Sữa là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều trường hợp uống sữa bị đau bụng đi ngoài, có thể kèm theo buồn nôn, tiêu chảy,… làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân gây đau bụng khi uống sữa và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Vì sao uống sữa bị đau bụng?
Uống sữa bị đau bụng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Không dung nạp lactose, dị ứng sữa, uống sữa sai cách, sử dụng sữa kém chất lượng,… là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau bụng sau khi uống sữa.
Không dung nạp Lactose
Không dung nạp Lactose xảy ra khi ruột non sản xuất quá ít enzyme Lactase, không đủ để phân hủy và tiêu hóa hết đường Lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Tình trạng này cũng có thể khởi phát do một số yếu tố nguy cơ như tuổi tác (thường xuất hiện ở người trưởng thành), trẻ sinh non, mắc các bệnh ảnh hưởng đến ruột non (bệnh Celiac và bệnh Crohn),…
Chính vì vậy, những người không dung nạp được Lactose có thể bị đau bụng tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn,… nếu tiêu thụ sữa hoặc các sản phẩm từ sữa.
Dị ứng sữa
Uống sữa bị đau bụng có thể là triệu chứng cảnh báo dị ứng sữa – một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch đối với sữa và các sản phẩm từ sữa. Đây là một trong những dị ứng thực phẩm phổ biến ở trẻ em, do hệ thống miễn dịch lầm tưởng protein (chẳng hạn như Casein và Whey) trong sữa là kháng thể lạ, từ đó gây ra các phản ứng dị ứng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng sữa từ nhẹ đến nặng có thể bao gồm đau bụng, thở khò khè, nôn mửa, phát ban, sưng môi, sưng lưỡi,…
Sử dụng sữa sai cách
Nhiều trường hợp Cô Chú, Anh Chị sau khi uống sữa hay bị đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi,… mà không rõ nguyên nhân. Đây có thể là tình trạng rối loạn tiêu hóa do thói quen uống sữa khi đói, uống một lần quá nhiều sữa,… Điều này có thể dẫn đến việc đường Lactose không được tiêu hóa hoàn toàn, từ đó gây ra các triệu chứng chướng bụng, đau bụng, đầy hơi,… Ngoài ra, việc dùng sữa chung với các thực phẩm kỵ sữa (như cam, chanh,…) cũng có thể dẫn đến các triệu chứng về tiêu hóa.
Sữa kém chất lượng
Sữa kém chất lượng, không đảm bảo an toàn có thể là môi trường cho vi khuẩn phát triển gây hại hệ tiêu hóa. Vì thế, Cô Chú, Anh Chị nên chú ý lựa chọn sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bao bì nguyên vẹn, còn hạn sử dụng và nên bảo quản ở nơi sạch sẽ, thoáng mát.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Uống sữa bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy,… có thể là triệu chứng thường gặp khi sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, đôi lúc đó cũng là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như nhiễm trùng, bệnh viêm ruột, kém hấp thu, dị ứng thực phẩm,… Vì thế, Cô Chú, Anh Chị không nên chủ quan cho rằng chỉ cần ngừng uống sữa là được.
Nếu cơn đau bụng kéo dài, hoặc kèm theo các triệu chứng khác như nổi mề đay, khó thở, thở khò khè, sưng mặt, sưng lưỡi và cổ họng,… Cô Chú, Anh Chị nên đến cơ sở y tế thăm khám ngay để được xử trí kịp thời.
Cách điều trị đau bụng khi uống sữa
Để tìm ra nguyên nhân chính xác, có được hướng khắc phục cho từng trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và chỉ định cận lâm sàng phù hợp. Trong đó, nhằm làm giảm triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,… sau khi uống sữa, người bệnh có thể dùng thuốc, uống sữa thủy phân và áp dụng một số biện pháp tại nhà theo lời khuyên của bác sĩ.
- Sử dụng thuốc để giảm triệu chứng: Một số loại thuốc không kê đơn (OTC) có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của không dung nạp lactose như acetaminophen, loperamide, bismuth subsalicylate,… Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi đã qua tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh gây hại cho sức khỏe.
- Một số mẹo áp dụng tại nhà để giảm đau bụng: Bên cạnh cách kể trên, Cô Chú, Anh Chị có thể hỗ trợ giảm đau bụng tại nhà bằng cách uống trà hoa cúc, trà gừng, trà bạc hà, thực hiện chế độ ăn BRAT,… Hoặc người bệnh có thể chườm ấm bụng để giảm đau quặn bụng, buồn nôn.
