Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là bệnh lý tiêu hóa có mức độ nguy hiểm cao với tiên lượng xấu. Khi bước vào giai đoạn này, bệnh nhân chủ yếu tiếp nhận giải pháp chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh lý này diễn tiến với những dấu hiệu nào và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là gì?
Theo hệ thống phân loại ung thư TNM, ung thư dạ dày được chia thành 5 giai đoạn: giai đoạn 0, 1, 2, 3, 4.
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối thuộc giai đoạn thứ 4, còn được gọi là ung thư dạ dày di căn, xảy ra khi các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết, mô và các cơ quan ở xa như phổi, não, phúc mạc và xương.
> Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Tùy thuộc vào vị trí mà ung thư di căn đến, người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối có thể gặp các triệu chứng khác nhau.
Các triệu chứng phổ biến ung thư dạ dày giai đoạn 4 bao gồm:
- Đau thượng vị dữ dội.
- Nôn mửa.
- Khó nuốt.
- Tiêu phân đen hoặc tiêu máu lẫn trong phân (đi ngoài ra máu).
- Sụt cân không chủ đích.
- Vàng da, vàng mắt.
- Cổ trướng hoặc báng bụng.
- Khó thở.
- Đau xương khớp.
Tiên lượng ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Bệnh ung thư dạ dày bước vào giai đoạn cuối có mức độ nguy hiểm cao nhất. Bệnh nhân có cơ hội sống sót thấp, tiên lượng thời gian sống sau 5 năm chỉ còn 4%.
> Cùng tìm hiểu: Bệnh ung thư dạ dày có chữa được không?
Phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Để chẩn đoán chính xác ung thư dạ dày giai đoạn cuối, bệnh nhân được chỉ định thực hiện khám lâm sàng và cận lâm sàng cần thiết. Sau khi có kết quả chẩn đoán ban đầu, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ thực hiện các kiểm tra chuyên sâu hơn để tìm ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Khám lâm sàng: Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi Cô Chú, Anh Chị về các triệu chứng đang gặp, thông tin bệnh sử của bản thân và người thân. Đồng thời, bác sĩ sẽ kết hợp khám sức khỏe tổng quát để có cơ sở chẩn đoán bệnh chuẩn xác.
- Cận lâm sàng: Sau khi đã có kết quả khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các cận lâm sàng cần thiết bao gồm: các xét nghiệm (xét nghiệm máu, xét nghiệm dấu ấn ung thư,…), chẩn đoán hình ảnh (chụp X-quang dạ dày cản quang, chụp CT,…) và nội soi dạ dày. Nhờ đó, bác sĩ phát hiện dấu hiệu ung thư trong dạ dày và xác định diễn tiến bệnh đã đến giai đoạn cuối hay chưa.
> Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm ung thư dạ dày có tồn tại hay không?
Phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Ở giai đoạn cuối, bệnh ung thư dạ dày rất khó điều trị. Mục đích điều trị chủ yếu là làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị dựa theo tuổi tác và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Các biện pháp điều trị ung thư giai đoạn cuối bao gồm:
- Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn phần dạ dày có khối u giúp giảm đau và cải thiện tình trạng chảy máu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể phẫu thuật nối dạ dày với ruột non để tránh tắc môn vị.
- Hóa trị: Đây là phương pháp sử dụng các loại thuốc phá hủy tế bào ung thư, nhằm ngăn chặn chúng phát triển, nhờ đó giúp kiểm soát ung thư và giảm nhẹ các triệu chứng. Thuốc hóa trị được đưa vào cơ thể người bệnh theo 2 đường là đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch.
- Liệu pháp laser: Phương pháp này có thể được sử dụng để thu nhỏ kích thước khối u, cầm máu và giảm bớt tắc nghẽn trong dạ dày.
- Đặt stent: Đây là phương pháp đặt một ống kim loại mỏng giữa dạ dày và thực quản hoặc dạ dày và ruột non để tránh tắc môn vị.
- Liệu pháp miễn dịch: Đây là liệu pháp sử dụng các loại thuốc trị liệu giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại các tế bào ung thư. Trong đó thuốc Pembrolizumab được sử dụng để điều trị ung thư dạ dày tái phát hoặc di căn ở những người không đáp ứng hóa trị và xạ trị.
