Buồn nôn là cảm giác khó chịu trong dạ dày, có thể xuất phát từ hệ thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa, rối loạn nội tiết, tác dụng phụ của thuốc,… làm ảnh hưởng đến trung tâm nôn. Tùy thuộc vào nguyên nhân, buồn nôn có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác như chướng bụng, ợ hơi, táo bón hoặc tiêu chảy,… khiến nhiều Cô Chú, Anh Chị vô cùng khó chịu. Hiểu được vấn đề này, endoclinic.vn đã tổng hợp các cách giảm tình trạng buồn nôn hiệu quả tại nhà. Mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo qua bài viết dưới đây.
Dùng gừng
Nhiều nghiên cứu cho biết, một số hợp chất hoạt tính sinh học trong gừng như gingerol, shogaol có tác dụng kích thích tiêu hóa và giảm cảm giác buồn nôn do mang thai hoặc hóa trị. Theo đó, các nhà khoa học Iran phát hiện, bệnh nhân ung thư vú uống 500mg bột củ gừng 2 lần/ngày, trước và sau hóa trị, có thể giảm tần suất nôn ói khá tốt.
Vì thế, nếu không biết làm gì để hết buồn nôn, người bệnh có thể dùng gừng tươi thái lát cho vào nước nóng, trà thảo mộc để uống. Tuy nhiên, Cô Chú, Anh Chị tránh sử dụng gừng quá nhiều vì có thể gây ợ nóng.
> Tìm hiểu thêm: Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng gừng
Thực phẩm khô
Ăn thực phẩm khô là một trong những cách hết buồn nôn hiệu quả, thường được khuyên dùng cho người đang buồn nôn hoặc nôn ói. Bởi món ăn này có thành phần dễ tiêu hóa, và thường rất ít hoặc không có mùi nên có thể làm giảm cảm giác buồn nôn.
Theo đó, thực phẩm khô bao gồm bánh quy, bánh mì nướng, bánh gạo,…
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm:
- Nôn ra dịch vàng có sao không?
- Nôn ra nước bọt trắng có nguy hiểm không?
- Sau khi nôn nên làm gì?
- Uống rượu nôn ra máu có sao không?
Thực phẩm chứa nhiều protein
Thực phẩm giàu protein không chỉ giúp cơ thể tạo ra các enzyme tiêu hóa thức ăn, mà còn góp phần tăng tiết hormone gastrin ở dạ dày, từ đó giúp tăng tốc độ làm rỗng dạ dày và cải thiện tình trạng buồn nôn. Đặc biệt với phụ nữ mang thai, thức ăn chứa nhiều protein còn giúp bù lại lượng dinh dưỡng đã mất do nôn.
Gợi ý một số thực phẩm giàu protein cho người bị nôn là trứng luộc, bơ đậu phộng, sữa chua không đường.
Thức ăn lạnh
Khi cảm thấy buồn nôn, khó chịu, Cô Chú, Anh Chị nên ưu tiên dùng thức ăn lạnh, vì chúng có ít mùi hơn thức ăn nóng.
Một số đồ ăn lạnh làm dịu cơn buồn nôn là kem, bánh quy phô mai, sữa chua, bánh sandwich với bơ đậu phộng hoặc salad trứng.
Sử dụng một số loại gia vị
Bên cạnh thực phẩm, một số loại gia vị như quế, bột thì là, chiết xuất hạt thì là,… cũng được nghiên cứu là có khả năng chống buồn nôn. Theo đó, quế và bột thì là có thể hỗ trợ giảm tình trạng buồn nôn thường gặp trong thời kỳ kinh nguyệt; còn chiết xuất hạt thì là có thể giúp cải thiện các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy ở những người mắc hội chứng ruột kích thích.
Nhưng cần lưu ý, liều lượng sử dụng các loại gia vị kể trên chỉ khoảng từ 180 đến 420mg mỗi ngày.
Bổ sung nước lọc
Cơ thể bị mất nước có thể gây ra nhiều triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi và làm tăng cảm giác buồn nôn. Vì vậy, người bệnh chú ý bổ sung nước lọc đầy đủ. Đặc biệt nếu cảm thấy buồn nôn kèm theo nôn, bệnh nhân nên uống từng ngụm nước nhỏ thường xuyên để giữ nước cho cơ thể.
Bấm huyệt hoặc châm cứu
Cả hai kỹ thuật bấm huyệt, châm cứu đều có khả năng kích thích các sợi thần kinh truyền tín hiệu đến não, từ đó giải phóng các hormone làm giảm cảm giác buồn nôn. Nhưng, để đảm bảo an toàn thì Cô Chú, Anh Chị cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành một trong hai liệu pháp này.
Với những người cảm thấy buồn nôn nhẹ hoặc ốm nghén khi mang thai, có thể thử bấm huyệt để cải thiện tại nhà, bằng cách: Dùng ngón tay giữa và ngón trỏ ấn mạnh xuống rãnh giữa hai gân lớn ở mặt trong cẳng tay, cách cổ tay khoảng ba ngón tay. Giữ trong khoảng một phút, rồi thực hiện ở bên cánh tay còn lại.