Cách phòng ngừa uống sữa bị đau bụng
Để ngăn ngừa tình trạng uống sữa hay bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,… Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng một số cách dưới đây:
- Kiểm tra thành phần trên nhãn sản phẩm sữa, tránh các thành phần có tiền tố lac-, chẳng hạn như lactitol, axit lactic và natri lactate.
- Hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa chứa Lactose như phô mai, kem, sữa chua, váng sữa,…
- Tập cho cơ thể quen dần bằng cách uống lượng ít sữa và tăng dần khi không có dấu hiệu khó chịu nào, giúp giảm cảm giác uống sữa bị đau bụng buồn nôn.
Uống sữa bị đau bụng không hẳn là triệu chứng bình thường, mà có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề tiêu hóa như không dung nạp Lactose, dị ứng sữa,… Vì thế, Cô Chú, Anh Chị nên lựa chọn phòng khám uy tín để kiểm tra và tìm ra bệnh lý chính xác, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
noisoitieuhoa.com – Địa chỉ thăm khám tiêu hóa uy tín tại TP. HCM. Hiện nay, endoclinic.vn là phòng khám chuyên sâu về dịch vụ khám và điều trị bệnh lý tiêu hóa nhận được sự tin chọn từ rất nhiều khách hàng. Sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn đến từ các bệnh viện lớn tại TP. HCM, noisoitieuhoa.com cam kết thăm khám kỹ càng, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và lập phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Trong phác đồ điều trị, bác sĩ ưu tiên sử dụng thuốc chính hãng để giảm khả năng kháng thuốc, giảm tác dụng phụ, tối ưu liệu trình cho khách hàng. Song song đó, endoclinic.vn còn đầu tư nhiều trang thiết bị y tế tiên tiến như máy chụp hình, máy siêu âm, máy nội soi Olympus,… giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Kết hợp áp dụng quy trình Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) đảm bảo kết quả chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa lên đến 90 – 95% và tầm soát ung thư chính xác tới 95 – 99%.
>> Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến vấn đề tiêu hóa, Cô Chú Anh Chị hãy liên hệ noisoitieuhoa.com để được tư vấn chi tiết về dịch vụ hoặc đặt lịch hẹn khám sớm nhé.
Câu hỏi thường gặp
Sáng uống sữa bị đau bụng là dấu hiệu của bệnh gì?
Tình trạng đau bụng do uống sữa vào buổi sáng có thể là triệu chứng của không dung nạp Lactose hoặc dị ứng sữa,… Vì thế, Cô Chú, Anh Chị không nên chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp.
Uống sữa tươi bị đau bụng phải làm sao?
Để xoa dịu cảm giác đau bụng sau khi uống sữa, Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng một số cách như sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thay thế loại sữa đang dùng sang sữa thủy phân, hoặc chườm ấm bụng, dùng trà thảo mộc,… Trường hợp cơn đau không giảm hoặc kèm theo triệu chứng khác (nổi mề đay, khó thở, thở khò khè,…) thì cần đi khám ngay.
Tài liệu tham khảo
- Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
- Mayo Clinic Staff. Lactose intolerance. 05 03 2022.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lactose-intolerance/symptoms-causes/syc-20374232 (đã truy cập 13 09 2023). - Mayo Clinic Staff. Milk allergy. 16 06 2022.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/milk-allergy/symptoms-causes/syc-20375101 (đã truy cập 13 09 2023). - Daniel Yetman. How Long Do the Symptoms of Lactose Intolerance Last? 14 04 2020.
https://www.healthline.com/health/how-long-do-lactose-intolerance-symptoms-last (đã truy cập 13 09 2023). - Louisa Richards. What can help ease discomfort from lactose intolerance? 12 09 2022.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/how-to-stop-lactose-intolerance-pain (đã truy cập 13 09 2023). - Rachel Ann Tee-Melegrito. What to know about dairy allergies. 28 09 2021.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/dairy-allergy (đã truy cập 13 09 2023). - Kirsten Schofield. 7 Natural Remedies for Your Upset Stomach. 04 02 2023.
https://www.healthline.com/health/digestive-health/natural-upset-stomach-remedies (đã truy cập 13 09 2023).