Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Bạn đang bị trào ngược dạ dày hành hạ về đêm? Nó làm cho giấc ngủ bị gián đoạn khiến bạn vô cùng khó chịu và mệt mỏi và bạn mong muốn tìm cách khắc phục vấn đề trên? Vậy hãy cùng endoclinic.vn tìm hiểu tư thế ngủ tốt nhất cho người bệnh trào ngược dạ dày trong bài viết sau!

LƯU Ý

  • Bài viết này sử dụng thuật ngữ Trào ngược dạ dày với mục đích tiếp cận được với nhiều bạn đọc hơn. Theo chuẩn chuyên môn, bệnh lý này có tên chính xác là Trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chính xác nhất, bạn nên đến phòng khám uy tín để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.

Như thế nào là trào ngược dạ dày?

Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dạ dày bị đẩy ngược vào thực quản khiến lớp niêm mạc trầy xước, bỏng rát. Khi bình thường, cơ thắt thực quản dưới (LES) sẽ thắt chặt, ngăn axit trào ngược. Nhưng khi bị bệnh, cơ LES trở nên lỏng lẻo và khép không kín, tạo điều kiện axit trào ngược trở lên.

Bệnh gây ra hàng loạt những triệu chứng khó chịu, bao gồm ợ nóng, ợ trớ, đau thượng vị, đau tức ngực, nuốt khó, buồn nôn và nôn… khiến chất lượng cuộc sống sụt giảm. Các triệu chứng có xu hướng trầm trọng hơn vào ban đêm, làm người bệnh thường xuyên mất ngủ, làm suy nhược cơ thể.

tư thế ngủ cho người bị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày kéo dài có thể gây viêm thực quản, hẹp thực quản, thực quản Barrett và thậm chí dẫn đến ung thư biểu mô thực quản.

> Xem thêm: Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có nguy hiểm không?

Vì sao trào ngược dạ dày thường xảy ra vào ban đêm?

Trào ngược dạ dày thường xảy ra vào ban đêm bởi vì tư thế khi nằm ngủ của người bệnh tạo điều kiện trào ngược dạ dày dễ xảy ra. 

Để dễ hiểu hơn, khi đứng hoặc ngồi, dạ dày sẽ nằm thấp hơn thực quản. Khi đó, trọng lực giúp kéo axit dạ dày xuống dưới nên tình trạng trào ngược được giảm bớt hoặc tần suất xuất hiện ít hơn. Còn khi nằm ngủ, trọng lực không còn đóng vai trò như trên, cùng với thực quản và dạ dày nằm ngang nhau, dễ khiến axit dễ trào ngược lên và gây ra triệu chứng khó chịu.

Vì sao trào ngược dạ dày thường xảy ra về đêm?
Vì sao trào ngược dạ dày thường xảy ra về đêm?

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ như ăn các loại thức ăn cay, căng thẳng, hút thuốc hoặc uống rượu, mặc quần áo bó sát, ăn những bữa ăn lớn hoặc ăn gần giờ đi ngủ cũng có thể góp phần gây ra chứng trào ngược vào ban đêm.

Làm gì để giảm trào ngược dạ dày ban đêm?

Giảm trào ngược dạ dày ban đêm là cần thiết để giấc ngủ không bị gián đoạn, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Vài cách sau đây bạn có thể tham khảo để giúp buổi đêm được ngủ ngon hơn, hạn chế trào ngược.

Cách giảm trào ngược dạ dày để có giấc ngủ ngon
Cách giảm trào ngược dạ dày để có giấc ngủ ngon

Một số cách giúp giảm trào ngược dạ dày ban đêm bạn có thể tham khảo:

  • Mặc quần áo ngủ thoải mái, rộng rãi: Quần áo quá chật có thể tạo áp lực lên bụng và dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược. Chọn đồ ngủ thoải mái, rộng rãi để tạo cảm giác thoải mái khi ngủ.
  • Tránh ăn quá sát giờ đi ngủ: Bữa ăn lớn hoặc ăn gần giờ đi ngủ có thể làm tăng nguy cơ axit và thức ăn trào ngược lên thực quản khi bạn nằm xuống ngủ. Hãy ăn nhẹ và cách 2-3 giờ trước khi đi ngủ.
  • Tránh thực phẩm có thể gây trào ngược: Thức ăn cay nóng, chứa nhiều chất béo, chocolate, đồ uống có ga hoặc cafein thường kích thích dạ dày và tăng nguy cơ trào ngược. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này vào buổi tối để giảm triệu chứng.
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý: Béo phì tăng áp lực lên bụng và dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược. Duy trì một chế độ ăn lành mạnh và lối sống khoa học để duy trì trọng lượng cơ thể ổn định.
  • Tránh hút thuốc lá: Thuốc lá có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày và giảm sức đề kháng của niêm mạc dạ dày, gây ra triệu chứng trào ngược. Việc loại bỏ hút thuốc lá có thể giúp cải thiện giấc ngủ và giảm triệu chứng không thoải mái.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn một bữa lớn, hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa, tránh triệu chứng trào ngược dạ dày.

