Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Vi khuẩn Helicobacter pylori (còn được gọi là vi khuẩn H. pylori hoặc vi khuẩn Hp). Nhiễm khuẩn Hp là tình trạng vi khuẩn Hp cư trú ở niêm mạc dạ dày, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, loét tá tràng và loét dạ dày – tá tràng. Chính vì những hệ quả nguy hiểm của tình trạng trên gây ra mà rất nhiều người lo lắng vi khuẩn Hp có lây không?

Vi khuẩn Hp có lây không và lây qua đường nào?

Vi khuẩn Hp rất dễ lây truyền từ người này sang người khác. Lý do là bởi không chỉ tồn tại trong dạ dày, vi khuẩn Hp còn xuất hiện trong dịch cơ thể (nước bọt, phân,…) của người bệnh. Những phương thức lây nhiễm Hp phổ biến là: qua đường miệng, qua con đường trung gian và nhiễm chéo qua thiết bị y tế.

vi khuẩn hp lây qua đường nào
Vi khuẩn Hp có thể xâm nhập và phát triển trong môi trường axit dạ dày, chủ yếu ở hang vị dạ dày.

> Tìm hiểu thêm: Bị nhiễm vi khuẩn Hp có tự hết không?

Qua đường miệng

Do tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng, khoang miệng,… nên vi khuẩn Hp có thể dễ dàng lây từ người này sang người khác nếu dùng chung vật dụng cá nhân, ăn chung uống chung, hôn trực tiếp,… với người bệnh. Bên cạnh đó, vi khuẩn này cũng có thể truyền qua đường miệng từ mẹ sang con do thói quen mớm thức ăn cho trẻ của người lớn.

Qua đường trung gian

Phân của người bị nhiễm Hp có chứa lượng lớn vi khuẩn này. Môi trường sống không sạch sẽ, có nhiều sinh vật trung gian truyền bệnh như ruồi, gián, chuột,… là điều kiện lý tưởng để làm tăng khả năng lây truyền vi khuẩn Hp từ người này sang người khác.

Cụ thể, những sinh vật này có thể tiếp xúc với phân người nhiễm vi khuẩn, sau đó bám vào thức ăn hoặc các vật dụng cá nhân làm lây truyền Hp và nhiều vi khuẩn nguy hiểm khác. Ngoài ra, vệ sinh tay không sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi đại tiện cũng có thể là nguyên nhân làm tăng khả năng lây nhiễm vi khuẩn.

Qua các thiết bị y tế

Như đã đề cập, vi khuẩn Hp tồn tại trong dạ dày, khoang miệng, phân,… Nếu các thiết bị y khoa không được tiệt trùng đúng cách có thể gây lây nhiễm chéo Hp và các loại vi khuẩn khác giữa các bệnh nhân.

Vì thế, khi cần thực hiện thăm khám nha khoa, nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày, nội soi đại – trực tràng,… Cô Bác, Anh Chị nên lựa chọn những cơ sở uy tín, có quy trình tiệt trùng thiết bị và vô khuẩn rõ ràng.

Cách phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp

Để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp, Cô Bác, Anh Chị cần thay đổi lối sống khoa học và lành mạnh.

Một số cách phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp:

  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Ăn món ăn được nấu chín hoàn toàn, hạn chế các món tái hoặc sống.
  • Tránh tiêu thụ thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Tránh dùng chung vật dụng cá nhân (ly, bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa,….) chung với người khác.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để loại bỏ sinh vật trung gian truyền bệnh như ruồi, gián, chuột,…
vi khuẩn hp có lây qua đường ăn uống không
Cô Bác, Anh Chị cần vệ sinh tay thật kỹ với xà phòng để phòng tránh nhiễm Hp và các bệnh lý dễ lây truyền khác.

Làm sao để biết bản thân có bị nhiễm vi khuẩn Hp không?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp chẩn đoán vi khuẩn Hp, trong đó nổi bật là Nội soi ống tiêu hóa bởi phương pháp này có độ chính xác cao. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả chẩn đoán và phòng tránh lây nhiễm chéo, Cô Bác, Anh Chị nên đến những địa chỉ nội soi uy tín.

noisoitieuhoa.com là trung tâm hiếm hoi chuyên sâu chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, nhiều thiết bị hiện đại. Đồng thời, phòng khám còn kết hợp phương pháp Nội Soi Không Đau, endoclinic.vn cam kết hiệu quả chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác lên tới 90% – 95%, tầm soát ung thư chính xác lên tới 95% – 99%. Bên cạnh đó, endoclinic.vn còn áp dụng quy trình nội soi vô khuẩn, giúp chống lây nhiễm chéo và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Đặc biệt, với những bệnh nhân nhiễm khuẩn Hp, các Bác sĩ sẽ ưu tiên kê toa thuốc điều trị chính hãng Brand-name giúp đạt được hiệu quả điều trị ưu việt và giảm khả năng kháng thuốc.

bác sĩ nội soi tìm vi khuẩn HP
endoclinic.vn sở hữu trang thiết bị hiện đại và quy trình nội soi vô khuẩn đạt chuẩn, giúp đảm bảo hiệu quả chẩn đoán và an toàn cho người bệnh.

Để được tư vấn chi tiết và đặt hẹn, mời Cô bác, Anh chị liên hệ noisoitieuhoa.com ngay hôm nay!

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp câu hỏi vi khuẩn Hp có lây không. Tóm lại, vi khuẩn Hp rất dễ lây từ người này sang người khác qua đường miệng, qua đường trung gian và qua các thiết bị y tế. Do đó, để phòng tránh bị lây nhiễm, Cô bác, Anh chị nên tránh dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ, ưu tiên đến những cơ sở y tế uy tín khi cần thăm khám và điều trị,…

Mời Cô Chú, Anh chị tìm hiểu thêm các bệnh lý khác:

Câu hỏi thường gặp

Vi khuẩn Hp có lây qua đường ăn uống không?

Vi khuẩn Hp có thể lây qua đường ăn uống nếu dùng đũa gắp thức ăn từ mâm chung, chấm chung bát nước chấm, uống chung ly hoặc chai,… với người bệnh.

Virus Hp có lây qua nước bọt không?

Do có tồn tại trong nước bọt, vì thế Hp có thể lây truyền qua đường miệng nếu hôn hoặc ăn uống chung, dùng chung đồ cá nhân với người bệnh.

Vi khuẩn Hp có lây qua đường tình dục không?

Quan hệ tình dục bằng miệng là phương thức có khả năng làm lây lan vi khuẩn Hp. Lý do bởi vì vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong nước bọt của người nhiễm.

Vi khuẩn Hp có lây cho trẻ em không?

Trẻ em là đối tượng nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn Hp. Nguyên nhân có thể là do người mẹ thường có thói quen mớm thức ăn bón cho con hoặc quá trình chế biến, chuẩn bị thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Cách phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp

Để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp, Cô Bác, Anh Chị nên thường xuyên rửa tay với xà phòng, ưu tiên sử dụng các món ăn đã được chế biến chín hoàn toàn, tránh những thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,…

Nguồn tham khảo:

1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic

2. Dimitra Dimitriadi. Helicobacter pylori: a sexually transmitted bacterium? 05 12 2014. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4310890/ (đã truy cập ngày 17 07 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

33 + 45 = ?