Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Chỉ số LYM là một trong những thông số quan trọng trong công thức máu. Chỉ số LYM bất thường có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng hay nhiều bệnh lý liên quan đến bạch cầu nguy hiểm. Vậy LYM là gì? Chỉ số LYM bao nhiêu là cao và có nguy hiểm không? Hãy cùng trung tâm tiêu hóa Endo Clinic tìm hiểu nhé!

Tổng quan về chỉ số LYM trong xét nghiệm máu
Tổng quan về chỉ số LYM trong xét nghiệm máu

LYM là gì?

LYM là viết tắt của tế bào bạch huyết bào lymphocytes hay còn được gọi là tế bào lympho. Nhằm phản ảnh số lượng tế bào lympho nhất định có trong cơ thể con người và là một loại tế bào bạch cầu không hạt được hình thành trong tủy xương. LYM tên tiếng anh là lymphocyte có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại ung thư, virus và tác nhân xâm nhiễm khác.[1]

LYM là gì?
LYM là gì?

Có hai loại tế bào lympho chính:

  • Tế bào B (tế bào lympho B): Tế bào B tạo ra kháng thể. Kháng thể đóng vai trò quan trọng trong việc tấn công virus, vi khuẩn và các tác nhân xâm nhiễm khác.
  • Tế bào T (tế bào lympho T): Liểm soát phản ứng miễn dịch của cơ thể, trực tiếp tấn công và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh và các khối u.[1]

Ngoài ra, một loại tế bào lympho ít phổ biến hơn là tế bào NK (tế bào tiêu diệt tự nhiên). Đây là hàng rào phòng thủ đầu tiên giúp cơ thể chúng ta chống lại các tác nhân gây bệnh.[2]

Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là chỉ số thể hiện số lượng tế bào lympho có trong mẫu máu được quan sát, đây là một hạng mục nằm trong xét nghiệm công thức máu (tổng phân tích tế bào máu ngoại vi). Ở người bình thường, chỉ số có giá trị ổn định nằm trong khoảng từ 20% – 40%. Đơn vị của nó có thể là K/μL, G/L hay % tuỳ vào loại chỉ số và cơ sở y tế.

Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì?
Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì?

Lưu ý:

Các thông tin ở những phần tiếp theo trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn chính xác nhất dựa trên kết quả xét nghiệm công thức máu của mình.

Ý nghĩa chỉ số LYM trong máu là gì?

Xét nghiệm chỉ số LYM là một trong những xét nghiệm quan trọng nhằm kiểm tra thành phần của bạch huyết bào lympho có trong máu. Thường được thực hiện trong quá trình xét nghiệm công thức máu (tổng phân tích tế bào máu) thường quy. Tuy nhiên ít người chú ý đến chỉ số này và ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm LYM mang lại khi xét nghiệm máu.

Ý nghĩa chỉ số LYM trong máu là gì?
Ý nghĩa chỉ số LYM trong máu là gì?

Chỉ số LYM trong máu bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số LYM trong máu bình thường là khi giá trị xét nghiệm ở mức từ 1000 – 4800 tế bào/μL (1 – 4,8 G/L hoặc 1 – 4,8 K/μL) đối với người lớn. Từ 3000 – 9500 tế bào/uL (3 – 9,5 G/L hoặc 3 – 9,5 K/μL) đối với trẻ em.

Chỉ số LYM trong máu bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số LYM trong máu bao nhiêu là bình thường?

Tuy nhiên, trong giấy xét nghiệm công thức máu sẽ có thể có 2 chỉ số liên quan đến lượng tế bào lympho, trong đó có LYM và LYM%. Dưới đây là thông tin về khoảng giá trị bình thường của 2 chỉ số này.

Chỉ số LYM bình thường dao động tuỳ theo độ tuổi, cụ thể:

  • Người lớn: Từ 1000 – 4800 tế bào trên 1 μL (1 – 4,8 G/L hoặc 1 – 4,8 K/μL).
  • Trẻ em: Từ 3000 – 9500 tế bào trên 1 μL (3 – 9,5 G/L hoặc 3 – 9,5 K/μL).[1]

Trong khi đó, chỉ số LYM% bình thường sẽ dao động từ 20% – 40%.[1]

Chỉ số LYM trong máu cao là bao nhiêu?

