Ngày nay, trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa. Để chẩn đoán đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bác sĩ thường chỉ định nội noi cho bệnh nhân. Bởi vậy nên, nhiều người thường rất lo lắng lúc đi khám và thắc mắc liệu khám trào ngược dạ dày có cần nội soi không? Nếu có, thì khi nào cần thực hiện và nên chuẩn bị gì trước khi nội soi? Hãy cùng endoclinic.vn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Lưu ý:
Trào ngược dạ dày là thuật ngữ được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, thuật ngữ chuẩn y khoa là trào ngược dạ dày – thực quản (GERD). Bài viết này sẽ sử dụng thuật ngữ trào ngược dạ dày với mục đích tiếp cận nhiều đọc giả hơn.
Thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chính xác nhất, bạn nên đến phòng khám uy tín để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.
Như thế nào là bệnh lý trào ngược dạ dày?
Bệnh trào ngược dạ dày xảy ra khi dịch axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và họng, làm tổn thương gây kích ứng niêm mạc và gây ra các triệu chứng khó chịu. Rất nhiều người mắc trào ngược phản ánh rằng họ không thể tập trung làm việc hay tận hưởng cuộc sống, do triệu chứng dai dẳng và thường xuyên.
Một số triệu chứng trào ngược dạ dày bao gồm:
- Ợ nóng, ợ chua thường xuyên
- Nuốt vướng, khó nuốt
- Hôi miệng
- Đau rát họng, ho kéo dài
- Đầy hơi, khó tiêu
- Đau thượng vị
Không những vậy, axit dạ dày khi đi vào thực quản sẽ dần dần bào mòn đi lớp niêm mạc, gây nên viêm thực quản. Nếu bệnh để càng lâu, vết viêm sẽ ngày càng nghiêm trọng, có thể trở thành hẹp thực quản hoặc Barrett thực quản, những tổn thương không thể hồi phục.
Vì vậy, việc khám và chẩn đoán chính xác trào ngược dạ dày là rất cần thiết. Có nhiều phương pháp để chẩn đoán trào ngược, bên cạnh đánh giá lâm sàng, nội soi dạ dày hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến.
> Tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Người mắc trào ngược dạ dày có cần nội soi không?
Người mắc trào ngược dạ dày nên được nội soi dạ dày để đánh giá chính xác mức độ hở của cơ thắt thực quản dưới, đồng thời đánh giá được tổn thương tại thực quản như viêm loét hay Barrett thực quản. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi trường đều bắt buộc phải nội soi dạ dày.
Trong trường hợp triệu chứng chưa nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày và theo dõi triệu chứng trong vòng 8 tuần. Nếu sau 8 tuần, triệu chứng vẫn tiếp diễn và có xuất hiện dấu hiệu cảnh báo, như nuốt vướng hoặc đau tức ngực, nội soi dạ dày có thể được chỉ định. Dựa trên kết quả nội soi, bác sĩ sẽ xây dựng được phác đồ điều trị tương ứng.
Do đó, cách tốt nhất là thảo luận với bác sĩ chuyên khoa về bệnh tình của mình để biết được bản thân mắc trào ngược dạ dày có cần nội soi không.
Tham khảo thêm >> Quy trình nội soi dạ dày chuẩn quốc tế tại noisoitieuhoa.com
Mời bạn tìm hiểu các triệu chứng đi kèm khác:
Nội soi dạ dày có đau không?
Nội soi dạ dày có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tâm lý người bệnh, tay nghề bác sĩ và phương pháp nội soi. Tâm lý chung của nhiều người khi nghe đến từ “nội soi” đều sẽ có ít nhiều những lo lắng, băn khoăn nhất định.
Nguyên nhân là bởi nếu lựa chọn hình thức nội soi thông thường (không gây mê) rất nhiều người cảm thấy sợ hãi khi đưa ống nội soi vào trong miệng.
Để giảm bớt những nỗi sợ đó, ngày nay đã có phương pháp “nội soi dạ dày không đau” hay còn gọi là “nội soi tiền mê”. Điều này sẽ giúp quá trình nội soi trải qua nhẹ nhàng như trải qua một giấc ngủ. Bác sĩ cũng dễ dàng thực hiện quy trình, nâng cao độ chính xác khi chẩn đoán. Tuy nhiên, chi phí sẽ cao hơn.
