Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Ung thư là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Trong đó, năm 2020, Việt Nam có ​​182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư (số liệu GLOBOCAN năm 2020). Nếu không được phát hiện sớm sẽ khiến quá trình điều trị sau này trở nên khó khăn. Một trong những cách để phát hiện sớm ung thư là thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư. Vậy đâu là xét nghiệm tầm soát ung thư thường được sử dụng? Hãy cùng phòng khám nội soi endoclinic.vn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây!

Lưu ý:

Xét nghiệm tầm soát ung thư, hay còn được gọi là xét nghiệm dấu ấn ung thư hay xét nghiệm ung thư. Chỉ số xét nghiệm dấu ấn ung thư bất thường không đồng nghĩa với bạn sẽ mắc ung thư. Cần thực hiện thêm các cận lâm sàng khác để được chẩn đoán chính xác bệnh. Ví dụ: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày (CA 72-4) chỉ là gợi ý cho tình trạng ung thư dạ dày, không dùng để chẩn đoán. Cần thực hiện thêm nội soi dạ dày và xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán chính xác bệnh lý ung thư dạ dày.

Các xét nghiệm tầm soát ung thư phổ biến

Hiện nay có nhiều loại xét nghiệm dấu ấn ung thư khác nhau. Bảng thông tin dưới đây sẽ tóm tắt những chỉ số xét nghiệm phổ biến để bạn có thể tham khảo thêm.

Xét nghiệm tầm soát ung thưUng thư đặc trưngGiá trị bình thường
CEAUng thư đại – trực tràngĐối với người bình thường: 0 – 2,5 ng/mL (0 – 2,5 µg/L)Đối với người hút thuốc: 0 – 5 ng/mL (0 – 5 µg/L)
CA 19-9Ung thư tuỵDưới 37 U/mL
CA 72-4Ung thư dạ dàyDưới 6,9 U/mL
PepsinogenUng thư dạ dàyNồng độ pepsinogen I > 70 ng/mLTỷ lệ pepsinogen I/II > 3
AFPUng thư gan, ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoànDưới 10 ng/mL (không mang thai)
AFP-L3Ung thư biểu mô tế bào ganDưới 10%
PIVKA-IIUng thư ganDưới 40 mAU/mL
PSAUng thư tuyến tiền liệtDưới 4 ng/mL
CA-125Ung thư buồng trứngDưới 35 kU/L (Dưới 35 U/mL)
Thyroglobulin (TG)Ung thư tuyến giápDao động khác nhau giữa từng độ tuổi và giới tính
CA 15-3Ung thư vúDưới 30 U/mL
CA 27-29Ung thư vúDưới 38 U/mL
Beta 2 Microglobulin (B2M)Ung thư từ tuỷ xương hoặc máuDao động tuỳ vào vị trí lấy mẫu xét nghiệm
CYFRA 21-1Ung thư phổi3,3 ng/mL
Bảng tóm tắt một số xét nghiệm tầm soát ung thư phổ biến

Để giúp bạn hiểu rõ hơn, các loại xét nghiệm tầm soát ung thư phổ biến sẽ được trình bày cụ thể ở các mục dưới đây. Hãy cùng endoclinic.vn tìm hiểu nhé!

Xét nghiệm CEA

Xét nghiệm CEA là xét nghiệm dùng để đo một loại glycoprotein đặc hiệu trong máu, gọi là carcinoembryonic (CEA).

CEA còn được gọi là chỉ dấu của ung thư đại trực tràng, tuy nhiên không được sử dụng để chẩn đoán ung thư. Bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số cận lâm sàng khác để chẩn đoán chính xác hơn, trong đó có nội soi đại trực tràng. Ngoài ra, dấu ấn ung thư CEA còn được dùng để theo dõi điều trị và kiểm tra khả năng tái phát lại của ung thư.

Chỉ số CEA bình thường là dưới 2,5 ng/mL với người bình thường và dưới 5 ng/mL với người có thói quen hút thuốc.

