Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Bạn thường xuyên cảm thấy khó chịu, vướng víu ở cổ họng khi ăn uống kể cả khi nuốt nước bọt? Bạn lo lắng rằng mình mắc phải một căn bệnh nguy hiểm nào đó? Nếu câu trả lời của bạn là có, thì bạn có thể đang bị viêm họng do trào ngược dạ dày. Hãy cùng endoclinic.vn tìm hiểu nguyên nhân trào ngược dạ dày gây viêm họng và cách điều trị hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý:

  • Trào ngược dạ dày là tình trạng acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Bài viết này sử dụng thuật ngữ Trào ngược dạ dày với mục đích tiếp cận được với nhiều bạn đọc hơn. Theo chuẩn chuyên môn, bệnh lý này có tên chính xác là Trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chính xác nhất, Cô Chú, Anh Chị nên đến phòng khám uy tín để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.

Triệu chứng trào ngược dạ dày gây viêm họng là gì?

Triệu chứng trào ngược dạ dày gây viêm họng và bệnh viêm họng thông thường gần như giống hệt nhau, ví dụ như là nuốt đau, ngứa họng, ho,… Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm họng do trào ngược, bạn có thể gặp thêm nhiều triệu chứng điển hình khác.

Một số triệu chứng điển hình giúp nhận biết viêm họng do trào ngược dạ dày:

Ngoài ra, nếu tình trạng viêm họng tái phát nhiều lần mặc dù đã giữ gìn vệ sinh răng miệng, họng thường xuyên hoặc đã điều trị viêm họng cũng là một dấu hiệu cho biết rằng viêm họng là đến từ trào ngược axit.

nguyên nhân trào ngược dạ dày gây viêm họng hạt
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản khởi phát do cơ thắt thực quản dưới (LES) hoạt động bất thường, khiến dịch acid trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Nguồn ảnh minh họa từ ET HealthWorld.

> Xem thêm: Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có nguy hiểm không?

Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây viêm họng là gì?

Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây viêm họng là do tình trạng axit dạ dày trào ngược vào thực quản. Do axit dạ dày có tính ăn mòn cao, nó gây kích ứng niêm mạc thực quản và vùng hầu họng, gây ngứa, đau rát, sưng và viêm họng.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây viêm họng
Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây viêm họng

Viêm họng do trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày gây viêm họng tương đối nguy hiểm do khó phân biệt với viêm họng thông thường bởi những triệu chứng tương tự nhau như đau họng, nghẹn cổ họng và ho. Do đó, người bệnh sẽ dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, bệnh lý trào ngược dạ dày sẽ tiến triển âm thầm và hình thành biến chứng ở vùng thực quản.

Viêm họng do trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm họng do trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Một số biến chứng của trào ngược dạ dày như sau:

  • Viêm thực quản
  • Loét thực quản
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Hẹp thực quản
  • Barret thực quản 
  • Ung thư thực quản

Trào ngược dạ dày gây viêm họng phải điều trị ra sao?

Điều trị trào ngược dạ dày gây viêm họng quan trọng nhất vẫn là kiểm soát tốt tình trạng trào ngược axit dạ dày. Đây là nguyên nhân gốc rễ khiến cho viêm họng của bạn kéo dài không hết. Do đó, khi nhận thấy những triệu chứng viêm họng liên tục tái phát, kèm theo những dấu hiệu như ợ nóng thường xuyên, hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán.

Khi đó, bác sĩ sẽ khai thác về tiền căn bệnh sử, cũng như chỉ định cận lâm sàng như nội soi dạ dày để kiểm tra. Nhờ đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp, phổ biến hiện nay là điều trị nội khoa bằng thuốc.

Cách điều trị trào ngược dạ dày gây viêm họng
Cách điều trị trào ngược dạ dày gây viêm họng

4 nhóm thuốc điều trị trào ngược dạ dày:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
  • Thuốc kháng Histamin H2
  • Thuốc trung hòa acid (Antacid)
  • Thuốc điều hòa nhu động ruột (Prokinetic)

Lưu ý là người bệnh không nên tự mua thuốc sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trào ngược dạ dày, người bệnh nên nhanh chóng đi thăm khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn do dùng thuốc sai cách. 

> Tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Phải làm gì để giảm viêm họng do trào ngược dạ dày?