Bạn có thể đến gặp bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn cụ thể, từ đó đưa ra lựa chọn phương án nội soi phù hợp với điều kiện bản thân.
Một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày khác
Bệnh trào ngược dạ dày có thể được chẩn đoán thông qua bệnh sử lâm sàng và nội soi dạ dày. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều phương pháp khác có thể ứng dụng trong chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày.
Một số cận lâm sàng chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày khác
- Theo dõi độ pH trong 24 giờ
- Đo áp lực nhu động thực quản.
- Chụp X – quang cản quang.
Theo dõi độ pH trong 24 giờ
Kiểm tra độ pH 24 giờ giúp bác sĩ đo được nồng độ axit bên trong thực quản. Mặc dù bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton hoặc kết quả nội soi không cho thấy bất kỳ thất thường nào, cận lâm sàng này vẫn có thể được chỉ định. Phương pháp này sẽ đo lượng axit trong thực quản trong nhiều thời điểm khác nhau, chẳng hạn như khi cơ thể ngủ hoặc ăn.
Đo áp lực nhu động thực quản
Đo áp lực thực quản hỗ trợ đo các cơn co thắt trong thực quản khi người bệnh nuốt. Cận lâm sàng này được sử dụng để đánh giá nhu động thực quản trước khi điều trị phẫu thuật. Phương pháp này có thể áp dụng cho những người có triệu chứng trào ngược như ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị.
Chụp X – quang cản quang
Chụp X – quang cản quang là kỹ thuật sử dụng chất tương phản bari để phủ lên niêm mạc dạ dày – thực quản, giúp phát hiện các vết loét thực quản và hẹp thực quản. Tuy nhiên, chụp X-quang cản quang không hiệu quả để phát hiện bệnh trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ và vừa.
Trước khi nội soi chẩn đoán trào ngược dạ dày cần chuẩn bị gì?
Trước khi nội soi, bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử và các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ biết nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào. Ngoài ra, còn có một số lưu ý khác bạn cần tuân thủ để quá trình nội soi diễn ra suôn sẻ.
Những điều cần lưu ý trước khi tiến hành nội soi dạ dày:
– Nhịn ăn trước 6 – 8 giờ: Việc nhịn ăn 6 – 8 giờ trước khi nội soi sẽ giúp bác sĩ quan sát được tình trạng tổn thương bên trong dạ dày rõ ràng hơn, cũng như tránh tình trạng thức ăn trào ngược lên thực quản, sặc thức ăn. Trước ngày nội soi chỉ nên ăn nhẹ
– Nhịn uống nước 2 tiếng: Trước khi nội soi, nhịn uống nước 2 tiếng để hạn chế tình trạng trào ngược nước vào phổi.
– Không uống nước có màu như sữa, cà phê, trà,…: Việc uống nước có màu như sữa, cà phê hay trà trước khi nội soi vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng quan sát của bác sĩ.
– Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ: Quý khách cần mang một số giấy tờ như CMND hoặc Passport để làm thủ tục đăng ký, hồ sơ bệnh án cũ, giấy chỉ định nội soi của bác sĩ (nếu có),…
– Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng: Nhằm đảm bảo tính an toàn cũng như độ chính xác của kết quả nội soi, người bệnh nên trao đổi rõ với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng và các thực phẩm bổ sung khác. Khi đó, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định tạm ngưng dùng thuốc hoặc điều chỉnh lượng thuốc phù hợp để người bệnh có thể nội soi.
– Sắp xếp đi cùng người thân: Nếu lựa chọn dịch vụ nội soi tiền mê, bạn sẽ được tiêm thuốc an thần. Vì thế, bạn nên có người thân đi cùng để đưa đón hoặc hỗ trợ chăm sóc sau khi nội soi.
Địa chỉ nội soi chẩn đoán trào ngược dạ dày uy tín
Hiện nay có rất nhiều bệnh viện, phòng khám tại TP. HCM cung cấp dịch vụ nội soi chẩn đoán trào ngược dạ dày. Tuy nhiên để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác, bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín.