Chỉ số LYM trong máu cao là khi giá trị xét nghiệm nằm trên mức 4800 tế bào/μL (4,8 G/L hoặc 4,8 K/μL) đối với người lớn trưởng thành. Trong khi đó, với trẻ em, mức chỉ số LYM được xem là cao khi nằm trên mức 9500 tế bào/μL (9,5 G/L hoặc 9,5 K/μL).[1]

Ngoài ra, chỉ số LYM% cao là khi được xem trên mức 40%.

Chỉ số LYM trong máu cao là bao nhiêu?
Chỉ số LYM trong máu cao là bao nhiêu?

Chỉ số LYM tăng còn được gọi là lymphocytosis. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang làm việc để chống lại các tác nhân gây bệnh hoặc do các tình trạng bệnh lý như bệnh lý ung thư máu (leukemia).[3]

Chỉ số LYM trong máu thấp là bao nhiêu?

Chỉ số LYM trong máu thấp là khi giá trị xét nghiệm nằm dưới mức 1000 tế bào/μL (1 G/L hoặc 1 K/μL) đối với người trưởng thành. Còn đối với trẻ em, là khi nằm dưới mức 3000 tế bào/μL (3 G/L hoặc 3 K/μL).

Trong khi đó, chỉ số LYM% được xem là thấp khi nằm dưới mức 20%.

Chỉ số LYM trong máu thấp là bao nhiêu?
Chỉ số LYM trong máu thấp là bao nhiêu?

Chỉ số LYM giảm còn được gọi là lymphopenia. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tự miễn, nhiễm trùng hoặc do quá trình điều trị các bệnh lý nhất định.[3]

Tham khảo thêm các chỉ số liên quan đến bạch cầu khác tại đây:

Nguyên nhân làm chỉ số LYM cao là gì?

Chỉ số LYM cao hơn bình thường là khi các tế bào lympho đang sản sinh nhanh để tiêu diệt các tác nhân ngoại lai có thể gây bệnh cho cơ thể. Bạch cầu lympho tăng là dấu hiệu của bệnh lý nhiễm trùng như nhiễm virus, vi khuẩn, chất độc hoặc các bệnh lý truyền nhiễm khác trong cơ thể.

Nguyên nhân làm chỉ số LYM cao là gì?
Nguyên nhân làm chỉ số LYM cao là gì?

Các nguyên nhân làm chỉ số LYM tăng cao bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho (CLL)
  • Bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho có hạt lớn (LGL)
  • U lympho không Hodgkin
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Nhiễm trùng

Các tác nhân gây nhiễm trùng như virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. Khi các tác nhân gây nhiễm trùng như virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để chống lại các tác nhân ngoại lai này.

Một số nguyên nhân gây ra chỉ số LYM tăng cao có thể kể đến như:

  • Vi rút EBV (Epstein-Barr virus)
  • Cytomegalovirus (CMV)
  • Cúm
  • Ho gà
  • Vi rút Adenovirus
  • Vi rút viêm gan
  • Thuỷ đậu hoặc bệnh zona
  • Quai bị
  • Ban đào
  • HIV.[4]

Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho (CLL)

Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho (CLL) là bệnh ung thư máu và là một trong những bệnh bạch cầu phổ biến nhất ở người lớn. Đây là tình trạng tế bào bạch cầu lympho trong tủy xương bị đột biến hoặc thay đổi thành tế bào ung thư, các tế bào này sẽ nhân lên và xâm lấn vị trí tế bào khỏe mạnh.

Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho có thể ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh CLL bao gồm sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách, gần dạ dày và háng hoặc cảm thấy mệt mỏi, sốt, dễ bầm tím, chảy máu, sụt cân không rõ nguyên nhân,…[5]

Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho (CLL)
Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho (CLL)

Bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho có hạt lớn (LGL)

Bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho có hạt lớn (LGL) là một loại bệnh bạch cầu mạn tính hiếm gặp. Trung bình chỉ có 1 người mắc trên tổng số 1 triệu dân. Nhóm tuổi mắc bệnh lý này phổ biến là từ 60 tuổi trở lên.