Để trào ngược dạ dày gây viêm họng được cải thiện rõ rệt thì bạn nên tránh những thức ăn chiên xào dầu mỡ, chua cay. Bởi chúng sẽ gây kích ứng niêm mạc họng làm nặng hơn tình trạng sưng viêm, đau rát và nghẹn cổ họng. Đồng thời, có một số biện pháp khác mà bạn có thể thực hiện tại nhà để giảm viêm họng khi bị trào ngược dạ dày.

Cách giảm viêm họng khi bị trào ngược dạ dày
Cách giảm viêm họng khi bị trào ngược dạ dày

Một số thói quen sinh hoạt và ăn uống có thể áp dụng tại nhà để giảm viêm họng:

  • Hạn chế thức ăn và đồ uống gây kích thích: Các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chua, cay nóng, socola,…và đồ uống có chứa caffeine, cồn, đồ uống có ga, sữa bò, nước ép chanh, cà chua… có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày và gây ra trào ngược dạ dày.
  • Tránh ăn quá no, nên ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày: Nên chia thành 3 – 4 bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ăn quá no trong một lần. Điều này giúp giảm áp lực lên dạ dày và giảm nguy cơ trào ngược.
  • Tránh ăn trước khi đi ngủ: Hạn chế ăn trước khi đi ngủ ít nhất 2 -3 giờ. Điều này giúp dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn trước khi chúng ta đi ngủ.
  • Nâng cao đầu khi ngủ: Việc nâng cao đầu khi nằm ngủ sẽ giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày khi nằm.
  • Tránh áp lực lên thành bụng: Hạn chế việc mang vác đồ nặng và mặc quần áo quá chật
  • Uống nước nhiều: bổ sung nước, giữ vùng họng không bị khô, sẽ giúp giảm cảm giác đau rát họng.
  • Tránh nằm ngay sau khi ăn
  • Tập thể dục và duy trì cân nặng lý tưởng
  • Không hút thuốc
  • Tránh căng thẳng, stress

Trên đây là một số thông tin về cách điều trị viêm họng do trào ngược dạ dày. Nếu bạn thấy mình có triệu chứng viêm họng nghi ngờ do trào ngược dạ dày thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để để bệnh diễn tiến nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Câu hỏi thường gặp

Trào ngược dạ dày có gây viêm họng không?

Trào ngược dạ dày có thể gây viêm họng. Tuy nhiên, triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với tình trạng viêm họng thông thường. Vì thế, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh và có phương hướng điều trị tối ưu, người bệnh nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.

Có những cách chữa trào ngược dạ dày gây viêm họng nào?

Cách chữa trào ngược dạ dày gây viêm họng hiệu quả nhất đó là dùng thuốc để giảm đi lượng acid dư thừa trong dạ dày, hạn chế các triệu chứng trào ngược. Ngoài ra, người bệnh cũng nên thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

Tài liệu tham khảo:

1. WebMD. Understanding Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) — Symptoms. 14 05 2023. https://www.webmd.com/heartburn-gerd/understanding-gerd-symptoms. (đã truy cập 07 05 2023)

2. Michelle Pugle. Remedies and Habits That Ease Sore Throat from Acid Reflux. 18 10 2022. https://www.verywellhealth.com/acid-reflux-sore-throat-remedies-5181564. (đã truy cập 07 05 2023)

3. Julia Haskins. Side effects of antacids. 25 04 2023. https://www.healthline.com/health/antacids#takeaway. (đã truy cập 07 05 2023)

4. Michael Kerr. What Are the Side Effects of H2 Receptor Blockers? 10 04 2020. https://www.healthline.com/health/gerd/h2-blockers#h-2-receptor-blockers-vs-proton-pump-inhibitors-pp-is. (đã truy cập 07 05 2023)

5. Robin Madell. Proton Pump Inhibitors. 31 05 2023. https://www.healthline.com/health/gerd/proton-pump-inhibitors. (đã truy cập 07 05 2023)

6. Marcel Yibirin,corresponding author Diana De Oliveira, Roberto Valera, Andrea E Plitt, and Sophia Lutgen. Adverse Effects Associated with Proton Pump Inhibitor Use. 18 01 2021. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7887997/. (đã truy cập 07 05 2023)

7. NHS. Sore throat. 05 02 2021. https://www.nhs.uk/conditions/sore-throat/. (đã truy cập 07 05 2023)

8. David Railton. Sore throat and acid reflux: What is the link? 13 03 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/315066#_noHeaderPrefixedContent. (đã truy cập 07 05 2023)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

27 + 28 = ?