Đau bụng ngộ độc thực phẩm là tình trạng phổ biến nhưng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, dẫn đến không chữa trị kịp thời khiến cơn đau trầm trọng hơn. Vậy làm thế nào nhận biết các triệu chứng đau bụng do ngộ độc thức ăn để có hướng xử trí phù hợp? Mời Cô Chú, Anh Chị cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chung về ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm (hay còn gọi ngộ độc thức ăn hoặc trúng thực) là tình trạng xảy ra do tiêu thụ thực phẩm, đồ uống bị nhiễm độc tố, nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,…), hoặc thức ăn ôi thiu sản sinh nấm mốc.
Theo đó, thực phẩm và đồ uống có thể bị nhiễm khuẩn ở bất kỳ giai đoạn nào, từ trồng trọt, thu hoạch, bảo quản đến chế biến. Cụ thể:
- Nước được sử dụng để tưới thực phẩm có thể bị nhiễm phân động vật hoặc phân người.
- Thịt có thể tiếp xúc với vi trùng trong khi chế biến hoặc vận chuyển.
- Vi khuẩn có thể lây nhiễm vào thực phẩm được bảo quản sai cách hoặc để lâu ngày gây hỏng hóc.
- Người chế biến có thể làm nhiễm khuẩn thực phẩm, nếu họ không rửa tay hoặc sử dụng dao, muỗng, thớt,… không sạch sẽ.
Nhận biết cơn đau bụng do ngộ độc thực phẩm
Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh thường có biểu hiện đau thượng vị âm ỉ, hoặc đau quặn bụng, dữ dội,… Ngoài ra, đau bụng ngộ độc thức ăn có thể kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, sốt, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh,…
Các triệu chứng kể trên có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng và có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày. Một số trường hợp, ngộ độc thực phẩm có thể gây chóng mặt, mờ mắt hoặc cảm thấy ngứa ran ở cánh tay.
Đau bụng do ngộ độc thực phẩm có nguy hiểm không?
Hầu hết người bị ngộ độc thực phẩm đều nhẹ, nhưng một số trường hợp trở nên nghiêm trọng. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm:
- Mất nước.
- Tổn thương thận.
- Viêm màng não.
- Hội chứng tán huyết-urê huyết (HUS).
- Viêm khớp.
- Biến chứng khi mang thai như sảy thai, thai chết lưu, nhiễm trùng huyết hoặc viêm màng não ở trẻ sơ sinh.
Khi nào cần đi khám?
Mặc dù tình trạng đau bụng ngộ độc thực phẩm có thể tự khỏi, nhưng người bệnh không nên chủ quan. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào dưới đây:
- Đau bụng dữ dội.
- Dấu hiệu mất nước (đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, khô miệng và họng, chóng mặt khi đứng lên).
- Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày.
- Nôn mửa thường xuyên hoặc nôn ra máu.
- Phân có lẫn máu hoặc mủ.
- Phân có màu đen.
- Sốt cao (từ 38,9 độ C trở lên).
Cách chẩn đoán đau bụng do ngộ độc thức ăn
Để chẩn đoán triệu chứng ngộ độc thực phẩm đau bụng, bác sĩ cần dựa trên việc khám lâm sàng và thực hiện những cận lâm sàng cần thiết.
– Khám lâm sàng: Bác sĩ tiến hành kiểm tra vùng bụng và đặt một số câu hỏi để Cô Chú, Anh Chị trả lời. Các câu hỏi này liên quan đến thời điểm khởi phát cơn đau, đau bụng sau khi ăn hay uống thực phẩm, đồ uống nào, đau bụng có kèm các triệu chứng khác hay không,…
– Cận lâm sàng: Sau khi có kết quả chẩn đoán ban đầu từ bước khám lâm sàng, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra chuyên sâu hơn, bao gồm:
- Xét nghiệm: Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm như công thức máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm phân, tổng phân tích nước tiểu,… để gợi ý chẩn đoán nguyên nhân. Ngoài ra, các xét nghiệm men gan, men tụy (amylase và lipase) có thể cần thực hiện trong những tình huống lâm sàng thích hợp.