Xông tinh dầu bạc hà
Một số nghiên cứu khoa học cho biết, tinh dầu bạc hà có thể giúp giảm các triệu chứng buồn nôn, đau đầu,… Do đó, Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng cách xông tinh dầu bạc hà để cải thiện triệu chứng: cho tinh dầu vào máy khuếch tán để hương thơm tỏa ra.
Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu về tác dụng của dầu bạc hà trong việc giảm buồn nôn, do đó Cô Chú, Anh Chị không nên quá lạm dụng.
Hít thở chậm và sâu
Một nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư vú cho biết, việc thực hành các bài tập thở trong 6 ngày giúp cải thiện đáng kể tình trạng buồn nôn và nôn do hóa trị.
Tương tự, một nghiên cứu khác cũng báo cáo rằng những người thực hiện các bài tập thở sau phẫu thuật có thể giảm mức độ buồn nôn sau 12 đến 24 giờ can thiệp.
Cách tập thở khá đơn giản, hít vào từ từ bằng mũi, nín thở trong 3 giây và thở ra chậm rãi. Lặp lại nhiều lần đến khi cơn buồn nôn giảm bớt.
Ngồi thẳng lưng, tránh gập người về phía trước
Một số tư thế hằng ngày như gập người về phía trước, gập bụng có thể làm tăng áp lực lên dạ dày và tăng cảm giác buồn nôn. Vì thế, Cô Chú, Anh Chị tránh thực hiện những tư thế trên, thay vào đó nên thường xuyên duy trì tư thế ngồi thẳng lưng để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp giảm cảm giác buồn nôn.
> Xem thêm: Sau khi nôn nên làm gì?
Nhìn chung, những cách trên chỉ hỗ trợ giảm buồn nôn ở mức độ nhẹ. Nếu tình trạng buồn nôn kéo dài và nghiêm trọng hơn, Cô Chú, Anh Chị nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn về tiêu hóa.
endoclinic.vn – Địa chỉ khám tiêu hóa uy tín tại TP. HCM
Đến endoclinic.vn, quý khách hoàn toàn an tâm bởi quá trình thăm khám có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, đến từ các bệnh viện lớn tại TP.HCM. Qua đó, giúp chỉ định đúng – đủ cận lâm sàng để chẩn đoán nguyên nhân và lập phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả.
Phòng khám còn trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, cho hình ảnh rõ nét, giúp Bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, endoclinic.vn có kết hợp quy trình Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) chuẩn quốc tế giúp tăng tỷ lệ phát hiện các tổn thương, mang lại hiệu quả chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác lên tới 90% – 95%.
>> Đặt hẹn khám bệnh với phòng khám tiêu hóa endoclinic.vn hoặc liên hệ qua Hotline 0939 01 01 01!
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu các triệu chứng khác:
Câu hỏi thường gặp
Uống gừng có giúp giảm buồn nôn không?
Gừng có thể làm giảm triệu chứng buồn nôn khá tốt, nhờ chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học như gingerol, shogaol có khả năng tác động đến hệ tiêu hóa và thần kinh trung ương. Để pha nước gừng giảm buồn nôn, Cô Chú, Anh Chị cho vài lát gừng tươi vào cốc nước sôi, ngâm trong ít nhất 5 phút rồi uống.
Cách bấm huyệt giảm buồn nôn thế nào?
Để giảm buồn nôn bằng kỹ thuật bấm huyệt, Cô Chú, Anh Chị hãy dùng ngón tay giữa và ngón trỏ ấn mạnh xuống rãnh giữa hai gân lớn ở mặt trong cẳng tay, cách cổ tay khoảng 3 ngón tay. Giữ nguyên trong khoảng 1 phút rồi thực hiện ở cánh tay còn lại.
Nên ăn gì để giảm buồn nôn?
Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là một phương pháp hỗ trợ cải thiện chứng buồn nôn, nôn ói. Theo đó, Cô Chú, Anh Chị nên ăn các loại thực phẩm khô (bánh quy, bánh mì nướng, bánh gạo,…), đồ ăn chứa nhiều protein (trứng luộc, bơ đậu phộng,…), thức ăn lạnh (kem, sữa chua,…) để giảm tình trạng buồn nôn.
Tài liệu tham khảo
1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – endoclinic.vn.
2. Aaron Kandola. What are the best ways to get rid of nausea? 14 04 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/320877 (đã truy cập 18 08 2023).
3. Alina Petre, MS, RD (NL). Natural Ways to Get Rid of Nausea, Plus Tips. 13 06 2023. https://www.healthline.com/nutrition/nausea-remedies (đã truy cập 18 08 2023).
4. Annette McDermott. Top 18 Ways to Get Rid of Nausea. 16 05 2023. https://www.healthline.com/health/how-to-get-rid-of-nausea (đã truy cập 18 08 2023).
5. Madeline R. Vann, MPH. 4 Natural Remedies for Nausea. 27 07 2023. https://www.everydayhealth.com/digestive-health/natural-remedies-for-nausea/ (đã truy cập 18 08 2023).
6. Kathryn Watson. Essential Oils for Nausea. 29 09 2018. https://www.healthline.com/health/essential-oils-for-nausea (đã truy cập 18 08 2023).