Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Đau bụng là tình trạng đau ở phía dưới xương sườn và phía trên xương chậu do nhiều nguyên nhân như đầy bụng, khó tiêu, táo bón,… hoặc liên quan đến một số bệnh lý. Vậy khi đau bụng nên ăn gì và kiêng gì để giảm triệu chứng? Mời Cô Chú, Anh Chị cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!

Lưu ý:

Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên đến phòng khám để được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh.

Người bị đau bụng nên ăn gì?

Khi đau bụng, bệnh nhân có thể ăn các thực phẩm có công dụng hỗ trợ giảm bớt triệu chứng. Cụ thể như sau:

Gừng

Gừng là loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng khó tiêu – một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng. Ngoài ra, gừng cũng có công dụng giảm buồn nôn và nôn mửa đối với những bệnh nhân đang trải qua hóa trị hoặc phẫu thuật.

Theo đó, Cô Chú, Anh Chị có thể ăn kẹo gừng hoặc thực phẩm được chế biến từ gừng. Ngoài ra, người bệnh có thể pha trà với gừng tươi (xắt lát hoặc băm nhỏ) để trong nước sôi khoảng 10 – 15 phút, sau đó lọc gừng ra và thưởng thức.

đau bụng ăn gì
Gừng là loại thực phẩm giúp giảm các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa. Nguồn ảnh tham khảo từ The Pioneer Woman.

Bạc hà

Đối với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) với các triệu chứng như đau dạ dày, đầy hơi, táo bón,… có thể sử dụng bạc hà để xoa dịu các triệu chứng kể trên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu bạc hà có thể giúp thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa, làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng co thắt ruột gây đau bụng và tiêu chảy.

Tuy nhiên, những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày – thực quản, sỏi thận, hoặc rối loạn túi mật nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bạc hà bởi vì bạc hà có thể khiến cho các bệnh lý này trở nên trầm trọng hơn.

Cam thảo

Rễ cam thảo đã được loại bỏ glycerrhizin (DGL) có công dụng giảm viêm ở niêm mạc dạ dày và thúc đẩy sản sinh chất nhầy, từ đó giúp làm dịu triệu chứng đau và khó chịu ở dạ dày. Ngoài ra, cam thảo cũng giúp giảm đau dạ dày và chứng khó tiêu do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp) gây ra.

Dù vậy, bệnh nhân nên sử dụng liều lượng rễ cam thảo theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh dùng quá liều có thể gây ra một số triệu chứng nguy hiểm như huyết áp cao, nhịp tim bất thường, yếu cơ,… Ngoài ra, người bị huyết áp cao, suy tim sung huyết, bệnh thận hoặc có nồng độ kali thấp được khuyến khích tránh sử dụng các sản phẩm cam thảo có chứa glycerrhizin.

Hạt lanh

Người bị đau bụng nên ăn gì? Bệnh nhân có thể sử dụng hạt lanh để xoa dịu cơn đau. Hạt lanh và dầu hạt lanh có công dụng hỗ trợ điều hòa nhu động ruột và giảm tình trạng đau bụng, táo bón. Theo đó, người bệnh có thể sử dụng khoảng 4ml dầu hạt lanh mỗi ngày trong 2 tuần để giảm bớt các triệu chứng của bệnh táo bón.

Dù vậy, hạt lanh có thể gây ra tiêu chảy hoặc phản ứng dị ứng ở một số người. Vì thế, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hạt lanh để tránh tình trạng sử dụng sai cách hoặc quá liều lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đu đủ

Quả đu đủ có chứa papain – một loại enzyme có khả năng thủy phân protein trong thức ăn, giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng hơn, từ đó giảm táo bón và đầy hơi. Bên cạnh đó, hạt đu đủ cũng giúp loại bỏ ký sinh trùng đường ruột – nguyên nhân gây khó chịu, đau ở vùng bụng và tình trạng suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên, Cô Chú, Anh Chị nên lưu ý không nên ăn đu đủ quá nhiều vì có thể gây đau bụng, tiêu chảy. Đồng thời, người bệnh được khuyên nên ăn đu đủ chín, vì khi chưa chín đu đủ có chứa một lượng lớn mủ có thể gây ra phản ứng dị ứng.

bụng yếu nên ăn gì
Trong đu đủ có các thành phần hỗ trợ tiêu hóa, giúp xoa dịu cơn đau bụng. Nguồn ảnh tham khảo từ Food Republic.