Xét nghiệm CA 19-9

Xét nghiệm này sẽ đo nồng độ kháng nguyên CA 19-9 có trong máu, từ đó giúp bác sĩ có gợi ý ban đầu về tình trạng ung thư tuỵ. Ngoài ra, giá trị CA 19-9 cũng có thể tăng trong một số trường hợp ung thư khác, ví dụ như ung thư ống mật, ung thư đại – trực tràng, ung thư buồng trứng,… Tuy nhiên, chúng không có độ đặc hiệu và độ nhạy cao như là ung thư tuỵ.

Chỉ số CA 19-9 bình thường là dưới 37 U/mL.

> Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm ung thư đại tràng có thực sự tồn tại không?

Xét nghiệm CA 72-4

Đây là dấu ấn ung thư có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất đối với ung thư dạ dày. Nồng độ CA 72-4 cao có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày, nhưng đôi khi lại liên quan đến một số bệnh lý dạ dày khác như loét dạ dày, viêm teo dạ dày,… Để chẩn đoán chính xác tình trạng ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ thực hiện nội soi dạ dày và giải phẫu bệnh mẫu mô niêm mạc dạ dày.

Chỉ số CA 72-4 bình thường là dưới 6,9 U/mL.

các xét nghiệm ung thư
Kết quả xét nghiệm CA 72-4 có thể hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi ung thư dạ dày (Ảnh minh họa sưu tầm).

> Xem thêm: Xét nghiệm ung thư dạ dày thực hư như thế nào?

Xét nghiệm Pepsinogen

Xét nghiệm pepsinogen sẽ giúp đo nồng độ Pepsinogen I và Pepsinogen II có trong máu. Thông thường xét nghiệm này dùng để theo dõi điều trị bệnh lý viêm teo niêm mạc dạ dày, và trong một số trường hợp sẽ dùng cho ung thư dạ dày.

Chỉ số bình thường của xét nghiệm pepsinogen là:

  • Nồng độ pepsinogen I > 70 ng/mL
  • Tỷ lệ pepsinogen I/II > 3

Xét nghiệm AFP

Dấu ấn ung thư AFP được dùng trong nhiều trường hợp, bao gồm xét nghiệm sàng lọc trước sinh (tripple test) và xét nghiệm tầm soát ung thư gan.

Tuy nhiên, trong trường hợp không mang thai, cần lưu ý rằng chỉ số AFP gia tăng không đồng nghĩa với việc bạn mắc ung thư gan. Bác sĩ sẽ thực hiện một số cận lâm sàng khác như siêu âm, MRI, CT-scan hoặc sinh thiết gan để chẩn đoán chính xác bệnh lý.

Nồng độ AFP bình thường khi nằm dưới mức 10 ng/mL.

Xét nghiệm AFP-L3

Ngoài xét nghiệm kể trên, AFP-L3 cũng là một xét nghiệm tầm soát ung thư gan, với độ đặc hiệu cao hơn AFP. Cụ thể, xét nghiệm AFP-L3 có độ nhạy và độ đặc hiệu với ung thư biểu mô tế bào gan là 56% và trên 95%. Tuy nhiên, tương tự với xét nghiệm AFP thì xét nghiệm này không được dùng để chẩn đoán, mà phải kết hợp với nhiều cận lâm sàng khác.

Chỉ số AFP-L3 được xem là bình thường khi nằm dưới mức 10%.

Xét nghiệm PIVKA-II

Xét nghiệm PIVKA-II thường được dùng trong việc định lượng nồng độ PIVKA-II có trong máu, từ đó giúp hỗ trợ phát hiện sớm ung thư biểu mô tế bào gan. Xét nghiệm PIVKA-II cũng là một hạng mục được Hiệp hội Gan học Nhật Bản (JSH) khuyến khích thực hiện đối với những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư gan.

Nồng độ PIVKA-II được xem là bình thường khi nằm dưới mức 40 mAU/mL.

