Đau dạ dày nên ăn gì, uống gì để cải thiện triệu chứng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn. Như vậy, chế độ ăn cho người đau dạ dày như thế nào? Mời Cô Chú, Anh Chị cùng phòng khám dạ dày Endo Clinic tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ.
Lưu ý:
Đau dạ dày là thuật ngữ được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, thuật ngữ theo chuẩn y khoa của từ này là đau thượng vị. Bài viết này sẽ sử dụng thuật ngữ đau dạ dày và đau bao tử với mục đích tiếp cận được với nhiều đọc giả hơn.
Danh sách thực phẩm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Cô chú, anh chị nên chủ động liên hệ với bác sĩ để được tư vấn chi tiết về chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình.
Người bị đau dạ dày nên và không nên ăn gì?
Ở những người bị đau dạ dày (đau bao tử), việc chú ý đến chế độ ăn uống là việc vô cùng quan trọng. Một số loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ điều trị đau dạ dày tốt. Trong khi đó, một số thực phẩm làm cho tình trạng đau dạ dày trở nên nặng hơn. Hãy cùng tìm hiểu thêm các thực phẩm mà người có triệu chứng đau dạ dày nên và không nên ăn.
Bị đau dạ dày nên ăn gì?
Ngoài điều trị nguyên nhân gây ra triệu chứng đau dạ dày thì người bệnh nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học để giúp quá trình hồi phục diễn ra tốt hơn. Dưới đây là một số thực phẩm cô chú, anh chị có thể cân nhắc đưa vào khẩu phần ăn của mình.
Một số thực phẩm nên ăn nếu bị đau dạ dày (đau bao tử):
- Chuối
- Bánh mì nướng
- Sữa chua
- Yến mạch
- Táo
- Đủ đủ
- Các loại rau củ
- Gừng
- Thịt gà
- Súp, cháo
- Cam thảo
Chuối
Chuối là một thực phẩm trong danh sách thực phẩm BRAT (chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng). Đây là chế độ ăn thường được khuyến cáo dành cho những người có các vấn đề về dạ dày. Việc ăn chuối được cho là giúp hạn chế các cơn đau dạ dày bằng cách kích thích sản xuất lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Tuy nhiên, một số người có thể gặp một số triệu chứng tiêu hoá sau khi ăn chuối như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,… Nguyên nhân có thể đến từ lượng chất xơ hòa tan có trong chuối. Lượng chất xơ này dễ bị vi khuẩn đường ruột lên men hơn dạng chất xơ không hòa tan, do đó nếu tiêu thụ quá nhiều chuối có thể gây ra hiện tượng đầy bụng.
Ngoài ra, trong chuối chín còn chứa hàm lượng đường FODMAPs cao có thể làm xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu cho người bị hội chứng ruột kích thích (IBS). Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra khi ăn chuối thì người bệnh nên tạm ngưng sử dụng và nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn kỹ càng.
> Tham khảo thêm: Đau dạ dày là đau ở vị trí nào? Cảnh báo bệnh gì?
Bánh mì nướng
Bánh mì nướng cũng là một thành phần có trong chế độ ăn BRAT. Bánh mì nướng được xem là thực phẩm dễ tiêu hoá. Do đó, nếu người bệnh đang có triệu chứng đau dạ dày thì việc ăn bánh mì nướng sẽ giúp giảm áp lực lên ống tiêu hoá.
Lưu ý, trái ngược với bánh mì nướng, bánh mì nguyên cám lại là thực phẩm cần nhiều thời gian để tiêu hoá hơn. Do đó, người bệnh nên hạn chế những loại thực phẩm khó tiêu như bánh mì nguyên cám.
Sữa chua
Không chỉ chứa nhiều canxi, vitamin B2, vitamin B12, magie, kali, sữa chua còn giàu lợi khuẩn. Một số loại khuẩn thường được sử dụng trong sữa chua bao gồm Bifidobacteria và Lactobacillus. Việc ăn sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó làm giảm các triệu chứng như đầy bụng, tiêu chảy, táo bón,…
Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều sau khi ăn sữa chua:
- Không ăn sữa chua chứa lactose nếu mắc hội chứng không dung nạp lactose.
- Không ăn sữa chua nếu bị dị ứng với protein casein và whey trong sữa.
