insulin vào buổi sáng thực hiện nội soi.
  • Thuốc chống axit dạ dày: Ngưng sử dụng vào buổi sáng ngày đi nội soi (bao gồm: Phosphalugel, Pepsane, Maalox,…).
  • Thuốc có màu xanh: Ngưng sử dụng thuốc có màu xanh như xanh methylen (Mictasol Blue).
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp, tim mạch: Vẫn có thể tiếp tục sử dụng nhưng cần thông báo cho bác sĩ về loại thuốc đang sử dụng.
  • Thuốc xịt điều trị đau thắt ngực: Cần mang theo toa thuốc và thông báo cho bác sĩ.
  • Thuốc hít trị hen suyễn: Cần mang theo toa thuốc và thông báo cho bác sĩ.

Lưu ý, cô chú, anh chị vui lòng mang theo toa thuốc đang sử dụng khi đi khám để trao đổi với bác sĩ và được tư vấn kỹ hơn trước khi thực hiện nội soi dạ dày.

Nên có người đưa đón

Nên có người đưa đón khi đi nội soi dạ dày vì thực hiện nội soi, bệnh nhân có thể sẽ đau và mệt mỏi nên không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Việc có người đưa đón sẽ giúp đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, đặc biệt là nội soi có gây mê yêu cầu phải có người thân đi cùng.

Các lưu ý khác trước khi nội soi dạ dày

Ngoài những lưu ý về cách dùng thuốc và ăn uống trước khi thực hiện nội soi dạ dày, cô chú, anh chị nên chú ý thêm về trang phục, việc đặt lịch hẹn trước cũng như trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân để đảm bảo quá trình nội soi dạ dày diễn ra thuận lợi hơn.

Các lưu ý khác trước khi nội soi dạ dày
3 lưu ý khác trước khi nội soi dạ dày

Các lưu ý khác cần tham khảo trước khi nội soi dạ dày:

  • Mặc đồ thoải mái: Khi đi nội soi, cô chú, anh chị nên mặc quần áo thoải mái để thuận tiện cho việc di chuyển và thực hiện các xét nghiệm trước khi nội soi.
  • Đặt lịch hẹn trước: Cô chú, anh chị nên đặt lịch hẹn trước để được bác sĩ tư vấn kỹ và hướng dẫn những quy định cần tuân thủ trước khi thực hiện nội soi. Điều này giúp đảm bảo quá trình nội soi diễn ra suôn sẻ, đồng thời giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.
  • Trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh lý bản thân: Việc trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh lý của bản thân trước khi thực hiện nội soi rất quan trọng để giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của cô chú, anh chị để quyết định có thể thực hiện nội soi dạ dày không.

Chống chỉ định nội soi dạ dày

Chống chỉ định nội soi dạ dày bao gồm chống chỉ định tuyệt đối (tiền sử bệnh lý tim mạch,…) và chống chỉ định tương đối (bệnh đái tháo đường,…).

Chống chỉ định nội soi dạ dày
Chống chỉnh định khi nội soi dạ dày là gì?

Chống chỉ định tuyệt đối

Chống chỉ định tuyệt đối của nội soi dạ dày là các trường hợp bắt buộc không được thực hiện kỹ thuật nội soi dạ dày.

Các chống chỉ định tuyệt đối nội soi dạ dày gồm:

  • Có tiền sử các bệnh lý rối loạn đông máu nặng.
  • Mắc các vấn đề về tim mạch nghiêm trọng như suy tim, nhồi máu cơ tim hay nhịp tim không ổn định.
  • Đang trong các tình trạng cấp tính như sốc, suy hô hấp nặng, huyết khối phổi, đột quỵ não cấp, hôn mê sâu, mất ý thức,…
  • Có các vấn đề về thần kinh như tình trạng co giật, liệt nửa người hoặc liệt toàn thân, động kinh, mất trí nhớ,…
  • Người bệnh có những dấu hiệu hoặc biểu hiện của viêm đường tiêu hóa nặng, ví dụ như khối u hoặc nhiễm trùng cấp tính của đường tiêu hóa.
  • Người bệnh có tiền sử dị ứng nặng với thuốc gây mê, gây tê hoặc các chất dùng để rửa dạ dày trước khi nội soi.
  • Người bệnh có các bệnh lý nặng khác như suy gan, suy thận nặng, ung thư giai đoạn cuối, viêm gan cấp tính, viêm phổi cấp tính,…
  • Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.[3]

Chống chỉ định tương đối

Chống chỉ định tương đối trong nội soi dạ dày là những trường hợp mà nội soi dạ dày vẫn có thể được thực hiện, nhưng cần thận trọng hơn và đánh giá kỹ lưỡng hơn để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Các chống chỉ định tương đối của nội soi dạ dày có thể bao gồm:

