Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Nhiễm giun gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Theo đó, một trong những dấu hiệu cảnh báo nhiễm giun là đau bụng. Vậy đau bụng do giun có điểm gì khác so với đau bụng xuất phát từ những nguyên nhân khác? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề trên trong bài viết sau.

Đau bụng – Một trong những triệu chứng cảnh báo nhiễm giun

Nhiễm giun đường ruột là một trong những bệnh nhiễm ký sinh trùng phổ biến. Bệnh thường xuất hiện phổ biến ở những nước đang phát triển.

Đau bụng là một trong những dấu hiệu phổ biến của nhiễm giun. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể xuất hiện kèm các triệu chứng khác.

Các triệu chứng thường gặp của nhiễm giun đường ruột là:

  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn.
  • Đầy hơi và chướng bụng.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Mệt mỏi.
  • Kiết lỵ (Tình trạng nhiễm trùng đường ruột gây tiêu chảy kèm theo máu và chất nhầy trong phân).
  • Phát ban hoặc ngứa quanh trực tràng hoặc âm hộ.

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm giun đường ruột trong nhiều năm mà không gặp bất kỳ triệu chứng nào.

Đau bụng - Một trong những triệu chứng cảnh báo nhiễm giun
Đau bụng có thể là triệu chứng cảnh báo tình trạng nhiễm giun ký sinh.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây đau bụng do giun

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khiến bệnh nhân bị nhiễm giun, từ đó dẫn đến đau bụng. Sau đây là những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ phổ biến:

Nguyên nhân

Giun có thể xâm nhập vào cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Cô bác, Anh chị có thể bị nhiễm giun nếu vô tình tiếp xúc với trứng giun.

Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nhiễm giun:

  • Chạm vào đồ vật hoặc bề mặt có trứng giun.
  • Uống phải nước hoặc dùng thức ăn có xuất hiện trứng giun.
  • Ăn thịt bò, thịt lợn, hải sản,… sống hoặc chưa nấu chín có chứa giun.

Yếu tố nguy cơ

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tuổi tác và điều kiện sinh sống là những yếu tố nguy cơ có thể khiến một người dễ bị nhiễm giun hơn so với bình thường.

Các yếu tố nguy cơ của nhiễm giun ký sinh:

  • Tuổi tác: Trẻ em đặc biệt dễ bị nhiễm giun đường ruột vì thường chơi ở môi trường có đất ô nhiễm như bãi cát, sân chơi trường học. Người lớn tuổi cũng có nguy cơ cao hơn do hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Điều kiện sinh sống: Những người sống và đến thăm các nước đang phát triển có nguy cơ cao do có thể uống nước từ nguồn bị ô nhiễm và mức độ vệ sinh kém.

Các loại giun ký sinh đường ruột phổ biến

Có rất nhiều loại giun ký sinh đường ruột khác nhau. Sau đây là những loại giun ký sinh phố biến:

Sán dải

Sán dải (tên tiếng Anh: Tapeworms) là một loại giun dẹp sống trong ruột. Trứng sán dây có thể xâm nhập vào cơ thể nếu Cô bác, Anh chị uống nước bị ô nhiễm. Ngoài ra, Cô bác, Anh chị cũng có thể bị nhiễm loại sán này nếu ăn thịt lợn, thịt bò sống hoặc chưa nấu chín.

Sán lá

Sán lá (tên tiếng Anh: Fluke) là một loại giun dẹp, có thể ảnh hưởng đến phổi, ruột, gan và các bộ phận khác của cơ thể. Theo đó, Cô bác, Anh chị có thể bị nhiễm sán lá nếu ăn cá, tôm, cua,… chưa được nấu chín.

Giun kim

Giun kim (tên tiếng Anh: Pinworms) là một loại giun tròn nhỏ, mỏng, có chiều dài bằng một chiếc ghim. Giun kim thường gây ngứa quanh hậu môn, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Cụ thể khi bệnh nhân ngủ, giun kim cái có thể ra ngoài và đẻ trứng lên vùng da xung quanh hậu môn gây ngứa.

Giun móc

Giun móc (tên tiếng Anh: Hookworms) là loại giun sống trong ruột non với một đầu thuôn nhọn thành hình kim hoặc hình móc. Hầu hết những người mắc bệnh giun móc đều không có triệu chứng. Với những người bị nhiễm giun móc lần đầu có thể xuất hiện những triệu chứng như đau bụng, ăn không ngon, tiêu chảy,…

Giun đũa

Giun đũa (tên tiếng Anh: Ascariasis) là một trong những loại ký sinh trùng phổ biến nhất. Giun đũa sống trong đất bị ô nhiễm và có thể xâm nhập vào cơ thể nếu Cô bác, Anh chị ăn trái cây, rau củ chưa được rửa sạch, gọt vỏ hoặc nấu chín cẩn thận.