Xét nghiệm PSA

PSA là kháng nguyên được sản xuất từ các mô của tuyến tiền liệt. Nồng độ PSA gia tăng có thể là dấu hiệu của tình trạng ung thư tuyến tiền liệt. Đối với trường hợp sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt, nếu nồng độ PSA lại gia tăng thì có thể là dấu hiệu việc tái mắc ung thư.

Nồng độ PSA bình thường sẽ giao động từ 0 – 4 ng/mL. Khoảng giá trị bình thường có thể thay đổi dựa trên độ tuổi của bệnh nhân.

Xét nghiệm CA-125

CA-125 là một dấu ấn ung thư hữu hiệu trong việc theo dõi điều trị bệnh lý ung thư buồng trứng. Mẫu máu của bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để đo nồng độ kháng thể này có trong máu. Đặc biệt, xét nghiệm CA-125 sẽ được sử dụng để tầm soát sớm ung thư buồng trứng trong trường hợp người bệnh có các đột biến ở gene BRCA1 và BRCA2.

Chỉ số CA-125 bình thường khi nằm dưới mức 35 U/mL.

chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư
Xét nghiệm CA-125 được sử dụng trong quá trình theo dõi điều trị ung thư buồng trứng, đồng thời phát hiện ung thư tái phát sau điều trị (Ảnh minh họa sưu tầm).

Xét nghiệm thyroglobulin (TG)

Thông thường, xét nghiệm thyroglobulin (TG) dùng để theo dõi hiệu quả điều trị và khả năng tái phát của ung thư tuyến giáp. Khoảng giá trị bình thường giao động giữa nam và nữ, đồng thời cũng sẽ khác nhau ở các nhóm độ tuổi khác nhau.

Dưới đây là bảng giá trị bình thường của nồng độ Thyroglobulin.

Độ tuổiNamNữ
Từ 0-11 tháng tuổi0,6-5,5 ng/mL0,5-5,5 ng/mL
Từ 1-11 tuổi0.6-50,1 ng/mL0,5-52,1 ng/mL
Từ 12 tuổi trở lên0,5-53,0 ng/mL0,5-43,0 ng/mL

Xét nghiệm CA 15-3

CA 15-3 là một kháng nguyên được sử dụng trong việc theo dõi hiệu quả điều trị của ung thư vú. Ngoài ra, tại một số cơ sở y tế thì CA 15-3 cũng được sử dụng trong tầm soát ung thư vú đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

Chỉ số CA 15-3 bình thường khi nằm dưới mức 30 U/mL. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giá trị này có thể dao động ở các phòng thí nghiệm với nhau.

Xét nghiệm CA 27-29

Bên cạnh CA 15-3, CA 27-29 cũng là một dấu ấn ung thư có thể hỗ trợ phát hiện sớm ung thư vú. Chỉ số CA 27-29 bình thường nằm dưới mức 38 U/mL.

Tuy nhiên, cả 2 phương pháp này không dùng để chẩn đoán. Bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số chẩn đoán hình ảnh khác như X-quang tuyến vú hay chụp nhũ ảnh kỹ thuật số cắt lớp (DBT) để chẩn đoán chính xác bệnh lý ung thư vú.

xét nghiệm ung thư
Xét nghiệm CA 15-3 và CA 27-9 thường dùng trong việc theo dõi điều trị của bệnh lý ung thư vú (Ảnh minh họa sưu tầm).

Beta 2 Microglobulin (B2M)

Beta 2 Microglobulin (B2M) là một dấu ấn ung thư thường được sử dụng trong việc chẩn đoán các bệnh lý ung thư từ tuỷ xương hoặc máu.

