Đau dạ dày tiêu chảy là tình trạng đau ở vùng thượng vị kèm theo đi ngoài phân lỏng, thường gặp ở khá nhiều người và gây không ít bất tiện trong cuộc sống. Hãy cùng endoclinic.vn tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị đau dạ dày đi ngoài ngay trong bài viết dưới đây!
Lưu ý:
‘Bệnh đau dạ dày‘ là thuật ngữ được nhiều người sử dụng phổ biến nhưng chưa chính xác. Theo y khoa, thuật ngữ chính xác của ‘đau dạ dày này là ‘đau thượng vị‘. Bài viết này sử dụng thuật ngữ “đau dạ dày” với mục đích tiếp cận được rộng rãi hơn với độc giả hiện nay.
Nguyên nhân gây đau dạ dày kèm tiêu chảy
Đau dạ dày đi ngoài lỏng có thể do chế độ ăn uống không phù hợp hoặc do một số bệnh lý tiêu hóa gây ra. Cô Chú, Anh Chị nên lưu ý để xây dựng chế độ ăn uống khoa học và sớm thăm khám, điều trị bệnh để cải thiện tình trạng đau dạ dày tiêu chảy.
Một số nguyên nhân gây đau dạ dày kèm tiêu chảy là:
- Ngộ độc thực phẩm
- Dị ứng thực phẩm
- Không dung nạp lactose
- Viêm dạ dày ruột do virus
- Loét dạ dày – tá tràng
- Ung thư dạ dày
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi vô tình tiêu thụ các loại thức ăn hoặc nước uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ôi thiu hoặc có chứa các vi khuẩn có hại. Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau dạ dày kèm tiêu chảy, nôn mửa, sốt, đau đầu,…
Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm được định nghĩa là hệ miễn dịch phản ứng bất thường với một loại protein trong thực phẩm, gây ra một loạt các triệu chứng ở da niêm mạc, đường tiêu hóa và hệ hô hấp. Các triệu chứng có thể gặp là nổi mẩn ngứa, mề đay, phát ban, phù mạch, đau bụng, tiêu chảy, khó thở,…
Cần lưu ý rằng, khi có những biểu hiện của dị ứng (phản vệ), cô chú anh chị cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh nguy cơ đe dọa tính mạng.
Không dung nạp lactose
Không dung nạp lactose là hiện tượng cơ thể không thể hấp thụ hoàn toàn đường lactose (một loại đường có trong sữa) do thiếu hụt enzyme lactase. Một số triệu chứng người không dung nạp lactose có thể gặp phải khi ăn thực phẩm có chứa lactose gồm đau dạ dày tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn và nôn,…
Viêm dạ dày ruột do virus
Viêm dạ dày ruột do virus là bệnh lý nhiễm trùng đường ruột gây ra bởi virus (rotavirus, norovirus, adenovirus và astrovirus). Đường lây của bệnh lý này chủ yếu thông qua đường phân – miệng. Cụ thể, một người có thể nhiễm phải virus trong việc tiêu thụ thực phẩm, nước uống không đảm bảo vệ sinh hoặc tiếp xúc dịch tiết từ cơ thể người đã nhiễm virus.
Người bị bệnh viêm dạ dày ruột do virus có thể gặp phải các triệu chứng như đau dạ dày kèm tiêu chảy, sốt nhẹ, buồn nôn, nôn,…
Loét dạ dày – tá tràng
Loét dạ dày – tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày bị phá vỡ bởi sự hình thành các ổ loét trên thành dạ dày. Các ổ loét có thể ăn sâu vào trong lớp cơ niêm của dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, dùng thuốc chống viêm không steroid,… Khi bị loét dạ dày – tá tràng, người bệnh có thể bị đau thượng vị, tiêu chảy, chướng bụng, buồn nôn, nôn, sụt cân không chủ đích,…
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là sự xuất hiện khối u trên niêm mạc dạ dày. Trong giai đoạn đầu, ung thư không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Chỉ khi ở giai đoạn muộn thì ung thư mới biểu hiện một số triệu chứng như đau vùng thượng vị, tiêu chảy, khó tiêu, ợ nóng, sụt cân không rõ nguyên nhân,… Ung thư dạ dày giai đoạn muộn thường có tiên lượng bệnh xấu cũng như rất khó để điều trị dứt điểm.