- Sữa chua thường chứa nhiều đường, do đó, tránh ăn quá nhiều, gây béo phì hay đái tháo đường (tiểu đường).
Yến mạch
Nếu đang thắc mắc không biết đau dạ dày nên ăn gì thì người bệnh có thể cân nhắc bổ sung yến mạch vào khẩu phần ăn. Đặc biệt, yến mạch là thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng yến mạch sẽ giúp hạn chế các cơn trào ngược, từ đó cũng hạn chế các triệu chứng như đau thượng vị, ợ nóng, ợ chua,…
Tuy nhiên, khi ăn yến mạch có thể gặp một số triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng. Do đó, cô chú, anh chị nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn có nên ăn yến mạch khi bị đau dạ dày không.
Táo
Táo là một loại trái cây cung cấp nhiều loại dinh dưỡng cho cơ thể và có chứa một thành phần gọi là pectin. Nhiều nghiên cứu cho thấy pectin có tác động tích cực đến hệ vi sinh đường ruột, kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn và ức chế tăng trưởng một số loại vi sinh gây hại như Clostridium và Bacteroides, từ đó giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, pectin trong táo còn giúp giảm nhẹ tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy.
Ngoài ra, táo còn có thể giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm và loét dạ dày. Hàm lượng chất xơ cao trong táo có khả năng làm giảm lượng acid có trong dạ dày cũng như làm dịu triệu chứng đầy hơi và đau dạ dày. Vì vậy, việc bổ sung táo trong khẩu phần ăn thường ngày là điều nên làm để dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung được khỏe mạnh hơn.
Đu đủ
Đu đủ là một loại trái cây miền nhiệt đới cũng có khả năng hỗ trợ giảm các triệu chứng tiêu hoá khó chịu. Không chỉ chứa nhiều nước và chất xơ, đu đủ còn chứa thêm enzyme papain. Đây là một loại enzyme giúp phân giải protein trong thức ăn, giúp thức ăn dễ dàng được tiêu hóa hơn và làm dịu các triệu chứng tiêu hoá.
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các chế phẩm từ đu đủ sẽ giúp người bệnh giảm được các triệu chứng như táo bón, ợ nóng hay là các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS).
Các loại rau củ
Rau củ được biết đến là nguồn thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong rau củ có chứa lượng chất xơ cao và nhiều nước giúp làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, cải thiện táo bón. Chất xơ còn giúp hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nhẹ các cơn đau.
Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp làm giảm lượng acid có trong dạ dày khiến tình trạng đầy hơi và đau dạ dày cũng được giảm bớt. Do đó, những người mắc bệnh viêm hoặc loét dạ dày – tá tràng nên xây dựng chế độ ăn nhiều rau củ, giàu chất xơ để giúp tình trạng viêm, loét được cải thiện.
> Tham khảo thêm: Tổng hợp 10+ cách giảm và điều trị táo bón hiệu quả
Gừng
Khi mắc trào ngược dạ dày – thực quản, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như buồn nôn, nôn hay đau dạ dày. Khi tìm kiếm giải pháp làm giảm trào ngược dạ dày thì nhiều người lựa chọn sử dụng gừng.
Trên thực tế, gừng cũng được quan sát là có nhiều lợi ích đối với hệ tiêu hóa. Cụ thể, ở người mắc chứng khó tiêu chức năng, việc sử dụng gừng sẽ giúp tăng tốc độ đưa thức ăn xuống các cơ quan tiếp theo là ruột non. Nhờ vậy sẽ hạn chế được các triệu chứng tiêu hoá gây khó chịu.
Khi sử dụng gừng, dù là bằng cách chế biến nào (ăn sống, nấu chín, nấu trà) thì người bệnh cũng phải lưu ý về hàm lượng. Không nên sử dụng quá 5 gram gừng mỗi ngày để tránh các tác dụng phụ như tiêu chảy, ợ nóng, đau dạ dày nghiêm trọng.
> Xem thêm: Trào ngược dạ dày có tự khỏi không?