Chế độ ăn BRAT

Chế độ ăn BRAT (Banana, Rice, Applesauce, and Toast) bao gồm các loại thực phẩm như chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Đây là chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…

Tuy nhiên, chế độ ăn BRAT cung cấp ít calo và không đủ chất dinh dưỡng quan trọng. Vì thế, khi áp dụng chế độ ăn này trong thời gian dài có thể dẫn đến thiếu năng lượng và suy dinh dưỡng. Từ những rủi ro và tính hạn chế của chế độ ăn BRAT, Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ không khuyến nghị sử dụng cho trẻ bị tiêu chảy.

Người đau bụng nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh tìm hiểu đau bụng nên ăn gì, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số thực phẩm không nên ăn. Trong đó bao gồm:

Sữa và sản phẩm từ sữa

Bệnh nhân bị đau bụng nên hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, kem,… Vì đây là những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu. Đồng thời, sữa có chứa đường lactose, có thể khiến một số người mắc chứng không dung nạp lactose gặp tình trạng khó tiêu, đau bụng, đầy hơi,…

Thực phẩm chiên rán

Trong chế độ ăn uống của người bị đau bụng nên loại bỏ những thực phẩm chiên rán như khoai tây chiên, gà rán,… Vì thức ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu và có thể khiến tình trạng đau dạ dày trở nên trầm trọng thêm.

Đồ ăn cay

Mặc dù vị cay giúp gia tăng hương vị cho bữa ăn tuy nhiên việc ăn nhiều đồ cay có thể dẫn đến đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,… Nguyên nhân của tình trạng này là do hợp chất Capsaicin trong ớt có thể gây kích ứng các bộ phận nhạy cảm trong cơ thể, bao gồm cả dạ dày. 

đau bụng nên kiêng ăn đồ cay
Thức ăn cay chứa hợp chất Capsaicin trong ớt có thể gây kích ứng dạ dày. Nguồn ảnh tham khảo từ Live Science.

Thực phẩm chứa nhiều axit

Thực phẩm chứa nhiều axit như trái cây thuộc họ cam chanh cà chua, thực phẩm chế biến sẵn,… có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày và gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Tiêu thụ những thực phẩm này có thể gây ra tình trạng đau thượng vị và trào ngược dạ dày – thực quản, kèm theo các triệu chứng như ợ nóng và buồn nôn.

Rau sống

Với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), ăn rau sống có thể làm các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, táo bón trở nên nặng hơn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do chất xơ trong rau sống gây kích ứng đường tiêu hóa. Ngoài ra, rau sống cũng thuộc nhóm chế độ ăn FODMAP cao (Fermentable Oligosaccharides, Disaccharides, Monosaccharides and Polyols) với các chuỗi carbohydrate ngắn khó được hấp thu bởi ruột non, từ đó gây ra các triệu chứng của IBS ở một số người.

Một vài lưu ý về ăn uống cho người bị đau bụng

Để giảm nhẹ tình trạng đau bụng, Cô Chú, Anh Chị nên thay đổi thói quen và chế độ ăn uống. Sau đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống cho người bị đau bụng:

  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Ăn điều độ, không ăn quá nhiều hoặc quá ít, không nên nhịn ăn.
  • Không chạy nhảy, hoạt động mạnh sau ăn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Tham gia tập thể dục thường xuyên.
  • Kiểm soát tình trạng căng thẳng.

Trên đây là những thông tin giúp Cô Chú, Anh Chị nắm rõ hơn khi đau bụng nên ăn gì. Dù vậy, chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng đau bụng. Vì thế, để hết hẳn đau bụng, Cô Chú, Anh Chị nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng, từ đó có hướng điều trị dứt điểm.

