Không ít người gặp tình trạng triệu chứng buồn nôn sau khi ăn. Đây có thể là tình trạng thoáng qua, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần được can thiệp y tế kịp thời. Mời Cô bác, Anh cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng buồn nôn sau ăn trong bài viết dưới đây.
Lưu ý:
Các thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán bệnh từ các bác sĩ có chuyên môn.
Triệu chứng buồn nôn sau khi ăn biểu hiện thế nào?
Buồn nôn là cảm giác khó chịu ở dạ dày, thôi thúc muốn nôn ra. Nếu cảm thấy buồn nôn trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn, có thể Cô bác, Anh chị đang gặp một vài vấn đề liên quan đến sức khỏe. Bên cạnh buồn nôn sau khi ăn, Cô bác, Anh chị còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác kèm theo như: đau bụng, ợ chua, chán ăn, khó nuốt, tiêu chảy, sốt, chóng mặt,…
> Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây buồn nôn, tiêu chảy
Nguyên nhân ăn xong bị buồn nôn
Có rất nhiều nguyên nhân khiến Cô bác, Anh chị bị buồn nôn sau khi ăn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này.
Trào ngược dạ dày – thực quản
Trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng dịch axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Bệnh có thể gây ra chứng ợ nóng ngay sau khi ăn, đặc biệt là sau khi tiêu thụ thức ăn cay hoặc nhiều dầu mỡ. Cảm giác nóng rát ở ngực trên và cổ họng sau khi bị trào ngược axit đôi khi cũng có thể gây ra cảm giác khó chịu và buồn nôn.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một dạng rối loạn chức năng thường gặp ở hệ tiêu hóa. Tình trạng này có thể gây cảm giác khó chịu và đầy hơi. Ở một số người, điều này có thể dẫn đến buồn nôn sau khi ăn.
Ngộ độc thực phẩm
Nếu bị buồn nôn sau khi đã ăn xong, rất có thể Cô bác, Anh chị bị ngộ độc thực phẩm. Điều này có thể xảy ra nếu sử dụng thức ăn để ở ngoài quá lâu, hoặc thức ăn không được sơ chế và chế biến đúng cách.
Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm xảy ra khi cơ thể nhầm lẫn các protein trong thực phẩm là mối đe dọa đối với cơ thể, từ đó kích hoạt cơ chế phòng vệ của hệ thống miễn dịch. Buồn nôn do dị ứng thực phẩm có thể xảy ra vài giây hoặc vài phút sau khi ăn. Tình trạng này thường đi kèm với một loạt các triệu chứng khác, chẳng hạn như sưng mặt, sưng môi và khó thở hoặc khó nuốt.
Bệnh lý túi mật
Mật do gan tạo ra và được lưu trữ trong túi mật. Đến bữa ăn, túi mật sẽ bắt đầu co bóp, sau đó dịch chuyển mật vào tá tràng để tiêu hóa thức ăn.
Khi túi mật gặp vấn đề (viêm túi mật cấp tính, sỏi túi mật, viêm teo túi mật, u túi mật,…), quá trình trên có thể bị gián đoạn và dẫn đến cảm giác buồn nôn sau khi ăn khoảng 15 – 20 phút. Các triệu chứng khác kèm theo bao gồm: đau bụng, tiêu chảy, sụt cân không rõ nguyên nhân,…
Viêm tụy
Tuyến tụy có vai trò tạo ra các enzyme để phân hủy thức ăn. Nếu tuyến tụy bị viêm hoặc tổn thương, nó có thể không tạo ra đủ enzyme để phân hủy thức ăn, từ đó có thể dẫn đến đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và sụt cân không rõ nguyên nhân.
Thiếu máu cục bộ mạc treo mạn tính
Đây là tình trạng lưu lượng máu đến các cơ quan tiêu hóa bị tổn hại, gây ra bởi sự tích tụ mảng bám trong động mạch, xơ cứng động mạch, viêm động mạch,… Các triệu chứng phổ biến của tình trạng này bao gồm đau bụng sau khi ăn khoảng 30 phút và có thể kèm theo buồn nôn, đầy hơi,…
Các yếu tố nguy cơ
Bên cạnh các vấn đề trên, triệu chứng buồn nôn sau khi ăn còn có thể gây ra bởi một số yếu tố nguy cơ.