Thịt ức gà
Thịt ức gà là một trong những thực phẩm có chứa nhiều protein và ít các chất béo khi so sánh với các loại thịt khác. Trung bình 100g thịt gà không xương và không da chứa không đến 1g chất béo. Do đó, khi đi vào cơ thể, ức gà khá dễ tiêu. Nếu đang tìm kiếm nguồn protein cho bữa ăn của mình mà không gây quá nhiều áp lực lên hệ tiêu hoá thì ức gà là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Cần lưu ý, phần da của gà có chứa nhiều chất béo. Do đó, khi ăn ức gà, nên lựa chọn phần ức đã được lọc da trước khi chế biến. Đồng thời, cần lưu ý kỹ càng khâu chế biến thịt gà. Cần đảm bảo thịt đã được chín tới kỹ càng, tránh để thịt còn tái hoặc sống do có thể chứa một số vi khuẩn có hại gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy hay buồn nôn, nôn.
Súp, cháo
Súp và cháo cũng được khuyến cáo cho những người mắc một số vấn đề về tiêu hóa. Súp và cháo là nhóm thực phẩm nhẹ, mềm, nhiều nước, dễ tiêu giúp hệ tiêu hóa không bị quá tải, hạn chế nhiều triệu chứng như đau dạ dày, buồn nôn, nôn, ợ hơi,… Ngoài ra, những người mắc trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), loét dạ dày – tá tràng,… cũng nên tham khảo và chế biến các món súp hoặc cháo để hỗ trợ cải thiện triệu chứng từ các bệnh lý này.
Lưu ý, khi chế biến các món ăn này, người bệnh nên sử dụng ít gia vị, hạn chế sử dụng gia vị chua, cay hoặc chứa thực phẩm gây khó tiêu như mỡ động vật để tránh bị đầy hơi, khó tiêu và làm trầm trọng các cơn đau dạ dày.
Rễ cam thảo
Cam thảo, đặc biệt là rễ cam thảo được biết đến như một loại thảo dược dân gian. Trong rễ cam thảo có chứa hợp chất gọi là glycyrrhizin. Glycyrrhizin được chứng minh có thể hỗ trợ điều trị các ổ loét dạ dày bằng cách kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch nhầy, bảo vệ lớp niêm mạc khỏi sự tấn công của acid, từ đó làm dịu các cơn đau dạ dày.
Bên cạnh đó, rễ cam thảo còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp), giúp ức chế sự sản xuất gastrin, làm giảm lượng acid dạ dày và ngăn ngừa tình trạng loét tái phát.
Lưu ý, hợp chất glycyrrhizin nếu sử dụng quá liều cũng gây ra các tác dụng phụ như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp,…. Do đó, nếu người bệnh muốn sử dụng rễ cam thảo an toàn, hãy tham vấn kỹ với bác sĩ về liều lượng trước khi sử dụng.
Đau dạ dày kiêng ăn gì?
Người bị đau dạ dày (đau bao tử) nên hạn chế những thực phẩm sau trong chế độ dinh dưỡng để tránh bệnh thêm nghiêm trọng.
Một số thực phẩm người bị đau dạ dày nên kiêng ăn là:
- Đồ ăn giàu chất béo, nhiều dầu mỡ
- Đồ ăn cay, nóng
- Thực phẩm nhiều đường
- Các loại rau sống
- Thực phẩm lên men
- Trái cây có vị chua
- Các loại đậu
Đồ ăn giàu chất béo, nhiều dầu mỡ
Thực phẩm giàu chất béo được xem là không tốt cho người bị đau dạ dày, bởi vì chúng có thể làm chậm quá trình tiêu hoá, đồng thời là ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Một số triệu chứng tiêu hoá có thể gặp do ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ đó là chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn,…
Thực phẩm nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ mà người bị đau dạ dày cần hạn chế là:
- Khoai tây/khoai lang chiên
- Mỡ động vật
- Thịt mỡ
- Phô mai
- Bơ
Lưu ý, chế độ ăn ít chất béo, dầu mỡ cũng có thể áp dụng cho người không có bất kỳ triệu chứng tiêu hoá nào, không chỉ dành riêng cho người bị đau dạ dày. Bên cạnh đó, trong bữa ăn thì nên sử dụng thay thế chất béo không bão hòa, ví dụ như dầu thực vật, thịt cá,…
Đồ ăn cay, nóng
Cảm giác cay nóng khi ăn thức ăn có ớt, tiêu đến từ một loại hợp chất có tên là capsaicin. Hợp chất này khi được tiêu thụ một lượng nhỏ có thể mang lại một số lợi ích như chống oxy hóa, giảm đau, giảm viêm,… Tuy nhiên, khi tiêu thụ một lượng lớn capsaicin trong thời gian dài có thể làm tổn hại đến niêm mạc dạ dày và đường ruột, gây ra các triệu chứng ợ nóng, tiêu chảy, đau dạ dày,…
Vì thế, khi người bệnh bị đau dạ dày hoặc mắc vấn đề về hệ tiêu hóa, nên hạn chế ăn đồ cay nóng để tránh làm các cơn đau trở nên nặng hơn.