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày và tiêu chảy.
Một số yếu tố nguy cơ gây đau dạ dày và tiêu chảy:
- Tiêu thụ lượng lớn thức ăn.
- Uống nhiều rượu bia.
- Tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Tâm lý căng thẳng kéo dài.
- Mang thai.
Đau dạ dày đi ngoài có nguy hiểm không?
Đau dạ dày tiêu chảy là các triệu chứng thường gặp và không gây nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài có thể gây mất nước và các chất điện giải. Khi đó, người bệnh có thể rơi vào trạng thái nguy kịch nếu không được bù nước và điện giải kịp thời.
Ngoài ra, đau dạ dày tiêu chảy cũng có thể nguy cấp khi chúng là triệu chứng của các bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế.
> Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày có nguy hiểm không? Cảnh báo bệnh gì?
Đau dạ dày kèm tiêu chảy khi nào cần thăm khám?
Người bị đau dạ dày và tiêu chảy nên nhanh chóng gặp bác sĩ nếu tình trạng đau dạ dày kèm tiêu chảy không giảm và tái phát thường xuyên hoặc đi cùng với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đi ngoài ra máu, sốt, mất nước, co giật,…
Cách chẩn đoán đau dạ dày tiêu chảy
Để chẩn đoán nguyên nhân gây đau dạ dày tiêu chảy, bác sĩ sẽ khám lâm sàng trước bằng cách hỏi người bệnh về các triệu chứng đau dạ dày, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý gia đình và cá nhân. Qua đó bác sĩ có thể đưa ra nhận định ban đầu và chỉ định các cận lâm sàng phù hợp để chẩn đoán chính xác hơn.
Các cận lâm sàng có thể được bác sĩ chỉ định gồm:
- Nội soi tiêu hóa: Nội soi tiêu hóa giúp bác sĩ quan sát và phát hiện được các tổn thương tại các cơ quan trong ống tiêu hóa trên và dưới. Từ đó có thể xác định nguyên nhân gây đau dạ dày và tiêu chảy.
- Chụp X-quang: Chụp X-quang giúp bác sĩ quan sát rõ hơn các cơ quan tiêu hóa và nhanh chóng phát hiện, xác định vị trí tổn thương.
- Siêu âm: Siêu âm giúp bác sĩ phát hiện tổn thương hoặc các dấu hiệu bất thường thông qua hình ảnh các cơ quan tiêu hóa bên trong.
Cách điều trị đau dạ dày kèm tiêu chảy
Tùy vào tình trạng đau dạ dày tiêu chảy mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc đau dạ dày phù hợp như thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc trung hòa axit dạ dày, thuốc kháng Histamin H2, thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp, thuốc chống tiêu chảy,…
Bên cạnh dùng thuốc điều trị, người bệnh còn có thể giảm đau dạ dày bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt theo lời khuyên của bác sĩ.
Một số gợi ý cách giảm đau dạ dày đi ngoài tại nhà gồm:
- Bổ sung nhiều nước, ví dụ như nước lọc, nước khoáng giàu điện giải, nước ép trái cây.
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính, đồng thời chọn thực phẩm như bánh mì nướng, gạo, trứng.
- Hạn chế một số thực phẩm như thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ngọt, cà phê, rượu bia,…
- Đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn.
- Hạn chế căng thẳng, lo âu.
- Cẩn thận trong ăn uống khi đi du lịch ở các vùng dịch để tránh nhiễm khuẩn.