Một số bệnh lý ung thư có thể chẩn đoán từ xét nghiệm Beta 2 Microglobulin (B2M):

  • Bệnh đa u tuỷ xương
  • Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho (CLL)
  • Bệnh lymphoma

Chỉ số Beta 2 Microglobulin (B2M) bình thường khi:

  • Mẫu máu: Từ 0,70-1,80 mcg/mL
  • Mẫu nước tiểu: ≤300 mcg/L
  • Dịch não tuỷ: 0 – 2,4 mg/L

Xét nghiệm CYFRA 21-1

CYFRA 21-1 là một kháng nguyên thường được dùng như dấu ấn cho ung thư phổi. Độ nhạy của CYFRA 21-1 trong phát hiện ung thư phổi chưa cao, do đó đã có một số nghiên cứu đề xuất việc kết hợp chỉ số này với chỉ số CEA để làm tăng khả năng phát hiện ung thư phổi.

Tuy nhiên, dù đã kết hợp 2 chỉ số này thì chúng chỉ nên được xem như gợi ý cho tình trạng ung thư phổi, và bác sĩ sẽ phải chỉ định thêm một số chẩn đoán hình ảnh khác như X-ray, CT-scanner hay giải phẫu bệnh.

Chỉ số CYFRA 21-1 bình thường nằm dưới mức 3,3 ng/mL.

Ưu và nhược điểm của xét nghiệm tầm soát ung thư

Hầu như các xét nghiệm nào cũng đều có những lợi ích và hạn chế nhất định. Do đó, trước khi thực hiện bất kỳ xét nghiệm tầm soát ung thư nào, bạn nên tìm hiểu qua các ưu và nhược điểm của phương pháp này.

Ưu điểm của xét nghiệm tầm soát ung thư

Việc tầm soát ung thư định kỳ có thể mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt ở nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao. Vậy đâu là các lợi ích của việc xét nghiệm tầm soát ung thư.

Các lợi ích nhận được khi tầm soát ung thư là:

  • Phát hiện những yếu tố nguy cơ, từ đó ngăn ngừa tiến triển thành ung thư.
  • Phát hiện ung thư sớm trước khi bệnh nhân có triệu chứng, từ đó việc điều trị dễ dàng hơn, rút ngắn thời gian hồi phục và tăng cơ hội sống sót.
  • Việc sàng lọc giúp người bệnh an tâm nếu kết quả bình thường.

Nhược điểm của xét nghiệm tầm soát ung thư

Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng các chỉ số xét nghiệm không phải lúc nào chính xác và có một số nhược điểm. Dưới đây là các nhược điểm của phương pháp này.

Nhược điểm của xét nghiệm tầm soát ung thư:

  • Đôi khi kết quả xét nghiệm tầm soát ung thư dương tính giả, có thể khiến ảnh hưởng đến tinh thần của bạn.
  • Kết quả xét nghiệm âm tính giả gây nhầm lẫn, khiến nhiều người bỏ lỡ cơ hội chẩn đoán và điều trị ung thư kịp thời.
  • Chẩn đoán quá mức tình trạng ung thư, có thể dẫn đến các phương pháp điều trị không cần thiết.
  • Một số cận lâm sàng nếu thực hiện nhiều lần có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, ví dụ như X quang, CT-scan,…

Giải thích thuật ngữ:

  • Dương tính giả: Là tình trạng người đi khám không mắc bệnh, nhưng kết quả xét nghiệm là dương tính.
  • Âm tính giả: Là tình trạng người đi khám có mắc bệnh, nhưng kết quả xét nghiệm là âm tính.
phương pháp phát hiện ung thư sớm
Các xét nghiệm tầm soát ung thư nên được xem là gợi ý cho tình trạng ung thư, không sử dụng cho việc chẩn đoán (Ảnh minh họa sưu tầm).

Các phương pháp giúp chẩn đoán ung thư khác

Trong quá trình thăm khám, tư vấn về các xét nghiệm tầm soát ung thư, Bác sĩ có thể kết hợp thực hiện một số phương pháp cận lâm sàng khác để xác định chính xác tình trạng bệnh lý và vị trí tổn thương. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán ung thư thường được sử dụng.