Những điều cần lưu ý về ung thư dạ dày giai đoạn cuối
- Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối diễn biến với những triệu chứng như đau thượng vị dữ dội, nôn mửa, khó nuốt, chán ăn,… khiến người bệnh mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng.
- Biện pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối bằng hóa trị và xạ trị có thể gây mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và nôn, rụng nhiều tóc, thay đổi màu sắc da,… Các tác dụng phụ này có thể hết sau khi bệnh nhân kết thúc quá trình điều trị, hoặc kéo dài vĩnh viễn với một số trường hợp. Người bệnh nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ về các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trước khi thực hiện hóa trị và xạ trị.
- Để chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối, người thân có thể áp dụng một số cách như: cho người bệnh nằm trong tư thế thoải mái, chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, xoa bóp giúp lưu thông máu, trò chuyện, động viên tinh thần,…
- Tầm soát ung thư dạ dày định kỳ là giải pháp hữu hiệu giúp phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu, ngay cả khi bệnh chưa biểu hiện triệu chứng. Từ đó tăng hiệu quả khi điều trị và có thể điều trị dứt điểm ung thư dạ dày.
endoclinic.vn – Trung tâm chuyên sâu về Nội Soi và Chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa uy tín
endoclinic.vn tự tin là phòng khám cung cấp dịch vụ nội soi và chẩn đoán hiệu quả các bệnh lý tiêu hóa, trong đó có ung thư dạ dày. Tại đây có 100% bác sĩ nội soi được tập huấn chuyên sâu về nội soi chẩn đoán các bệnh lý dạ dày và tầm soát ung thư dạ dày. Đồng thời, phòng khám cũng đầu tư trang thiết bị hiện đại bao gồm hệ thống chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, xét nghiệm và hệ thống máy nội soi tiên tiến,… hỗ trợ quá trình chẩn đoán chuẩn xác.
Ngoài ra, endoclinic.vn còn ứng dụng phương pháp Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) được khuyến cáo theo Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á giúp tỷ lệ tầm soát ung thư chính xác đạt 95% – 99%, không bỏ sót bất kỳ yếu tố nguy cơ nào trong ống tiêu hóa.
Nhờ đó, bác sĩ có thể phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư dạ dày ngay từ giai đoạn sớm, giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả điều trị cũng như cải thiện cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
>> Liên hệ ngay với endoclinic.vn để được tư vấn chi tiết về dịch vụ tầm soát ung thư dạ dày.
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm:
Câu hỏi thường gặp
Biểu hiện của ung thư dạ dày giai đoạn cuối là gì?
Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối có các triệu chứng như đau thượng vị dữ dội, khó nuốt, nôn mửa, sụt cân, mệt mỏi,… làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh.
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối có mức độ nguy hiểm cao với tiên lượng sống sau 5 năm chỉ còn 4%.
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có lây không?
Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối không lây cho người khác. Việc tiếp xúc gần gũi hoặc dùng chung bữa ăn không thể lây lan bệnh ung thư dạ dày.
Tài liệu tham khảo:
1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
2. Cancer Research UK; Stage 4 stomach cancer. 07 09 2022. https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/stomach-cancer/stages/stage-4. (đã truy cập 07 18 2023).
3. Zia Sherrell, MPH. What to know about stage 4 stomach cancer. 09 03 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/stage-4-stomach-cancer (đã truy cập 07 18 2023).
4. Ann Pietrangelo. What You Should Know About Stage 4 Stomach Cancer. 25 04 2019. https://www.healthline.com/health/stomach-cancer-stage-4 (đã truy cập 07 18 2023).
5. Cleveland Clinic. Chemotherapy and Radiation Side Effects. 11 03 2022. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/10257-chemotherapy-side-effects (đã truy cập 07 18 2023).
6. American Cancer Society. Chemotherapy for Stomach Cancer. 22 01 2021. https://www.cancer.org/cancer/types/stomach-cancer/treating/chemotherapy.html (đã truy cập 07 18 2023).