Một số người thường cảm thấy buồn nôn mỗi khi đói bụng nhưng không biết liệu đây có phải là dấu hiệu bệnh lý hay không. Vậy đói bụng buồn nôn do đâu và cách điều trị như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!
Triệu chứng buồn nôn là gì?
Buồn nôn là cảm giác khó chịu ở cuống họng hoặc dạ dày, thôi thúc cảm giác nôn mửa. Trong đó, một số người thường cảm thấy buồn nôn mỗi khi đói bụng. Vậy nguyên nhân buồn nôn khi đói là do đâu?
Nguyên nhân buồn nôn khi đói
Triệu chứng đói bụng buồn nôn có thể xuất phát từ một số bệnh lý hoặc vấn đề về dạ dày, nội tiết tố, đường huyết hoặc cách sử dụng thuốc không phù hợp,… Cụ thể như sau:
Trào ngược dạ dày – thực quản
Trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng axit trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, gây ra cảm giác nóng rát ở thực quản và gây buồn nôn. Ngoài cảm giác buồn nôn, có thể kèm theo các triệu chứng khác như khó nuốt, khó tiêu, viêm thanh quản,…
Mất cân bằng nội tiết tố
Cảm giác buồn nôn có thể xuất phát từ nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố. Nếu bệnh nhân nhịn ăn trong thời gian dài hoặc ăn không đúng bữa có thể ảnh hưởng đến các hormone kiểm soát cảm giác đói và no. Từ đó dẫn đến nhiều triệu chứng bao gồm buồn nôn.
Hạ đường huyết
Khi không hấp thụ thức ăn trong một thời gian, chỉ số đường huyết trong cơ thể có thể bị giảm xuống. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh nhân khi đói bụng cảm thấy buồn nôn.
Co thắt dạ dày do đói
Tình trạng đói bụng có thể dẫn đến co thắt dạ dày. Lúc này, Cô Chú, Anh chị sẽ cảm thấy dạ dày khó chịu ở phần trên của dạ dày và buồn nôn. Ngoài ra, co thắt dạ dày còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như thiếu ngủ, căng thẳng, lo lắng, môi trường sống,…
Sử dụng thuốc trước khi ăn
Sử dụng một số loại thuốc khi bụng đói có thể khiến bệnh nhân cảm thấy buồn nôn. Theo nghiên cứu năm 2016, một số loại thuốc có tác dụng phụ gây buồn nôn như thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc hóa trị,…
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm:
Cách giảm nhẹ triệu chứng buồn nôn khi đói
Để giảm nhẹ triệu chứng buồn nôn khi đói, Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng một số gợi ý sau đây:
- Bổ sung các loại thực phẩm như nước súp chứa protein hoặc carbohydrate, thực phẩm giàu protein (cá, thịt nạc), thực phẩm khô (chà là, mơ,…), hoặc sinh tố ít đường.
- Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ để giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.
- Uống nhiều nước trong ngày để tránh tình trạng mất nước.
- Hạn chế thực phẩm gây kích thích bài tiết axit dạ dày như thức nhiều dầu mỡ, cay nóng,…
- Kiểm soát căng thẳng bằng cách luyện tập hít thở sâu, tập thiền hoặc yoga.
- Sử dụng một số loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày – thực quản theo chỉ định của bác sĩ như thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc kháng Histamin H2, thuốc điều hòa nhu động,…
> Tìm hiểu thêm: Sau khi nôn nên làm gì để nhanh hồi phục?
Nếu có triệu chứng buồn nôn khi đói bụng lặp lại thường xuyên hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác liên quan đến tiêu hóa, Cô Chú, Anh Chị nên thăm khám, kiểm tra. Đặc biệt, bệnh nhân nên ưu tiên lựa chọn phòng khám tiêu hóa đáng tin cậy để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó xác định phương hướng điều trị đúng.
endoclinic.vn là phòng khám Nội Soi và Chẩn Đoán bệnh lý tiêu hóa uy tín tại TP. HCM, giúp Cô Chú, Anh Chị cảm thấy yên tâm khi được thăm khám và điều trị. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và tận tình đã đồng hành cùng rất nhiều khách hàng trong hành trình chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa.
endoclinic.vn còn đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại kết hợp với quá trình Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) đạt tiêu chuẩn quốc tế giúp phát hiện chính xác các tổn thương và nguy cơ ung thư trong ống tiêu hóa. Nhờ đó, đảm bảo hiệu quả chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa lên tới 90 – 95% và tỷ lệ tầm soát ung thư chính xác đến 95 – 99%.
Để có hành trình chăm sóc sức khỏe tiêu hóa thuận lợi và hiệu quả, Cô Chú, Anh chị hãy liên hệ noisoitieuhoa.com để được tư vấn chi tiết về dịch vụ hoặc đặt lịch hẹn khám sớm.
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu các triệu chứng khác:
- Buồn nôn khi đánh răng
- Nôn ra dịch vàng có sao không?
- Uống rượu nôn ra máu có sao không?
- Nôn ra bọt trắng là gì, có nguy hiểm không?
Câu hỏi thường gặp
Đói bụng buồn nôn là triệu chứng của bệnh gì?
Đói bụng buồn nôn có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, hạ đường huyết,… Cô Chú, Anh Chị cần sớm thăm khám và điều trị để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đói bụng buồn nôn có cần khám bác sĩ không?
Đói bụng buồn nôn kèm theo nôn mửa nếu kéo dài liên tục từ 12h – 24h đối với trẻ nhỏ từ 1 – 2 tuổi hoặc quá 2 ngày ở người lớn thì cần đến gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, trường hợp buồn nôn, nôn mửa kèm theo đau quặn bụng, sốt, đau ngực, chảy máu trực tràng,… cũng là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần được thăm khám kịp thời.
Cách làm giảm triệu chứng buồn nôn khi đói bụng thế nào?
Có thể áp dụng một số cách làm giảm triệu chứng buồn nôn như ăn nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước, tránh thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
Tài liệu tham khảo:
1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
2. Scott Frothingham. Does Hunger Cause Nausea? 14 02 2023 https://www.healthline.com/health/nausea-when-hungry (đã truy cập 16 08 2023).
3. Health Digest. Why Do We Get Nauseous When Hungry? 25 08 2022. https://www.healthdigest.com/842601/why-do-we-get-nauseous-when-hungry/ (đã truy cập 16 08 2023).
4. Medical Health Authority. Why Do I Feel Nauseous When Hungry? https://medicalhealthauthority.com/info/nauseous-when-hungry-causes-symptoms-remedies.html (đã truy cập 16 08 2023).