Khu vực bụng xung quanh vùng rốn là nơi tập trung của nhiều bộ phận quan trọng. Vì vậy, việc xuất hiện cơn đau bụng quanh rốn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng mà người bệnh không nên chủ quan. Vậy, nguyên nhân gây đau bụng giữa rốn do đâu? Hãy cùng Endo Clinic tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Lưu ý:
Các thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể sử dụng thay thế được chẩn đoán bệnh từ các bác sĩ có chuyên môn. Do đó, Cô Chú, Anh Chị nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh lý chính xác nhất.
Đau bụng quanh rốn là gì?
Đau bụng quanh rốn là cảm giác đau xuất hiện ở khu vực quanh rốn, bao gồm cả rốn. Cơn đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ, đau từng cơn ngắt quãng hoặc kéo dài. Hơn nữa, đau bụng quanh rốn còn có thể đi kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, mệt mỏi, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy,…
Vùng bụng quanh rốn gồm những cơ quan nào?
Khu vực quanh rốn là nơi tập trung của nhiều cơ quan nội tạng quan trọng. Các cơ quan đó bao gồm dạ dày, ruột già, ruột non và tụy. Hiện tượng đau bụng quanh rốn nếu xảy ra thường xuyên và không dứt có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở các cơ quan quanh rốn. Khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn đúng cách.
Mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo các vị trí đau bụng khác:
Nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn
Đau bụng giữa rốn hay quanh rốn có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình trong số đó là các bệnh lý nguy hiểm như viêm ruột thừa, tắc ruột non, thiếu máu mạc treo,…
Các nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn là:
- Viêm ruột thừa giai đoạn đầu
- Viêm ruột
- Tắc ruột non
- Thoát vị rốn
- Thiếu máu mạc treo
Viêm ruột thừa giai đoạn đầu
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm, gây ra cơn đau bụng quanh rốn đột ngột và dần lan tới khu trú ở hố chậu phải. Đây là bệnh lý thuộc trường hợp khẩn cấp, cần được điều trị kịp thời. Bởi nếu không được chữa trị sớm, ruột thừa của người bệnh có thể bị vỡ, gây nhiễm trùng và ảnh hưởng đến tính mạng.
Bệnh lý ruột mạn tính (IBD)
Đau bụng quanh rốn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ruột mạn tính (IBD). Đây là thuật ngữ chỉ hai bệnh lý viêm mạn tính ở đường tiêu hóa, đó là bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Khi khởi phát bệnh, người bị bệnh lý ruột mạn tính có thể xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, chảy máu trực tràng, mệt mỏi, sụt cân,…
Bệnh này có thể xảy ra ở toàn bộ ống tiêu hóa nhưng phổ biến là ở ruột non, đại tràng và trực tràng. Đây là bệnh lý cần điều trị sớm, bởi nếu chậm trễ trong điều trị thì bệnh lý ruột mạn tính có thể tiến triển nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như ung thư đại tràng, tắc nghẽn mạch máu, tắc ruột, thủng ruột gây nhiễm trùng,…
Tắc ruột non
Một nguyên nhân đau bụng giữa rốn khác có thể bắt nguồn từ tình trạng tắc ruột non. Tắc ruột non xảy ra khi ruột non bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ, khiến thức ăn và dịch vị tiêu hóa bị ứ đọng tại đây.
Khi bị tắc ruột, bệnh nhân có thể cảm thấy đau quặn bụng, kèm theo táo bón, chán ăn, nôn mửa,… Người bệnh cần chữa trị sớm để hạn chế các biến chứng nguy hiểm như mất cân bằng nước và điện giải, nhiễm trùng, thủng ruột, hoại tử ruột, suy thận,… và có thể nguy hiểm tính mạng.
Thoát vị rốn
Thoát vị rốn xảy ra khi một phần của ruột bị nhô ra ngoài thông qua lỗ hở trên lớp cơ ở thành bụng (xung quanh rốn), tạo thành khối phình ra (lồi lên) tại đây.
Thoát vị rốn đa phần là bẩm sinh nhưng vẫn có thể xảy ra ở người lớn do béo phì, mang thai, cổ trướng,…. Thông thường, thoát vị rốn ở người lớn có thể gây khó chịu ở vùng bụng. Tuy nhiên, nếu vị trí thoát vị rốn cảm thấy đau nhức, táo bón, sốt, nôn ói,… thì người bệnh hãy liên hệ ngay các cơ sở y tế để được chữa trị đúng cách.
Thiếu máu mạc treo
Thiếu máu mạc treo là tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu dẫn đến giảm lượng máu cung cấp cho ruột non hoặc đại tràng. Người bệnh thường có các biểu hiện như đau bụng quanh rốn xuất hiện đột ngột, đau sau khi ăn với cường độ từ nhẹ đến nặng, đi tiêu phân lỏng, sốt cao, buồn nôn, nôn, chóng mặt,….
Nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên và kéo dài có thể gây ra các biến chứng như hoại tử ruột, thủng ruột hoặc thậm chí là tử vong.