Có 2 loại bệnh bạch cầu dòng tế bào có hạt lớn (LGL), bao gồm:

  • Bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T (T-LGL)
  • Rối loạn tăng sinh tế bào lympho tiêu diệt tự nhiên mạn tính (CLPD-NK).

Khi mắc bệnh lý này, các tế bào lympho T và tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) sẽ bị đột biến. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tạo tế bào máu của cơ thể, đồng thời làm tăng tổng lượng tế bào lympho có trong máu.[6]

U lympho không Hodgkin

U lympho không Hodgkin (non-Hodgkin lymphoma) là một loại ung thư phát sinh từ hệ bạch huyết. Cơ chế gây bệnh hiện nay vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng chủ yếu bệnh lý phát sinh từ các tế bào lympho B (chiếm 80 – 85%).[7]

Hiện nay, có đến hơn 70 loại bệnh u lympho không Hodgkin khác nhau. Bệnh lý này hiện nay đã có phương pháp điều trị, giúp kéo dài khả năng sống sót của người bệnh.[8]

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là bệnh gây ra bởi vi rút Epstein-Barr thông qua nước bọt. Do đó, bệnh này còn được gọi là “bệnh của những nụ hôn”. Ngoài ra, bệnh này cũng có thể lây thông qua việc dùng chung vật dụng ăn uống với người bệnh.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Người mắc bệnh lý này sẽ có kết quả chỉ số LYM gia tăng. Tuy nhiên, bác sĩ cần kết hợp với các dữ kiện lâm sàng và một số cận lâm sàng khác để chẩn đoán chính xác bệnh lý này. Trong đó, có thể kể đến như xét nghiệm kháng thể Heterophile, xét nghiệm huyết thanh học EBV.[9][10]

Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, những bệnh lý kể trên thì sẽ có một số nguyên nhân khác có thể làm tăng chỉ số LYM. Một số nguyên nhân là hút thuốc, dị ứng thuốc, căng thẳng, một số bệnh tự miễn, cắt lách,…[4]

Nguyên nhân làm chỉ số LYM thấp là gì?

Chỉ số LYM thấp đến từ nguyên nhân cơ thể đang gặp các vấn đề trong việc sản sinh ra tế bào lympho. Đây là vấn đề nghiêm trọng do các tác nhân gây bệnh mạnh (nhiễm trùng, bệnh lý về rối loạn máu, thiếu dinh dưỡng,…) làm tiêu diệt một lượng lớn tế bào bạch huyết bào trong cơ thể. Do đó, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch của cơ thể, làm cơ thể dễ bị bệnh hơn.[11]

Nguyên nhân làm chỉ số LYM thấp là gì?
Nguyên nhân làm chỉ số LYM thấp là gì?

Một số nguyên nhân làm chỉ số thấp bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Các bệnh lý và rối loạn về máu
  • Bệnh tự miễn
  • Điều trị ung thư
  • Thiếu dinh dưỡng

Nhiễm trùng

Tình trạng nhiễm trùng cũng có thể làm giảm lượng tế bào lympho có trong máu, bao gồm cả vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng.

Một số bệnh lý làm giảm chỉ số LYM như:

  • HIV/AIDS
  • Cúm
  • COVID-19
  • Viêm gan
  • Sốt rét
  • Sởi
  • Viêm phổi
  • Lao.[11]

Các bệnh lý và rối loạn về máu

Một số rối loạn máu và ung thư có thể gây cản trở đến khả năng hình thành các tế bào lympho của cơ thể. Một số bệnh lý có thể kể đến như bệnh bạch cầu, ung thư hạch, bệnh thiếu máu bất sản hoặc hội chứng loạn sinh tuỷ (MDS).[11]

Bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch không thể phân biệt được sự khác nhau giữa tế bào của cơ thể và tế bào lạ. Trong đó, tế bào lympho cũng có thể bị tấn công, do đó có thể làm giảm chỉ số LYM.