  • Đái tháo đường (tiểu đường): Bệnh nhân tiểu đường nên được kiểm soát tình trạng đường huyết trước khi thực hiện nội soi không đau, do thuốc gây mê có thể ảnh hưởng đến đường huyết.
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu: Các thuốc này có thể tăng nguy cơ chảy máu trong quá trình nội soi.
  • Bệnh nhân có bệnh nền về tim mạch hoặc hô hấp: Nên được kiểm tra và điều trị trước khi thực hiện nội soi.
  • Phụ nữ có thai: Nên thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện nội soi.
  • Bệnh nhân suy thận: Nên kiểm tra chức năng thận và tình trạng chuyển hóa thuốc trước khi thực hiện nội soi.[3]

Nội soi dạ dày ở đâu tốt nhất TPHCM?

Hiện nay, có nhiều cơ sở y tế công lập hoặc tư nhân ở TPHCM cung cấp dịch vụ nội soi dạ dày với chất lượng tốt. Do đó, có nhiều cô chú, anh chị từ các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai hay Cần Thơ cũng có nhu cầu lên Thành phố Hồ Chí Minh để tìm kiếm cơ sở thăm khám tiêu hoá uy tín.

Phòng khám nội soi dạ dày tại Tp HCM endoclinic.vn là trung tâm nội soi và chẩn đoán bệnh lý tiêu hoá tiên phong áp dụng hệ thống máy nội soi hiện đại đến từ các hãng uy tín như Olympus, Fujifilm, giúp hỗ trợ Bác sĩ chẩn đoán chính xác các bệnh lý tiêu hoá.

Bảng giá nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng tại noisoitieuhoa.com:

Hạng mụcGiá thành
Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng thường, có sinh thiết chẩn đoán H. pylori (làm CLO – test)895.000 VNĐ
Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng không đau và xét nghiệm chẩn đoán H. pylori (làm CLO – test)2.295.000 VNĐ

Ngoài ra, nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng là một hạng mục quan trọng trong các gói tầm soát ung thư tiêu hoá, tiêu biểu là tầm soát ung thư dạ dày hay tầm soát ung thư ống tiêu hoá.

Lưu ý, mức giá nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng được đề cập ở trên được cập nhật mới nhất tới ngày 07/04/2023. Để xem bảng giá mới nhất, cô chú, anh chị vui lòng nhấn vào: Bảng giá nội soi dạ dày.

Nội soi dạ dày tại noisoitieuhoa.com
Nội soi dạ dày tại phòng khám dạ dày – Endo Clinic

Trên đây là một số thông tin về nội soi dạ dày cũng như hướng dẫn trước khi nội soi dạ dày. Nếu cô chú, anh chị thấy thông tin trên hữu ích, hoặc có bất kỳ thắc mắc nào thì có thể để lại bình luận bên dưới nhé!

Tài liệu tham khảo

1. “Upper GI Endoscopy – NIDDK.” https://www.niddk.nih.gov/health-information/diagnostic-tests/upper-gi-endoscopy, Accessed 1 Apr. 2023.

2. “Quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh dạ dày tá tràng”, Đỗ Văn Huy, Nguyễn Minh Đức, Trịnh Văn Tuấn, Nhà xuất bản Y học, 2016.

3. Hướng dẫn sử dụng các dịch vụ y tế đối với người sử dụng dịch vụ y tế ban hành kèm theo Thông tư số 14/2019/TT-BYT của Bộ Y tế.

Câu hỏi thường gặp

Nội soi dạ dày có cần nhịn ăn không?

Cần nhịn ăn từ 6 – 8 giờ trước khi nội soi dạ dày để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện, đồng thời giúp Bác sĩ quan sát được hết tổn thương.

Có kinh nguyệt có nội soi dạ dày được không?

Có kinh nguyệt không phải chống chỉ định của nội soi dạ dày nên vẫn có thể nội soi dạ dày trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, cô chú, anh chị vẫn nên chủ động liên hệ với Bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Nội soi dạ dày có cần xét nghiệm máu không?

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu (xét nghiệm đông máu) nếu thực hiện các thủ thuật trong nội soi dạ dày như cắt polyp dạ dày, giải phẫu bệnh, CLOtest.

Trước khi nội soi dạ dày có được uống nước không?

Trước khi nội soi dạ dày, Cô Chú, Anh Chị vẫn có thể uống nước lọc và uống một lượng ít nhưng cần nhịn uống nước 2 giờ trước khi nội soi. Đồng thời, Cô Chú, Anh Chị cũng cần lưu ý không uống nước có màu trước khi nội soi dạ dày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

56 + 54 = ?