- Nội soi ống tiêu hóa: Đây là tiêu chuẩn “vàng” để chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa hoặc tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng với độ chính xác cao. Theo đó, bác sĩ có thể thực hiện nội soi ống tiêu hóa trên (nội soi thực quản, nội soi dạ dày) hoặc nội soi ống tiêu hóa dưới (nội soi đại trực tràng) để phát hiện các tổn thương, xác định nguyên nhân tổn thương và thực hiện sinh thiết tế bào (nếu cần).
- Chẩn đoán hình ảnh: Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang bụng, chụp X-quang Bari, siêu âm, chụp CT, chụp MRI vùng bụng,… giúp bác sĩ quan sát và phát hiện các tổn thương, từ đó làm cơ sở chẩn đoán bệnh.
Cách chữa trị đau bụng do ngộ độc thức ăn
Để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau bụng ngộ độc, người bệnh nên chú ý bù nước, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ,… Cụ thể như sau:
- Bù nước và điện giải: Bên cạnh đau bụng, ngộ độc thực phẩm có thể gây buồn nôn kèm tiêu chảy nhiều lần. Do đó, người bệnh nên chú ý uống nhiều nước và bổ sung chất điện giải, để tránh cơ thể mất nước và nhanh hồi phục sức khỏe hơn.
- Dùng thuốc: Các loại thuốc không kê đơn như drotaverin, mebeverine, Pepto-Bismol,… có thể được dùng để xoa dịu triệu chứng đau bụng hoặc giảm tiêu chảy, buồn nôn do ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định loại thuốc với liều lượng phù hợp.
- Bổ sung lợi khuẩn: Để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và làm cân bằng hệ vi khuẩn sau ngộ độc, người bệnh cũng có thể bổ sung lợi khuẩn bằng men vi sinh tại nhà.
- Truyền dịch qua tĩnh mạch: Trong trường hợp đau bụng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, bạn có thể cần bù nước bằng dịch truyền tĩnh mạch (IV). Tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh, dịch truyền sẽ gồm có chất điện giải, thuốc,… giúp bù nước cho cơ thể, kiểm soát cơn đau hoặc điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh,…
Cách giảm đau bụng ngộ độc thức ăn
Để làm giảm cơn đau bụng do ngộ độc thực phẩm, Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:
- Nghỉ ngơi: Cơ thể người bệnh sau khi bị trúng thực đau bụng khá mệt mỏi, yếu sức. Do đó, việc nghỉ ngơi sẽ giúp người bệnh cảm thấy thư giãn và hồi phục sức khỏe tốt hơn.
- Bổ sung nước (nước lọc, nước ép trái cây, trà gừng,…): Để cơ thể nhanh phục hồi năng lượng, giảm mệt mỏi, Cô Chú, Anh Chị có thể uống nước ép trái cây hoặc nước dừa. Ngoài ra, khi bổ sung các loại trà gừng, hoa cúc, bạc hà cũng có thể xoa dịu cơn đau dạ dày. Lưu ý, người bệnh nên uống từng ngụm nhỏ, thường xuyên để giúp cơ thể hấp thụ chất lỏng dễ dàng hơn.
- Chườm ấm bụng: Cô Chú, Anh Chị có thể chườm nóng (ở nhiệt độ vừa phải) lên bụng để giảm cảm giác đau quặn bụng.
- Chọn thực phẩm lành mạnh: Nhằm tránh làm tình trạng đau bụng ngộ độc trở nặng, người bệnh nên ăn các thức ăn nhạt, dễ tiêu hóa và ít chất béo như, chuối, cơm, cháo yến mạch,… Tránh dùng sản phẩm từ sữa, đồ ăn giàu chất béo, cà phê, rượu, bia,… vì có thể gây khó chịu ở dạ dày.