Trung tâm noisoitieuhoa.com – Địa chỉ thăm khám uy tín khi Cô Chú, Anh Chị gặp các vấn đề về tiêu hóa

Nhiều năm qua, trung tâm endoclinic.vn là địa chỉ thăm khám uy tín đã đồng hành cùng nhiều Cô Chú, Anh Chị trong hành trình chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa. Tại đây hội tụ 100% đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm thăm khám kỹ càng, điều trị đúng chuẩn y khoa và tư vấn chế độ chăm sóc, ăn uống phù hợp sau thăm khám.
Thêm nữa, endoclinic.vn đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cận lâm sàng chẩn kết hợp dịch vụ Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) tân tiến giúp phát hiện bất kỳ tổn thương nào trong ống tiêu hóa. Nhờ đó giúp tỷ lệ chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng lên tới 90 -95%. Từ kết quả chẩn đoán bệnh chuẩn xác sẽ giúp bác sĩ áp dụng phác đồ điều trị phù hợp, rút ngắn thời gian hồi phục bệnh và ngăn ngừa triệu chứng tái phát.

bị đau bụng nên ăn gì
endoclinic.vn là cơ sở hiếm hoi được Sở Y Tế TP. HCM cấp phép thực hiện phương pháp Nội Soi Không Đau không chỉ đạt tỷ lệ chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa cao mà còn giúp bệnh nhân có trải nghiệm thoải mái, không hề khó chịu.

Với những ưu thế về năng lực chuyên môn và cơ sở vật chất, hàng nghìn Khách hàng đã đến và hài lòng về dịch vụ thăm khám của trung tâm endoclinic.vn. Cùng xem qua những chia sẻ chân thực nhất của khách hàng đã từng tin tưởng điều trị tại noisoitieuhoa.com:

Ngay hôm nay, Cô Chú, Anh Chị hãy đặt lịch hẹn với trung tâm endoclinic.vn để chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa nhé.

Câu hỏi thường gặp

Ăn gì hết đau bụng?

Thực phẩm không thể chữa hết đau bụng, mà chỉ hỗ trợ xoa dịu cơn đau. Cô Chú, Anh Chị có thể tham khảo một số thực phẩm có công dụng giảm bớt đau bụng như gừng, bạc hà, hạt lanh,…

Bị đau bụng nên kiêng ăn gì?

Bệnh nhân bị đau bụng nên tránh ăn các loại thực phẩm như sữa, các sản phẩm từ sữa, thức ăn cay, đồ ăn có nhiều rau sống, thực phẩm chiên rán,…

Người bị đau bụng cần chú ý gì khi ăn uống?

Khi bị đau bụng, người bệnh nên lưu ý ăn chậm, nhai kỹ, ăn điều độ, không nên nhịn ăn, không chạy nhảy, hoạt động mạnh sau ăn, uống đủ nước,…

Tài liệu tham khảo:

1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic

2. Erica Julson, MS, RDN, CLT. The 12 Best Foods for an Upset Stomach. 18 02 2023.

https://www.healthline.com/nutrition/best-foods-for-upset-stomach. (đã truy cập 11 08 2023)

3. Joe Leech, MS.11 Proven Health Benefits of Ginger. 16 05 2023. https://www.healthline.com/nutrition/11-proven-benefits-of-ginger. (đã truy cập 11 08 2023)

4. Jennifer Huizen. 12 Home Remedies for Stomach Pain. 27 03 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/322047. (đã truy cập 11 08 2023)

5. Kelli McGrane, MS, RD. What Are Licorice Root’s Benefits and Downsides? 12 06 2020. https://www.healthline.com/nutrition/licorice-root (đã truy cập 11 08 2023)

6. Barbara Bolen, PhD. Flaxseed for Constipation. 14 07 2023. https://www.verywellhealth.com/flaxseed-for-constipation-and-ibs-1944784. (đã truy cập 11 08 2023)

7. Valencia Higuera. All About Papaya: Nutrition, Health Benefits, How to Use It. 30 08 2022. https://www.everydayhealth.com/diet-nutrition/diet/papayas-nutrition-benefits-risks-how-eat-more/. (đã truy cập 11 08 2023)

8. Jayne Leonard. What to know about the BRAT diet. 10 03 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/318255 .(đã truy cập 11 08 2023)

9. Paul Frysh. What to Eat (or Not) When Your Stomach Hurts. 28 01 2023. https://www.webmd.com/digestive-disorders/ss/slideshow-food-stomach-upset. (đã truy cập 11 08 2023)

10. Louisa Richards. What are the best foods for an upset stomach? 17 04 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/food-for-upset-stomach (đã truy cập 11 08 2023)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

27 + 28 = ?