Các bệnh lý khác
Ngoài các bệnh lý trên, nguyên nhân đau bụng quanh rốn hay giữa rốn còn có thể do:
- Phình động mạch chủ bụng: Đây là tình trạng động mạch chủ ở bụng bị giãn nỡ rộng hoặc phình ra có thể dẫn tới đau bụng ngay rốn kéo dài, nhịp tim tăng, khó thở,… Bệnh có thể do một số nguyên nhân như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, viêm mạch máu, các chấn thương,…
- Loét dạ dày – tá tràng: Đây là hiện tượng các vết loét hình thành trên niêm mạc dạ dày và tá tràng gây đau bụng quặn từng cơn trên rốn, ợ nóng, đầy hơi. Bệnh có thể do một số nguyên nhân như nhiễm khuẩn Hp, lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), hút thuốc lá,…
> Tìm hiểu thêm: Đau bụng dưới bên phải là gì?
Cách điều trị đau bụng quanh rốn
Để xác định nguyên nhân gây đau bụng ngay rốn và quanh rốn, Bác sĩ sẽ thực hiện việc khám lâm sàng và chỉ định thực hiện các cận lâm sàng chẩn đoán như: xét nghiệm tiêu hóa, siêu âm bụng, chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI, nội soi tiêu hóa,…
Sau đó, bác sĩ sẽ cân nhắc nhiều phương án phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân, có thể là điều trị bằng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật. Theo mỗi nguyên nhân gây bệnh thì sẽ có các cách điều trị khác nhau, Quý khách không nên tự ý điều trị mà cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.
Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cũng nên xây dựng thói quen sống khoa học, lành mạnh để cải thiện sức khỏe tiêu hóa và phòng ngừa nhiều loại bệnh tật. Do đó, tùy theo tình trạng mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về chế độ ăn uống và lối sống phù hợp.
Khi nào đến gặp bác sĩ?
Nếu cơn đau bụng quanh rốn kéo dài nhiều ngày không hết, người bệnh nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng. Ngoài ra, người bệnh cũng cần đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay nếu bị đau bụng quanh rốn cùng với các dấu hiệu bất thường khác.
Các triệu chứng đi kèm đau bụng quanh rốn cần đến gặp bác sĩ là:
- Đau bụng quanh rốn dữ dội.
- Buồn nôn, nôn dai dẳng.
- Sốt.
- Đi ngoài ra máu.
- Nhói bụng khi ấn vào.
- Vàng da.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Endo Clinic: Trung tâm chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa với tiêu chí KHÁM RA BỆNH – TRỊ HẾT BỆNH
Endo Clinic hiện là trung tâm hiếm hoi chuyên sâu về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa. Bên cạnh đội ngũ bác sĩ đầu ngành, dày dặn kinh nghiệm, phòng khám còn đầu tư nhiều trang thiết bị máy móc, đặc biệt là máy nội soi hiện đại, tiên tiến, kết hợp dịch vụ Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê). Nhờ đó, tỷ lệ chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa chính xác lên đến 90 – 95%.
Tại Endo Clinic, Bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị theo Guideline và kê đơn thuốc Brand-name mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, chi phí thăm khám và điều trị ở phòng khám tiêu hóa Endo Clinic cũng được công khai minh bạch, giúp người bệnh yên tâm điều trị.
> Đặt lịch khám với bác sĩ Endo Clinic tại: ĐẶT LỊCH HẸN hoặc qua Hotline 028 5678 9999.
Nhìn chung, đau bụng quanh rốn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường, để kịp thời ngăn chặn các biến chứng gây nguy hiểm đến sức khoẻ.
Câu hỏi thường gặp
Đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn là dấu hiệu bệnh gì?
Hiện tượng đau bụng quanh rốn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm ruột thừa, viêm ruột, thoát vị rốn,… Người bệnh nên gặp bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Cách giảm đau bụng quanh rốn hiệu quả?
Để giảm đau bụng, người bệnh có thể chườm ấm, massage nhẹ nhàng, dành thời gian nghỉ ngơi và không tự ý sử dụng thuốc. Trường hợp xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau bụng dữ dội, buồn nôn, sốt, đi cầu ra máu,… thì cần nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế để được chữa trị đúng cách.
Cách điều trị đau bụng quanh rốn hiệu quả?
Tùy theo nguyên nhân gây đau bụng giữa rốn mà bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật (đối với viêm ruột thừa, tắc nghẽn ruột) hoặc kê đơn thuốc (điều trị triệu chứng như ợ hơi, tiêu chảy,…) cho bệnh nhân.
Tài liệu tham khảo:
1. Jill Seladi-Schulman, Ph.D. 8 Causes of Periumbilical Pain and When to Seek Emergency Help. 17 03 2023. https://www.healthline.com/health/periumbilical-pain (đã truy cập 27 04 2023).
2. Jessica Caporuscio, Pharm.D. Periumbilical pain: What to know. 08 08 2019. https://www.medicalnewstoday.com/articles/325988 (đã truy cập 27 04 2023).
3. Kat Gál. What is enteritis? 01 10 2018. https://www.medicalnewstoday.com/articles/323218 (đã truy cập 27 04 2023).
4. Kristeen Moore. Bowel Obstruction and Blockage. 15 03 2023. https://www.healthline.com/health/intestinal-obstruction (đã truy cập 27 04 2023).
5. Shannon Johnson. Umbilical Hernia. 15 12 2017. https://www.healthline.com/health/umbilical-hernia (đã truy cập 27 04 2023).
6. Mayoclinic. Appendicitis. 07 08 2021. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/appendicitis/symptoms-causes/syc-20369543 (đã truy cập 27 04 2023).
7. WebMD Editorial Contributors. How to Treat Stomach Pain in Adults. 12 05 2021. https://www.webmd.com/first-aid/abdominal-pain-in-adults-treatment (đã truy cập 27 04 2023).