Một số loại đồ ăn cay, nóng người bệnh cần tránh là:
- Tỏi.
- Ớt.
- Mù tạt.
- Hạt tiêu.
Thực phẩm nhiều đường
Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường (tiểu đường). Ở những bệnh nhân đái tháo đường có thể gặp một số triệu chứng tiêu hoá như trào ngược dạ dày thực quản, đầy hơi, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy,…
Thậm chí, việc sử dụng thực phẩm nhiều đường làm đẩy lượng đường huyết trong máu tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc liệt dạ dày ở người bị đái tháo đường. Đây là một biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá của người bệnh, từ đó làm trầm trọng hơn triệu chứng đau dạ dày.
Những loại thực phẩm có hàm lượng đường cao nên tránh như:
- Socola
- Kẹo
- Sữa đặc
- Bánh quy
- Bánh kem
- Trái cây đóng hộp
Các loại rau sống
Ở một số người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), việc ăn rau sống có thể làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng tiêu hoá như đầy hơi, táo bón,… Để lý giải cho tình trạng này thì có thể do rau có chứa nhiều chất xơ khó tiêu hoá, gây áp lực lớn lên hệ tiêu hoá của người bệnh. Đồng thời, một số loại rau khi ăn sống sẽ làm tăng tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
Một số loại rau mà bạn nên tránh ăn sống khi bị đau dạ dày:
- Bông cải xanh
- Cải thìa
- Bắp cải
- Cần tây
- Bắp
- Các loại đậu
Thực phẩm lên men
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm lên men mà chúng ta có thể tiếp cận được, và đây là nguồn cung cấp lợi khuẩn (probiotic) dồi dào.
Tuy nhiên, ở một số món lên men có vị chua hoặc cay thì có thể làm tăng khả năng gây ra các triệu chứng như ợ nóng hay ợ chua, cụ thể là dưa muối, cà muối, kim chi,…
Ngoài ra, quá trình lên men thực phẩm nếu không được kiểm soát chặt chẽ có thể bị nhiễm một số vi khuẩn, nấm mốc có hại. Khi đưa vào cơ thể thì có thể gây ra các rối loạn ở hệ tiêu hoá, thậm chí là ngộ độc thức ăn.
Trái cây có vị chua
Cam, chanh, bưởi, quýt,… là một số loại trái cây có vị chua mà người bị đau dạ dày cần hạn chế ăn. Các loại trái cây này có tính acid cao có thể làm kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, trái cây có tính acid cao cũng có thể làm trầm trọng triệu chứng ợ nóng đối với người mắc bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản.
> Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày không nên ăn trái cây gì?
Các loại đậu
Trong khẩu phần ăn của người bị đau dạ dày nên tránh sử dụng các loại đậu. Một số loại đậu chứa nhiều Galactans, là một phần trong FODMAPs. Một chế độ ăn chứa nhiều FODMAPs sẽ làm tăng nguy cơ gặp các triệu chứng như đầy hơi, đau quặn bụng, táo bón, tiêu chảy,…
Các loại đậu người bị đau dạ dày nên hạn chế sử dụng là:
- Đậu tương
- Đậu lăng
- Đậu Hà Lan
- Đậu phộng/lạc
Đau dạ dày NÊN uống gì và KHÔNG NÊN uống gì?
Ngoài bổ sung thực phẩm tốt cho dạ dày, hiểu rõ những loại thức uống nên sử dụng và nên tránh cũng rất quan trọng để có chế độ ăn uống khoa học, hỗ trợ điều trị triệu chứng đau dạ dày.
Người bị đau dạ dày (đau bao tử) nên uống gì?
Một số loại thức uống giúp hỗ trợ quá trình điều trị tình trạng đau dạ dày hiệu quả hơn. Hãy cùng Endo Clinic tìm hiểu các loại thức uống tốt cho người bị đau dạ dày nhé!