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm:
Để thăm khám và điều trị tình trạng đau dạ dày đi ngoài hiệu quả, người bệnh nên chọn các cơ sở y tế lớn và uy tín. Phòng khám nội soi dạ dày endoclinic.vn là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh đáng tin cậy được nhiều Cô Chú, Anh Chị lựa chọn hiện nay.
noisoitieuhoa.com là trung tâm hiếm hoi chuyên sâu về nội soi và chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa. Các bác sĩ giỏi chuyên môn và đến từ các bệnh viện lớn ở TP.HCM tại đây luôn tư vấn cẩn thận, thăm khám và chỉ định đúng – đủ cận lâm sàng phù hợp với tình trạng bệnh của Khách hàng.
Chưa kể, phòng khám còn sử dụng các trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ thực hiện cận lâm sàng. Trong đó, kỹ thuật nội soi đạt chuẩn quốc tế với quy trình Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) giúp bác sĩ nhanh chóng phát hiện các tổn thương, giảm tỷ lệ bỏ sót dấu hiệu bất thường.
Nhờ đó tăng tỷ lệ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác đến 90 – 95%, giúp việc điều trị hiệu quả, người bệnh sớm hồi phục sức khỏe, ngăn ngừa triệu chứng tái phát.
Ngoài ra, chi phí khám chữa bệnh tại endoclinic.vn còn rất hợp lý và rõ ràng, Khách hàng sẽ được thông báo chi tiết khi tư vấn với bác sĩ. Liên hệ ngay với endoclinic.vn để đặt lịch hẹn khám bệnh ngay!
Nhìn chung, đau dạ dày tiêu chảy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như dị ứng thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, loét dạ dày – tá tràng,… Người bệnh nên lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín để thăm khám và điều trị, tránh kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mời Cô Chú, Anh Chị xem hiểu thêm các bài viết về đau dạ dày:
Câu hỏi thường gặp
Đau dạ dày có bị tiêu chảy không?
Đau dạ dày có thể kèm theo tiêu chảy khi người bệnh mắc một số trường hợp như dị ứng thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, không dung nạp lactose hoặc mắc các bệnh lý tiêu hóa như loét dạ dày – tá tràng, viêm ruột do virus, ung thư dạ dày,…
Đau dạ dày có đi ngoài ra máu không?
Đau dạ dày kèm đi ngoài ra máu (biểu hiện dạng phân đen) có thể xuất hiện ở những người bị xuất huyết ống tiêu hóa trên. Đây là tình trạng nguy cấp, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời ở các cơ sở y tế, tránh nhiều biến chứng nguy hiểm do xuất huyết tiêu hóa gây ra.
Đau dạ dày kèm tiêu chảy có nguy hiểm không?
Đau dạ dày tiêu chảy kéo dài, không thuyên giảm hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường như đi ngoài ra máu, buồn nôn, nôn,… có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Cô Chú, Anh Chị nên thăm khám càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
1. Jayne Leonard. What causes abdominal pain and diarrhea? 16 03 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/323852 (đã truy cập 14 07 2023).
2. Lindsay Modglin. What’s Causing This Abdominal Pain and Diarrhea? 26 01 2023. https://www.healthline.com/health/abdominal-pain-and-diarrhea (đã truy cập 14 07 2023).
3. Mayo Clinic Staff. Food poisoning. 30 12 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/food-poisoning/symptoms-causes/syc-20356230 (đã truy cập 14 07 2023).
4. Helen West, RD and Alyssa Northrop, MPH, RD, LMT. The 8 Most Common Food Allergies. 11 04 2023. https://www.healthline.com/nutrition/common-food-allergies (đã truy cập 14 07 2023).
5. Mayo Clinic Staff. Lactose intolerance. 05 03 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lactose-intolerance/symptoms-causes/syc-20374232 (đã truy cập 14 07 2023).
6. Mayo Clinic Staff. Viral gastroenteritis (stomach flu). 18 01 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/viral-gastroenteritis/symptoms-causes/syc-20378847 (đã truy cập 14 07 2023).
7. Cleveland Clinic. Stomach Cancer. 17 05 2022. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15812-stomach-cancer (đã truy cập 14 07 2023).
8. Mary Anne Dunkin. Blood in Stool. 04 01 2023. https://www.webmd.com/digestive-disorders/blood-in-stool (đã truy cập 14 07 2023).