Bên cạnh đó, người mắc trào ngược dạ dày cũng cần điều chỉnh về tư thế ngủ của mình. Một tư thế nằm ngủ đúng có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng của trào ngược, từ đó bạn ngủ ngon giấc hơn.

Trào ngược dạ dày nên nằm nghiêng bên nào là tốt nhất?

Trào ngược dạ dày nên nằm nghiêng sang bên trái hoặc nằm ngửa và nâng cao đầu giường khoảng 15cm là tốt nhất. Trong đó, nằm nghiêng bên trái đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng của trào ngược dạ dày.

Tư thế ngủ cho người bệnh trào ngược dạ dày
Tư thế ngủ cho người bệnh trào ngược dạ dày

Lý do bởi vì tư thế nằm nghiêng sang trái giúp dạ dày ở vị trí thấp hơn so với thực quản, từ đó hỗ trợ việc ngăn chặn axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Nhiều người cảm thấy tư thế này giúp triệu chứng ít nghiêm trọng cũng như giảm tần suất xảy ra hơn.

Còn đối với nằm ngửa có kê gối cao để đỡ đầu và vai hoặc nâng cao đầu giường, mục đích là nâng toàn bộ phần bụng trên lên để trọng lực giữ axit dạ dày xuống, từ đó giảm nguy cơ axit và thức ăn trào ngược lên thực quản trong khi ngủ. Bạn không nên chỉ kê cao mỗi phần đầu vì nó có thể gây chấn thương ở vùng cổ.

Tư thế nằm ngủ nào cần tránh khi bị trào ngược dạ dày?

Tư thế nằm ngủ cần tránh khi bị trào ngược dạ dày là nằm nghiêng sang phải và nằm sấp. Do hai tư thế trên đều làm tăng áp lực lên dạ dày tạo điều kiện thuận lợi cho việc axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

Nằm nghiêng sang phải tạo áp lực lên cơ vòng thực quản, khiến cho việc đóng kín của nó không hoạt động hiệu quả, dẫn đến việc axit và thức ăn từ dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản.

Tư thế nằm sấp khi ngủ có thể làm cho áp lực lên dạ dày tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho axit và thức ăn trào ngược lên thực quản.

Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả?

Cách điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả chính là tuân thủ liệu trình bằng thuốc theo chỉ định bác sĩ, đồng thời kết hợp các thói quen ăn uống khoa học. Nhờ đó mà tình trạng trào ngược axit sẽ sớm được kiểm soát. Ngoài ra, người bệnh vẫn nên điều chỉnh tư thế ngủ đúng để giúp giảm nhẹ triệu chứng khi ngủ, hỗ trợ quá trình hồi phục.

Cách điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả
Cách điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả

Các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
  • Thuốc trung hòa axit (Antacid)
  • Thuốc kháng histamin H2
  • Thuốc điều hòa nhu động ruột (Prokinetic)

Các thói quen ăn uống khoa học cho người bệnh trào ngược dạ dày:

  • Hạn chế rượu bia, nước có gas,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều lần
  • Hạn chế thực phẩm chiên xào, chua cay, nhiều dầu mỡ.
  • Đừng nằm ngay sau khi ăn
  • Ăn chậm, nhai kỹ

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp câu hỏi trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào. Tóm lại, các tư thế ngủ cho người bị trào ngược dạ dày thoải mái nhất là nằm nghiêng bên trái và hoặc nằm ngửa với gối kê cao. 

Câu hỏi thường gặp

Trào ngược dạ dày nên nằm ngủ như thế nào?

Trào ngược dạ dày tốt nhất là nên nằm nghiêng sang trái là tốt nhất vì khi đó vị trí của dạ dày sẽ thấp hơn thực quản sẽ hạn chế triệu chứng trào ngược về đêm. Một sự lựa chọn khác đó là nằm ngửa và nâng cao đầu giường khoảng 15cm.

Lưu ý khi nằm ngủ đối với người bị trào ngược dạ dày

Một số lưu ý trước khi ngủ mà người bị trào ngược dạ dày nên quan tâm bao gồm tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, nằm nghiêng bên trái hoặc nằm ngửa kê cao đầu, hạn chế ăn khuya hoặc ăn gần giờ đi ngủ, mặc đồ quá chật,…

Tài liệu tham khảo:

1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic.

2. Eric Suni và Dr. Nilong Vyas. GERD and Sleep. 27 06 2023. https://www.sleepfoundation.org/physical-health/gerd-and-sleep (đã truy cập ngày 05 07 2023).

3. Ban biên tập Cleveland Clinic. Why Does Your Heartburn Always Seem Worse at Night? 09 09 2020. https://health.clevelandclinic.org/why-does-your-heartburn-always-seem-worse-at-night/. (đã truy cập ngày 05 07 2023).

4. Jon Johnson. Why do I get heartburn at night? Causes and treatment. 14 02 2020. https://www.medicalnewstoday.com/articles/heartburn-at-night. (đã truy cập ngày 05 07 2023).

5. Wendy C. Fries. Nighttime Heartburn: 12 Sleep Tips. 17 03 2022. https://www.webmd.com/heartburn-gerd/features/nighttime-heartburn-sleep-tips. (đã truy cập ngày 05 07 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

33 + 45 = ?