Một số loại thức uống người bị đau dạ dày nên sử dụng là:
- Nước lọc
- Nước dừa
- Trà thảo mộc
- Sữa ít béo hoặc sữa có nguồn gốc thực vật
Nước lọc
Uống nhiều nước đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiêu hóa. Nước hỗ trợ dạ dày nhanh chóng co bóp để đẩy thức ăn xuống ruột, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu gây đau dạ dày. Nước giúp phân giải thức ăn, cho phép các chất dinh dưỡng được hấp thụ dễ dàng hơn. Ngoài ra, nước còn giúp làm mềm phân, cải thiện được tình trạng táo bón.
Theo khuyến nghị, mỗi người nên uống khoảng 2 lít nước/ngày, tốt nhất là dùng nước đã đun sôi để nguội.
Nước dừa
Uống nước dừa nguyên chất là một cách hỗ trợ cải thiện nhiều triệu chứng của trào ngược dạ dày – thực quản. Nước dừa bổ sung nhiều chất điện giải như kali, giúp cân bằng độ pH của cơ thể từ đó kiểm soát triệu chứng ợ nóng, ợ chua.
Trà thảo mộc
Các loại trà thảo mộc như trà xanh, trà hoa cúc, trà cam thảo,… có thể giúp làm dịu nhẹ các cơn đau dạ dày, cải thiện nhiều triệu chứng khác đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, mỗi loại trà đều có các công dụng của riêng nó, vì thế nếu muốn sử dụng trà thảo mộc để hỗ trợ cải thiện đau dạ dày, hãy tham vấn thêm ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả như mong muốn.
Sữa ít béo hoặc sữa có nguồn gốc thực vật
Việc thay thế sữa nguyên kem thành sữa ít béo hoặc các sữa có nguồn gốc từ thực vật có thể giúp hạn chế các vấn đề về tiêu hoá, trong đó có trào ngược dạ dày – thực quản (GERD). Không chỉ sữa nguyên kem, những người có các vấn đề ở ống tiêu hoá trên cũng nên tránh sử dụng các sản phẩm khác từ sữa chứa nhiều chất béo như bơ, kem, phô mai,…
Ngoài ra, ở một số người không dung nạp lactose thì nên cân nhắc chuyển sang sử dụng sữa bò đã được loại bỏ lactose hoặc sữa có nguồn gốc từ thực vật như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa gạo,… Điều này giúp hạn chế các triệu chứng tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, nôn.
Đau dạ dày không nên uống gì?
Triệu chứng đau dạ dày (đau bao tử) có thể trở nên trầm trọng hơn nếu như người bệnh sử dụng một số thức uống không phù hợp. Dưới đây là một số thức uống là người bị đau dạ dày nên tránh.
Một số loại thức uống người bị đau dạ dày nên hạn chế là:
- Rượu bia
- Cà phê
- Thức uống có gas
Rượu bia
Rượu bia được xem là một trong những thực phẩm nên tránh nếu người bệnh bị đau dạ dày. Việc uống quá nhiều rượu bia sẽ tác động lên lớp nhầy bảo vệ niêm mạc khỏi tác động của axit dạ dày. Đồng thời, việc tiêu thụ rượu bia cũng làm tăng tiết axit trong dạ dày. Do đó, ở những người uống rượu bia thì niêm mạc có thể bị kích thích , gây nên tình trạng viêm hoặc loét ở dạ dày.
Cà phê
Cùng với rượu bia, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng cà phê khi có vấn đề ở tiêu hoá. Nguyên nhân bởi vì trong cà phê còn chứa một số hợp chất (chlorogenic acid, N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide) kích thích dạ dày tăng tiết acid, gây ra tình trạng đau dạ dày. Ngoài ra, một số người có thói quen sử dụng cà phê chung với sữa, kem béo thì có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày – thực quản, từ đó có thể gây ra các cơn đau dạ dày kèm buồn nôn, nôn.
Thức uống có gas
Thức uống có gas là loại thức uống thường chứa nước với carbon dioxide hòa tan, các chất tạo ngọt tổng hợp và một số loại hương liệu. Việc sử dụng thức uống có gas làm tích tụ lượng khí trong dạ dày, gây ra hiện tượng ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mối liên quan giữa bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản với thói quen sử dụng nhiều đồ uống có gas.