Chẩn đoán hình ảnh

Các chẩn đoán hình ảnh có thể giúp Bác sĩ xác định có khối u hay không, đồng thời đánh giá mức độ bệnh và hiệu quả điều trị. Cụ thể:

  • X-quang: Kỹ thuật này sử dụng các chùm năng lượng điện từ vô hình để tạo ra hình ảnh của các mô, xương và cơ quan bên trong trên phim. Từ phim X-quang, Bác sĩ sẽ phát hiện được khối u và vị trí của chúng trên cơ thể.chẩn đoán khối u hoặc chấn thương xương.
  • Siêu âm: Đây là thủ thuật sử dụng sóng siêu âm (sóng âm ở tần số cao) để tạo ra hình ảnh về cấu trúc bên trong cơ thể. Kỹ thuật này giúp Bác sĩ chẩn đoán một số bệnh ung thư nhất định, đồng thời hỗ trợ xác định vị trí để bác sĩ thực hiện sinh thiết sau này.quá trình sinh thiết dễ dàng hơn.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT): Là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, giúp sàng lọc ung thư, chẩn đoán sự hiện diện của khối u, xác định chính xác nơi thực hiện sinh thiết sau đó hay để đánh giá hiệu quả điều trị ung thư. ung thư có đáp ứng với điều trị hay không,…
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Tương tự như các phương pháp chẩn đoán khác thì chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng giúp phát hiện sự hiện diện và vị trí của khối u. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang khi thực hiện chụp cộng hưởng từ để có chất lượng hình ảnh rõ hơn.

Nội soi tiêu hoá

Nội soi tiêu hoá là một trong những phương pháp chẩn đoán hiện đại, được đánh giá là tiêu chuẩn “vàng” trong phát hiện và chẩn đoán ung thư tiêu hoá với độ chính xác cao.

Nội soi tiêu hoá có thể giúp phát hiện một số bệnh lý như:

Nhìn chung, hiện có nhiều bệnh viện, phòng khám cung cấp dịch vụ nội soi và tầm soát ung thư. Tuy nhiên để đảm bảo kết quả chính xác, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm để thực hiện quy trình nội soi đúng chuẩn.

endoclinic.vn – Trung Tâm Nội Soi & Chẩn Đoán Bệnh Lý Tiêu Hoá Uy Tín Tại TP. HCM

Hiện nay, endoclinic.vn là trung tâm nội soi tiêu hóa hiếm hoi tại Việt Nam chuyên sâu tầm soát và chẩn đoán ung thư tiêu hóa sớm với:

  • Đội ngũ Bác sĩ hàng đầu, dày dặn kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị.
  • Phương pháp chẩn đoán hiện đại, nổi bật là dịch vụ Nội soi không đau (Nội soi tiền mê).
  • Hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến với dây soi có độ phóng đại 100-135, chế độ nhuộm ảo (NBI), trí tuệ nhân tạo (AI) và màn hình 4K sắc nét.
  • Sau chẩn đoán, dựa vào tình trạng của từng bệnh nhân mà Bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị theo Guideline và sử dụng thuốc Brandname, giúp giảm thiểu chi phí điều trị trên toàn bộ lộ trình điều trị.
  • Chi phí điều trị hợp lý và rõ ràng, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều Khách hàng.
  • Phòng khám làm việc sớm từ 6h – 15h. Khách hàng ở tỉnh xa được thăm khám, hoàn tất và về trong ngày.
nội soi hỗ trợ trong quá trình chẩn đoán xét nghiệm ung thư
endoclinic.vn trang bị thiết bị tiên tiến cùng quy trình nội soi hiện đại, giúp Khách hàng trải nghiệm dịch vụ thoải mái.

Bạn có thể đặt lịch với bác sĩ endoclinic.vn qua Hotline 0939 01 01 01 hoặc tại đây: Đặt lịch khám.