Điển hình như endoclinic.vn, là trung tâm hiếm hoi chuyên sâu về Chẩn đoán, Nội soi và Điều trị hiệu quả các bệnh lý tiêu hóa tại TP. HCM, trong đó có bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Quý khách có thể an tâm thăm khám – chữa bệnh tại endoclinic.vn bởi:
- Trung tâm sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, uy tín đến từ các bệnh viện lớn.
- Trang thiết bị hiện đại, hệ thống máy nội soi tiên tiến cho hình ảnh rõ nét, từ đó giúp kết quả chẩn đoán chính xác.
- Cung cấp dịch vụ Nội Soi Dạ Dày Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) – được khuyến cáo theo Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á, giúp tăng tỷ lệ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.
- Phòng khám làm việc sớm từ 6h – 15h. Khách hàng ở tỉnh xa được thăm khám, hoàn tất và về trong ngày.
>> Để được tư vấn chọn gói dịch vụ nội soi tiêu hóa phù hợp, vui lòng liên hệ Hotline 0939 01 01 01 hoặc đặt lịch khám tại đây: ĐẶT LỊCH KHÁM.
Hình ảnh nội soi bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản
Sau đây là tư liệu của bệnh nhân đã đến endoclinic.vn để thực hiện nội soi dạ dày – thực quản – tá tràng. Qua hình ảnh nội soi, bác sĩ nhận thấy người bệnh có tổn thương ở hang vị dạ dày, nắp van thực quản không được đóng kín. Đây là một nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Bên cạnh đó, bác sĩ còn phát hiện tình trạng viêm thực quản trào ngược độ A (theo phân loại LA).
Mời Quý khách theo dõi video sau đây để hiểu rõ về tình trạng bệnh nhân thăm khám tại noisoitieuhoa.com:
Hy vọng với những thông tin trên bạn đã giải đáp được thắc mắc khám trào ngược dạ dày có cần nội soi không. Nếu thấy nội dung hữu ích, bạn có thể chia sẻ đến bạn bè hoặc người thân cùng tham khảo nhé!
Mời bạn tìm hiểu thêm về bệnh trào ngược dạ dày:
Câu hỏi thường gặp
Nội soi có thể chẩn đoán trào ngược dạ dày không?
Nội soi được xem là tiêu chuẩn “vàng” trong chẩn đoán trào ngược dạ dày và các biến chứng do bệnh gây ra. Nội soi cung cấp bằng chứng đáng tin cậy về tình trạng ống tiêu hóa, cho phép bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, thông qua quá trình nội soi, bác sĩ có thể thực hiện thêm sinh thiết để kiểm tra dấu hiệu của ung thư.
Nội soi để chẩn đoán trào ngược dạ dày có đau không?
Nội soi có đau hay không còn tùy thuộc vào yếu tố tâm lý và phương pháp thực hiện. Nếu nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng theo phương pháp truyền thống, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu, buồn nôn. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp nội soi tiền mê, Cô Chú Anh Chị sẽ được tiêm thuốc an thần và trải qua một giấc ngủ ngon, do đó không có cảm giác đau hay khó chịu trong quá trình nội soi.
Giá nội soi chẩn đoán trào ngược dạ dày bao nhiêu?
Tại Endo Clinic, giá nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng thông thường là 895.000 VNĐ, giá nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng không đau (nội soi tiền mê) là 2.295.000 VNĐ. Mức giá được cập nhất mới nhất từ ngày 17/07/2023.
Tài liệu tham khảo:
1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
2. Mayo Clinic Staff. Gastroesophageal reflux disease (GERD). 04 01 2023. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gerd/symptoms-causes/syc-20361940 (đã truy cập 11 07 2023).
3. NCBI. The role of endoscopy in the management of gastroesophageal reflux disease. 30 12 2021. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8828240/ (đã truy cập 11 07 2023).
4. Jill Seladi-Schulman, Ph.D. How Endoscopy Is Used to Diagnose and Treat GERD. 14 04 2022. https://www.healthline.com/health/gerd-endoscopy (đã truy cập 11 07 2023).
5. WebMD Editorial Contributors. Upper Endoscopy for Diagnosing Heartburn and Reflux. 27 01 2022. https://www.webmd.com/heartburn-gerd/upper-endoscopy (đã truy cập 11 07 2023).