Ngoài ra, khi sử dụng lượng chất tạo ngọt tổng hợp trong thức uống có gas trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, tác động đến lượng đường huyết, làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2, béo phì, đột quỵ,…
Gợi ý thực đơn tốt cho người bị đau dạ dày
Dưới đây là một số thực đơn cho người đau dạ dày (đau bao tử) dưỡng bệnh:
Thực đơn số 1
- Bữa sáng: Cháo tôm và một ly sữa ít béo.
- Bữa trưa: Cơm, thịt băm sốt cà chua, bí đao luộc, trứng rán, hoa quả tráng miệng.
- Bữa tối: Cơm, cá kho, thịt gà viên hấp, rau luộc, hoa quả tráng miệng.
Thực đơn số 2
- Bữa sáng: Phở bò và một ly sữa ít béo.
- Bữa trưa: Cơm, đậu phụ sốt cà chua, cá quả hấp sả, rau cải luộc, hoa quả tráng miệng.
- Bữa tối: Cơm, thịt gà kho, canh bí đỏ và hoa quả tráng miệng.
Thực đơn số 3
- Bữa sáng: Bánh mì nướng và một ly sữa đậu nành.
- Bữa trưa: Cơm, thịt heo luộc, canh, trứng gà, hoa quả tráng miệng.
- Bữa tối: Cơm, thịt bò kho, cánh khoai tây hầm, tôm rang, hoa quả tráng miệng.
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm:
Một số lưu ý khác về chế độ ăn cho người đau dạ dày
Thói quen ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tiêu hóa, việc hay bỏ bữa hoặc ăn nhanh, nhai không kỹ,… rất dễ dẫn đến đau dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác. Do đó, bên cạnh việc lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp, người bệnh cũng cần lưu ý đến các thói quen ăn uống của bản thân. Điều này không chỉ cải thiện tình trạng đau dạ dày mà còn hạn chế cơn đau lại tái phát.
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ
Người bị đau dạ dày nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ (khoảng 4-5 bữa trong ngày) thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Việc chia nhỏ bữa ăn giảm tải áp lực cho dạ dày và đường ruột, giúp giảm thiểu tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, việc dễ tiêu hóa còn giúp cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ nóng, hỗ trợ tốt cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Ăn chậm, nhai kỹ
Ăn quá nhanh và nhai không kỹ có thể khiến cho hệ tiêu hóa không được hoạt động ổn định. Điều này dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu gây đau dạ dày, buồn nôn hoặc nôn. Do đó, nên ăn chậm, nhai kỹ để giúp dạ dày và đường ruột tiêu hóa dễ dàng hơn.
Nên ăn thức ăn mềm
Người bị đau dạ dày nên sử dụng thức ăn mềm, loãng, có nhiều nước (cháo, súp) vì điều này giúp cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ nhiều triệu chứng như đau dạ dày, buồn nôn, nôn,… Sau khi tình trạng đã được cải thiện có thể ăn dần dần những thức ăn đặc hơn như cháo đặc, cơm nấu mềm.
Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa
Người bị đau dạ dày cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt đúng giờ, đặc biệt là không bỏ bữa. Việc bỏ bữa thường xuyên là nguyên nhân chính dẫn tới nhiều triệu chứng như đau dạ dày, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn,… Lý do bởi vì lượng acid dạ dày gia tăng khi dạ dày bị trống mà không có thức ăn để tiêu hóa, từ đó dẫn đến các cơn đau. Do đó, việc ăn uống điều độ, đúng giờ, đúng bữa rất quan trọng để giữ gìn sức khỏe hệ tiêu hóa.
Tránh vận động mạnh sau khi ăn
Nhiều người cảm thấy đầy bụng, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn, nôn,… khi vận động mạnh ngay sau khi ăn xong. Do đó, sau khi ăn nên nghỉ ngơi từ 1-2 tiếng trước khi vận động để hạn chế các tác động không tốt lên hệ tiêu hóa.
Bài viết trên đây đã đưa ra một số gợi ý về các món ăn, thức uống phù hợp mà người đau dạ dày có thể cân nhắc áp dụng. Việc xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cũng là một cách để hỗ trợ giảm nhẹ các cơn đau dạ dày. Nhưng để điều trị dứt điểm, người bệnh nên đến thăm khám ở bác sĩ có chuyên môn để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị thích hợp.