Những yếu tố nguy cơ gây ra buồn nôn sau khi đã ăn xong:
- Mang thai: Trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi nội tiết có thể gây ra cảm giác buồn nôn, đặc biệt là vào buổi sáng.
- Tác dụng phụ của thuốc: Buồn nôn là tác dụng phụ phổ biến của một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc dùng trong thời gian hóa trị.
- Hóa trị điều trị ung thư: Hóa trị có thể khiến bệnh nhân cảm thấy buồn nôn. Tình trạng này có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày sau khi điều trị.
- Ăn quá no: Dạ dày chỉ có thể chứa được một lượng thức ăn nhất định. Vì thế nếu tiêu thụ lượng thức ăn vượt ngưỡng chứa đựng của dạ dày, cảm giác buồn nôn sẽ xảy ra.
- Trầm cảm hoặc căng thẳng: Căng thẳng và lo lắng quá mức cũng có thể gây ra hiện tượng buồn nôn sau ăn.
- Say tàu xe: Đối với những người bị say tàu xe, ăn trước hoặc sau chuyến đi có thể làm tăng cảm giác buồn nôn.
Mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo thêm:
Buồn nôn sau khi ăn có nguy hiểm không?
Một số trường hợp buồn nôn sau ăn có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp do nhiễm trùng hoặc do bệnh lý nhất định thì có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, việc theo dõi các triệu chứng đi kèm khác cũng quan trọng để xác định chính xác nguyên nhân gây buồn nôn. Từ đó, giúp bác sĩ nhanh chóng tìm ra vấn đề và có phát đồ điều trị phù hợp.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Buồn nôn sau khi ăn thường không phải là một tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài liên tục hơn 5 ngày hoặc đi kèm các triệu chứng nguy hiểm khác thì việc thăm khám bác sĩ là vô cùng cần thiết.
Các dấu hiệu bất thường đi kèm với buồn nôn sau ăn:
- Nôn ra máu
- Đau ngực
- Tiêu chảy kéo dài nhiều ngày
- Cơ thể mất nước
- Sốt trên 38,6 độ C
- Đau bụng dữ dội
- Tim đập nhanh
- Nôn mửa dữ dội
- Vàng da, vàng mắt
Ở trẻ em dưới 6 tuổi nên đi khám nếu:
- Nôn mửa kéo dài vài giờ
- Cơ thể mất nước (ít hoặc không có tã ướt)
- Sốt hơn 37,8 độ C
- Tiêu chảy kéo dài
Ở trẻ em trên 6 tuổi nên đi khám nếu:
- Nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 1 ngày
- Cơ thể mất nước (bé không đi tiểu, không chảy nước mắt)
- Sốt hơn 38,9 độ C
> Tìm hiểu thêm: Sau khi nôn nên làm gì để nhanh hồi phục?
Cách chẩn đoán hiện tượng buồn nôn sau khi ăn
Để chẩn đoán hiện tượng ăn xong bị buồn nôn, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng.
Khám lâm sàng
Để xác định chính xác tình trạng của bệnh nhân, đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi kỹ về các triệu chứng như buồn nôn và các triệu chứng kèm theo, thời gian biểu hiện triệu chứng và các nguyên nhân liên quan. Đây sẽ là cơ sở để bác sĩ chỉ định thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng tiếp theo.
Cận lâm sàng chẩn đoán
Tùy theo kết quả lâm sàng mà bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán phù hợp.
Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng tình trạng nôn sau khi ăn:
- Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, đối với những trường hợp nôn ói dữ dội hoặc dấu hiệu mất nước cần xét nghiệm mức điện giải.
- Kiểm tra da để xem bệnh nhân có bị dị ứng thực phẩm không
- Nội soi đại tràng, nội soi hậu môn và tràng Sigma hoặc đường tiêu hóa trên hoặc dưới để phát hiện những bệnh lý tiêu hóa.
- Nội soi đường tiêu hóa trên để phát hiện các dấu hiệu của trào ngược dạ dày – thực quản (GERD).
- Chụp CT, X-quang hoặc siêu âm để kiểm tra bất thường của các cơ quan tiêu hóa.
Cách điều trị buồn nôn sau khi ăn
Tùy vào từng nguyên nhân gây buồn nôn sau khi mới ăn xong mà cách điều trị sẽ khác nhau, chẳng hạn như:
Một số cách điều trị buồn nôn sau khi ăn:
- Với trường hợp dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm, nên hạn chế hoặc loại bỏ những thực phẩm gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày.