Nhìn chung, điều quan trọng là Cô Chú, Anh Chị cần nhận biết cơn đau bụng do ngộ độc thức ăn và thăm khám kịp thời. Trong đó, nên ưu tiên lựa chọn cơ sở uy tín để bác sĩ giỏi chẩn đoán chính xác nguyên nhân và lập kế hoạch điều trị hiệu quả, nhằm nhanh chóng phục hồi sức khỏe, sớm quay trở lại cuộc sống thường ngày.
Endo Clinic – Địa chỉ thăm khám tiêu hóa uy tín tại TP. HCM
Trên thị trường hiện nay, Endo Clinic tự hào là phòng khám chẩn đoán và điều trị hiệu quả cho hàng nghìn người mắc các vấn đề về tiêu hóa bởi sở hữu:
- Đội ngũ bác sĩ giỏi và có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và tư vấn.
- Hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán là hệ thống máy móc hiện đại, bao gồm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, và nổi bật nhất là nội soi.
- Endo Clinic là một trong những đơn vị được Sở Y tế TP. HCM cấp phép đủ điều kiện hoạt động Nội soi Không đau. Qua đó vừa giúp khách hàng có trải nghiệm nội soi nhẹ nhàng, vừa đạt tỷ lệ chẩn đoán bệnh lý lên đến 90% – 95%.
- Chi phí khám chữa bệnh hợp lý, quy trình nhanh chóng.
Liên hệ đặt khám ngay với Endo Clinic theo thông tin:
- Đặt lịch khám bệnh tại đây: ĐẶT LỊCH KHÁM.
- Hotline tư vấn: 0989 01 01 01.
- Địa chỉ phòng khám: 429 Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP. HCM.
Mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo thêm:
Câu hỏi thường gặp
Ai có thể bị đau bụng do ngộ độc thực phẩm?
Bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm và gặp triệu chứng đau bụng nếu ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm. Tuy nhiên, những đối tượng sau dễ bị ngộ độc hơn: phụ nữ mang thai, bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, người cao tuổi trên 65, trẻ dưới 5 tuổi, người thường xuyên sử dụng thuốc,…
Ngộ độc thức ăn kèm đau bụng, đi ngoài có nguy hiểm không?
Tình trạng ngộ độc thức ăn gây đau bụng, đi ngoài nhiều lần có thể khiến cơ thể mất nước và dẫn đến nhiều biến chứng khác nếu không được điều trị sớm như tổn thương thận, viêm màng não, hội chứng tán huyết-urê huyết cao (HUS),…
Có những cách nào để giảm đau bụng khi bị ngộ độc thức ăn?
Cô Chú, Anh Chị có thể giảm nhẹ cơn đau bụng ngộ độc thực phẩm bằng cách nghỉ ngơi, bổ sung nước (nước lọc, nước ép trái cây, trà gừng,…), chườm ấm bụng, ăn món dễ tiêu như chuối, cơm, cháo yến mạch, kiêng bia rượu, hoặc trà, cà phê,…
Tài liệu tham khảo
1. Trung tâm nội soi & chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa Endo Clinic.
2. Marissa Selner and Ashley Williams. What You Need to Know About Food Poisoning, Its Causes, and Treatments. 08 12 2021. https://www.healthline.com/health/food-poisoning (đã truy cập 12 09 2023).
3. Mayo Clinic. Food poisoning. 30 12 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/food-poisoning/symptoms-causes/syc-2035623 (đã truy cập 12 09 2023).
4. Cleveland Clinic. Food Poisoning. 15 06 2022. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21167-food-poisoning (đã truy cập 12 09 2023).
5. Primary Care Pediatrics at Nemours Children’s Health. Food Poisoning. 04 2022. https://kidshealth.org/en/parents/food-poisoning.html (đã truy cập 12 09 2023).