Endo Clinic là trung tâm hiếm hoi chuyên sâu chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá, rối loạn tiêu hóa trong đó bao gồm tầm soát ung thư thực quản – dạ dày – tá tràng và ung thư đại trực tràng. Đến với trung tâm nội soi dạ dày Endo Clinic, quý khách được khám bệnh trực tiếp cùng với đội ngũ Bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.
Bác sĩ không chỉ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân theo Guideline với thuốc kê đơn Brand-name, mà còn tư vấn chế độ ăn uống khoa học, giúp cơn đau dạ dày không còn tái phát. Đặc biệt, quy trình nội soi tại Endo Clinic đảm bảo đạt tiêu chuẩn thế giới, bao gồm đồng thời 4 giải pháp:
- Sử dụng máy nội soi cao cấp, có độ phóng đại 100 – 135 lần giúp Bác sĩ đánh giá chính xác tổn thương.
- Chế độ nhuộm ảo (NBI) giúp nổi bật cấu trúc mạch máu và bề mặt niêm mạc dạ dày, từ đó hỗ trợ Bác sĩ chẩn đoán đúng về bệnh lý mà Quý khách gặp phải.
- Cam kết thời gian quan sát ít nhất 7 phút, đồng thời chụp ít nhất 22 tấm hình tại vị trí có nguy cơ tổn thương cao.
- Màn hình nội soi với độ phân giải 4K, cho hình ảnh sắc nét để chẩn đoán bệnh nhanh chóng, giảm tình trạng bỏ sót và đồng nhất về kết quả.
Cùng với phương pháp Nội Soi Dạ Dày Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) – được khuyến cáo theo Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á để tăng tỷ lệ phát hiện tổn thương, Endo Clinic cam kết khám ra bệnh với tỷ lệ chính xác 90% – 95% và tầm soát ung thư hiệu quả 95% – 99%. Ngoài ra, phòng khám mở cửa làm việc rất sớm (từ 6h đến 15h), thuận lợi cho Khách hàng ở xa được khám bệnh nhanh chóng, hoàn tất và về ngay trong ngày.
Nếu gặp phải cơn đau dạ dày khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, người bệnh hãy sớm đặt lịch khám dạ dày với Bác sĩ của Endo Clinic tại Đặt lịch khám hoặc liên hệ qua hotline 028 5678 9999 để được tư vấn chi tiết.
Mời Cô Chú, Anh Chị xem thêm các nội dung liên quan:
Câu hỏi thường gặp
Đau dạ dày có nên uống sữa không?
Người bị đau dạ dày có thể uống sữa nhưng nên lựa chọn các loại sữa ít béo hoặc sữa có nguồn gốc từ thực vật, không lựa chọn sữa nguyên kem hoặc nhiều chất béo vì không tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, người không dung nạp lactose cần phải tránh dùng loại sữa có chứa lactose.
Đau dạ dày ăn chuối được không?
Chuối là 1 loại thực phẩm được khuyến cáo là dành cho người bị đau dạ dày. Việc bổ sung chuối trong bữa ăn có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng đau bằng cách thúc đẩy dạ dày tạo lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?
Sữa chua chứa nhiều loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa. Vì thế, việc bổ sung sữa chua vào khẩu phần ăn hằng ngày có thể giúp hạn chế tình trạng khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi.
Tài liệu trực tuyến:
- Kathy W. Warwick. Benefits and health risks of bananas. 13 01 2020 https://www.medicalnewstoday.com/articles/271157
- Amy Richter. The 12 Best Foods for an Upset Stomach. 18 02 2023 https://www.healthline.com/nutrition/best-foods-for-upset-stomach
- Medanta Team. Foods to Eat and Avoid When You Have an Upset Stomach. 15 02 2019 https://www.medanta.org/patient-education-blog/things-to-eat-and-avoid-when-you-have-an-upset-stomach/
- Kelsey Trull. What to Drink for Acid Reflux. 18 05 2022 https://www.healthline.com/health/gerd/beverages
- Melinda Ratini. What to Eat (or Not) When Your Stomach Hurts. 28 01 2023 https://www.webmd.com/digestive-disorders/ss/slideshow-food-stomach-upset
- Amy Richter. Why Coffee May Upset Your Stomach. 03 04 2020 https://www.healthline.com/nutrition/coffee-upset-stomach