Chẩn đoán qua sinh thiết

Sinh thiết là một thủ thuật được thực hiện để lấy mô hoặc tế bào ra khỏi cơ thể để kiểm tra dưới kính hiển vi. Kỹ thuật này thường được thực hiện để xác định xem khối u có ác tính (ung thư) hay không, hoặc để xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng hoặc viêm.

Một số phương pháp sinh thiết phổ biến bao gồm:

  • Sinh thiết qua nội soi
  • Sinh thiết tủy xương
  • Sinh thiết cắt bỏ hoặc rạch
  • Sinh thiết chọc kim nhỏ
  • Bấm sinh thiết
  • Cạo sinh thiết
  • Sinh thiết da

Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã có thêm thông tin về các chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư. Lưu ý, không phải chỉ số dấu ấn ung thư bất thường sẽ đồng nghĩa với tình trạng ung thư. Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và chỉ định cận lâm sàng phù hợp để được chẩn đoán chính xác tính trạng ung thư.

Câu hỏi thường gặp

Xét nghiệm máu có giúp phát hiện ung thư không?

Ngoài bệnh bạch cầu, hầu hết các bệnh ung thư không thể được phát hiện nếu chỉ thực hiện xét nghiệm máu thông thường (chẳng hạn như xét nghiệm máu toàn bộ CBC). Một số xét nghiệm máu cụ thể như xét nghiệm dấu ấn ung thư có thể là gợi ý cho tình trạng bệnh lý này. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác về ung thư, bạn cần thực hiện thêm các cận lâm sàng khác theo chỉ định của Bác sĩ.

Chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày là gì?

Một số xét nghiệm có thể được chỉ định trong tầm soát ung thư dạ dày là xét nghiệm CA 72-4, xét nghiệm pepsinogen hay các xét nghiệm HER2.

Tuy nhiên, nồng độ của các chỉ số có thể tăng cao do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác ngoài ung thư dạ dày. Vì thế, bệnh nhân cần thực hiện các cận lâm sàng khác như nội soi tiêu hoá để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư đại trực tràng là gì?

Xét nghiệm phổ biến thường được chỉ định trong tầm soát ung thư đại trực tràng là xét nghiệm CEA. Cần lưu ý rằng nồng độ CEA tăng cao có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác ngoài ung thư đại trực tràng. Do đó, để chẩn đoán chính xác ung thư đại trực tràng, người bệnh cần thực hiện kết hợp các cận lâm sàng khác.

Tài liệu tham khảo

1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic

2. Testing.com. Tumor Markers. 09 11 2021. https://www.testing.com/tests/tumor-markers/ (đã truy cập 25 05 2023).

3. Cleveland Clinic. Tumor Markers. 15 03 2023. https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/24813-tumor-markers (đã truy cập 25 05 2023).

4. Stanford Medicine. Types of Tumor Markers. https://stanfordhealthcare.org/medical-tests/t/tumor-markers/types.html (đã truy cập 25 05 2023).

5. SEER Training. Tumor Markers. https://training.seer.cancer.gov/diagnostic/markers.html (đã 6. Medline Plus. Tumor Marker Tests. https://medlineplus.gov/lab-tests/tumor-marker-tests/ (đã truy cập 25 05 2023).

7. Canadian Cancer Society. What are the benefits and limitations of regular cancer screening?. https://cancer.ca/en/cancer-information/find-cancer-early/screening-for-cancer/benefits-and-limitations-of-regular-cancer-screening (đã truy cập 25 05 2023).

8. Mayo Clinic. Cancer. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cancer/diagnosis-treatment/drc-20370594 (đã truy cập 25 05 2023).

9. National Cancer Institute. How Cancer Is Diagnosed. 17 0 1 2023. https://www.cancer.gov/about-cancer/diagnosis-staging/diagnosis (đã truy cập 25 05 2023).

10. Stanford Medicine. How Is Cancer Diagnosed?. https://stanfordhealthcare.org/medical-conditions/cancer/cancer/cancer-diagnosis.html (đã truy cập 25 05 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

56 + 54 = ?