Một số bệnh lý tự miễn có thể làm giảm chỉ số LYM như:

  • Bệnh Lupus
  • Bệnh Sarcoid (sarcoidosis)
  • Bệnh nhược cơ (myasthenia gravis)
  • Bệnh viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis).[11]

Điều trị ung thư

Các phương pháp điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị hoặc cấy ghép tủy xương có thể gây ảnh hưởng đến tủy xương. Từ đó sẽ làm suy giảm khả năng tạo tế bào lympho của tủy xương.[11]

Điều trị ung thư
Điều trị ung thư

Thiếu dinh dưỡng

Lượng tế bào lympho trong máu có thể suy giảm do cơ thể bị thiếu dinh dưỡng. Trong đó, có thể kể đến một số vitamin và khoáng chất như vitamin B12, folic acid, kẽm,… Đây là lý do phổ biến nhất trên thế giới khiến cơ thể không sản sinh đủ lượng tế bào lympho.[11]

Các nguyên nhân khác

Một số bệnh lý về di truyền cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu tế bào lympho trong máu. Ví dụ như có hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich, suy giảm miễn dịch kết hợp trầm trọng (SCID),…

Trong một số trường hợp, chỉ số LYM cũng có thể tăng ở người bệnh mắc các bệnh lý về tiêu hoá hay bệnh lý về thận. Ngoài ra, nếu bạn có thói quen uống nhiều rượu bia thì cũng có thể có nguy cơ bị thiếu tế bào lympho trong máu.[11][12]

Mời Cô chú, Anh chị tham khảo thêm các bài viết khác về công thức máu:

>> MONO trong xét nghiệm máu là gì?

>> Chỉ số WBC trong máu cao

>> Tăng bạch cầu ái toan nguy hiểm như thế nào?

Cách đọc chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số xét nghiệm LYM là chỉ số nằm trong xét nghiệm công thức máu. Tuỳ vào các cơ sở y tế mà khoảng tham chiếu có thể dao động ở các cơ sở y tế. Dưới đây là cách để bạn đọc kết quả chỉ số LYM trong xét nghiệm công thức máu tương tự như các chỉ số: HGB, RBC, MCHC, RDW, PLT,…

Cách đọc chỉ số LYM trong xét nghiệm máu:

  • Tên chỉ số: LYM.
  • Kết quả chỉ số: giá trị của chỉ số LYM của bạn sẽ được trình bày tại đây.
  • Khoảng tham chiếu: trình bày chỉ số LYM bình thường giúp bạn có căn cứ để đối chiếu.
  • Đơn vị: tùy vào cơ sở y tế mà chỉ số LYM có đơn vị là K/μL, G/L.
Cách đọc chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì?
Cách đọc chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì?

Ngoài ra, cũng có một chỉ số khác có liên quan là LYM%. Dưới đây là hướng dẫn cách đọc kết quả chỉ số LYM% trong xét nghiệm.

Cách đọc chỉ số LYM% trong xét nghiệm máu:

  • Tên chỉ số: LYM%.
  • Kết quả chỉ số: giá trị của chỉ số LYM% của bạn sẽ được trình bày tại đây.
  • Khoảng tham chiếu: trình bày chỉ số LYM% bình thường giúp bạn có căn cứ để đối chiếu.
  • Đơn vị: phần trăm (%).

Cách đọc chỉ số LYM% trong xét nghiệm máu
Cách đọc chỉ số LYM% trong xét nghiệm máu

Cần chuẩn bị gì trước khi đi xét nghiệm chỉ số LYM?

Nhìn chung, trước khi thực hiện xét nghiệm công thức máu thì Cô chú, Anh chị không cần chú ý quá nhiều. Trong xét nghiệm công thức máu ngoài chỉ số LYM còn có các chỉ số BASO, MCH, MCV, HCT, MPV,… Dưới đây là một số lưu ý mà Cô chú, Anh chị có thể tham khảo thêm trước khi đi xét nghiệm.

Cần chuẩn bị gì trước khi đi xét nghiệm chỉ số LYM?
Cần chuẩn bị gì trước khi đi xét nghiệm chỉ số LYM?

Các lưu ý trước khi xét nghiệm công thức máu:

  • Không cần nhịn ăn: tương tự nhiều xét nghiệm khác, Cô chú, Anh chị không cần phải nhịn ăn.
  • Mặc đồ thoải mái: Cô chú, anh chị hãy mặc đồ thoải mái, giúp điều dưỡng thuận tiện trong việc lấy máu để xét nghiệm.
  • Trao đổi về toa thuốc và bệnh lý của bản thân: Một số thuốc hoặc bệnh lý có thể ảnh hưởng đến chỉ số trong xét nghiệm. Do đó, Cô chú, Anh chị nên liên hệ với bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Liên hệ đặt lịch hẹn trước: Cô chú, anh chị nên đặt lịch hẹn với bác sĩ trước để tránh phải chờ đợi.