- Trào ngược dạ dày có thể kiểm soát bằng cách dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh như nhiều rau xanh, tránh thức ăn cay và béo,…
- Trường hợp bị ngộ độc thực phẩm thì nên ăn những thực phẩm có vị nhạt và nghỉ ngơi vài ngày cho đến khi khỏe lại
- …
Để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn, Cô bác, Anh chị nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn chính xác nhất.
Cách giảm cảm giác buồn nôn sau khi ăn
Có rất nhiều cách giúp hạn chế cảm giác khó chịu, buồn nôn sau khi ăn. Sau đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo:
Gợi ý những cách giảm cảm giác buồn nôn sau khi ăn:
- Ngậm đá viên.
- Tránh thức ăn dầu mỡ, chiên hoặc cay.
- Ăn thức ăn nhạt, như bánh quy giòn hoặc bánh mì nướng.
- Ăn uống chậm rãi.
- Chia nhỏ bữa ăn.
- Thư giãn và ngồi yên sau khi ăn để thức ăn có thời gian tiêu hóa.
- …
Tình trạng buồn nôn sau khi ăn xảy ra vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, Cô bác, Anh chị không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe, trong vài trường hợp có thể cần được can thiệp y tế.
Vì thế, khi xuất hiện cảm giác buồn nôn sau ăn, Cô bác, Anh chị nên theo dõi (mức độ buồn nôn, các triệu chứng khác kèm theo, thời điểm buồn nôn nhiều nhất,… ) và đến bác sĩ để được kiểm tra càng sớm càng tốt.
endoclinic.vn là một trong những đơn vị hiếm hoi chuyên sâu chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa. Khi thăm khám tại đây, Cô bác, Anh chị hoàn toàn có thể yên tâm bởi đội ngũ 100% Bác sĩ giỏi chuyên môn: chẩn đoán chính xác – điều trị hiệu quả – tận tình với bệnh nhân. Cùng với đó là công nghệ máy móc hiện đại, kết hợp dịch vụ Nội Soi Không Đau để tăng tỷ lệ chẩn đoán nguyên nhân, đồng thời giúp bệnh nhân giảm căng thẳng. Đồng thời, endoclinic.vn còn có bảng giá hợp lý, làm việc sớm từ 6h – 15h để Cô Chú, Anh Chị hoàn tất thủ tục thăm khám trong ngày.
Ngay hôm nay, hãy liên hệ noisoitieuhoa.com để được tư vấn chi tiết về dịch vụ hoặc đặt lịch hẹn khám sớm nhất.
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu các triệu chứng khác:
Câu hỏi thường gặp
Cứ ăn xong là buồn nôn có phải có thai không?
Buồn nôn sau ăn có thể là dấu hiệu mang thai, hoặc cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác. Do đó Cô bác, Anh chị cần đi khám để biết chính xác nguyên nhân.
Buồn nôn sau khi ăn là triệu chứng của bệnh gì?
Buồn nôn sau khi ăn có thể là triệu chứng của trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng ruột kích thích, dị ứng thực phẩm,… Để chẩn đoán và điều trị hiệu quả, Cô bác, Anh chị nên đến gặp bác sĩ.
Có cảm giác buồn nôn sau khi ăn thì nên làm gì?
Cô bác, Anh chị nên theo dõi triệu chứng, và có thể áp dụng một số cách giảm buồn nôn như ngậm đá viên, ăn thực phẩm nhạt, nghỉ ngơi,… Nếu sau vài ngày không khỏi và kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì nên đến gặp bác sĩ ngay.
Nguồn tham khảo
1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic.
2. Medically reviewed, Stephanie Watson, Heather Hobbs. What Causes Nausea After Eating? 17 04 2023. https://www.healthline.com/health/nausea-after-eating. Truy cập ngày 17 08 2023.
3. Judith Marcin, Aaron Kandola. What to know about nausea after eating? 10 03 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/317628. Truy cập ngày 17 08 2023.
4. cleveland Clinic.12 Reasons Why You Have Nausea After Eating. 22 02 2022. https://health.clevelandclinic.org/why-do-i-have-nausea-after-i-eat/. Truy cập ngày 17 08 2023.