Hiện nay, tại phòng khám tiêu hoá Endo Clinic cũng có cung cấp dịch vụ xét nghiệm công thức máu.

Giá xét nghiệm công thức máu ở Endo Clinic hiện nay là 100.000 VNĐ. Chi phí trên được cập nhật mới nhất tới ngày 13/12/2023.

Để cập nhật mức giá mới nhất, Cô chú, Anh chị vui lòng nhấn vào: Giá dịch vụ nội soi tiêu hóa.

Câu hỏi thường gặp

Chỉ số LYM là gì?

Chỉ số LYM cho thấy số lượng tế bào lympho (lymphocyte) có trong máu. Chỉ số LYM bình thường dao động từ 1 – 3,4 G/L (K/μL).

Chỉ số LYM% là gì?

Chỉ số LYM% cho thấy tỷ lệ tế bào lympho (lymphocyte) so với tổng tế bào bạch cầu có trong máu. Chỉ số LYM% bình thường dao động từ 20 – 40%.

Chỉ số LYM cao có nguy hiểm không?

Chỉ số LYM và LYM% cao có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng hay các bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, không thể khẳng định thông qua chỉ số LYM hay LYM%. Cô chú, Anh chị nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Tài liệu tham khảo

1. Professional, Cleveland Clinic medical. “Lymphocytes.” Cleveland Clinic,
https://my.clevelandclinic.org/health/body/23342-lymphocytes. Accessed 10 July 2023.

2. Fehniger, et al. “CD56bright Natural Killer Cells Are Present in Human Lymph Nodes and Are Activated by T Cell–Derived IL-2: A Potential New Link between Adaptive and Innate Immunity.” Blood, vol. 101, no. 8, Apr. 2003, pp. 3052–57,
https://ashpublications.org/blood/article/101/8/3052/16656/CD56bright-natural-killer-cells-are-present-in.

3. Iarocci, Tom. “5 Things To Know About Lymphocytes.” Verywell Health, 22 June 2017,
https://www.verywellhealth.com/what-are-lymphocytes-4140826. Accessed 11 July 2023.

4. Professional, Cleveland Clinic medical. “Lymphocytosis.” Cleveland Clinic,
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17751-lymphocytosis. Accessed 11 July 2023.

5. “Chronic Lymphocytic Leukemia Treatment – NCI.”
https://www.cancer.gov/types/leukemia/patient/cll-treatment-pdq, Accessed 11 July 2023.

6. Professional, Cleveland Clinic medical. “Large Granular Lymphocytic Leukemia.” Cleveland Clinic,
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/24128-large-granular-lymphocytic-leukemia. Accessed 11 July 2023.

7. Martin, Peter, and John P. Leonard. “Non-Hodgkin Lymphomas.” MSD Manuals, 2 May 2022,
https://www.msdmanuals.com/professional/hematology-and-oncology/lymphomas/non-hodgkin-lymphomas. Accessed 11 July 2023.

8. Professional, Cleveland Clinic medical. “Non-Hodgkin Lymphoma.” Cleveland Clinic,
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15662-non-hodgkin-lymphoma. Accessed 11 July 2023.

9. “Mononucleosis (Blood) –  Health Encyclopedia.” University of Rochester Medical Center,
https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=167&contentid=mononucleosis_blood. Accessed 11 July 2023.

10. Kaye, Kenneth M. “Infectious Mononucleosis.” MSD Manuals, 29 Sept. 2021,
https://www.msdmanuals.com/professional/infectious-diseases/herpesviruses/infectious-mononucleosis. Accessed 11 July 2023.

11. Professional, Cleveland Clinic medical. “Lymphopenia.” Cleveland Clinic,
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/24837-lymphopenia. Accessed 11 July 2023.

12. Iftikhar, Noreen. “What Is Lymphocytopenia?” Healthline Media, 14 Feb. 2018,
https://www.healthline.com/health/lymphocytopenia. Accessed 11 July 2023.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

27 + 28 = ?