Giun đũa gây đau bụng do giun
Có rất nhiều loại giun ký sinh khác nhau có thể gây ra triệu chứng đau bụng khó chịu.

Biến chứng khi bị nhiễm giun ký sinh đường ruột

Về lâu dài, nhiễm giun nếu không được điều trị có thể dẫn tới một số bệnh lý khác như: viêm phúc mạc, viêm ruột thừa, gây chứng thiếu máu, giảm protein máu kèm theo rối loạn tim mạch… Nguy hiểm hơn, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong do thiếu máu nặng (giun móc), giun chui ống mật, tắc ruột do giun, viêm não,…

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Chính vì những biến chứng nguy hiểm nên Cô Bác, Anh chị không nên chủ quan khi đau có dấu hiệu đau bụng do giun. Ngay khi có dấu hiệu bị đau bụng, Cô bác, Anh chị nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Những dấu hiệu nhiễm giun cần đến gặp bác sĩ ngay:

  • Có máu hoặc mủ trong phân.
  • Sốt.
  • Cực kỳ mệt mỏi và mất nước.
  • Bị tiêu chảy hoặc đau bụng trên 2 tuần.
  • Da bị ngứa và phát ban, nổi gờ nhẹ ngoằn ngoèo dưới da
  • Ngứa ngáy quanh vùng hậu môn
  • Nôn hoặc buồn nôn.

Cách chẩn đoán đau bụng do giun

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm hỏi tình trạng của bệnh nhân như: dấu hiệu và triệu chứng gần đây, chế độ ăn uống (chẳng hạn có thường xuyên thịt tái hoặc sống không), chuyến đi du lịch gần đây,… Dựa trên các thông tin lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định các chẩn đoán cận lâm sàng phù hợp.

Các chẩn đoán cận lâm sàng để kiểm tra tình trạng đau bụng do giun phổ biến gồm:

  • Xét nghiệm phân: Bác sĩ có thể kiểm tra mẫu phân của bệnh nhân để kiểm tra xem có sự xuất hiện của ký sinh trùng hay không.
  • Kiểm tra Scotch tape: Đây là thủ thuật dán băng dính (Scotch tape) vào hậu môn nhiều lần để lấy trứng giun kim, sau đó kiểm tra dưới kính hiển vi.
  • Kiểm tra máu: Nếu không phát hiện được giun hoặc trứng của giun bằng 2 chẩn đoán trên, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu để tìm kháng thể mà cơ thể tạo ra khi bị nhiễm ký sinh trùng. Tuy nhiên, chỉ có một số loại ký sinh trùng có thể được phát hiện bằng xét nghiệm máu.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chụp X-quang hoặc sử dụng các xét nghiệm hình ảnh như: chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra các cơ quan khác xem có dấu hiệu tổn thương không.

Điều trị đau bụng giun như thế nào?

Tùy theo loại giun bệnh nhân mắc và mức độ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó cách phổ biến nhất là dùng thuốc.

Thuốc điều trị nhiễm giun đường ruột thường dùng trong 1 đến 3 ngày. Sau vài tuần, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tái khám để kiểm tra và đánh giá hiệu quả điều trị.

Mời Cô chú, Anh chị tham khảo thêm các bài viết:

Cách phòng tránh đau bụng do giun

Để phòng tránh bị giun ký sinh, Cô bác, Anh chị cần giữ vệ sinh thân thể, đồng thời luôn ăn chín và uống sôi.

Cách phòng tránh nhiễm giun ký sinh:

  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi xử lý thực phẩm hoặc ăn uống.
  • Tránh dùng chung quần áo, khăn trải giường và các vật dụng cá nhân khác.
  • Hạn chế ăn thịt và hải sản chưa được nấu chín.
  • Sử dụng thớt riêng cho thịt và rau.
  • Rửa kỹ và gọt vỏ tất cả các loại trái cây và rau quả.
  • Sử dụng nước đun sôi hoặc nước đã qua xử lý để uống và rửa thực phẩm.
  • Làm sạch máy xay thịt thật kỹ sau khi sử dụng.
  • Luôn mang giày dép khi đi bộ ngoài trời.

Đau bụng do giun có thể gây nhầm lẫn với các nguyên nhân gây đau bụng khác. Chính vì thế, khi bị đau bụng, Cô bác, Anh chị không nên vội kết luận bản thân bị nhiễm sun sán và tự ý dùng thuốc sổ giun. Thay vào đó Cô bác, Anh chị nên đến bác sĩ để được kiểm tra.

endoclinic.vn hiện đang cung cấp dịch vụ khám tiêu hóa chất lượng. Khi thăm khám tại đây, Cô bác, Anh chị hoàn toàn có thể yên tâm bởi các bác sĩ giỏi chuyên môn, chỉ định thực hiện đúng và đủ các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó là chi phí hợp lý, minh bạch, có khám bảo hiểm y tếbảo lãnh viện phí. Đặc biệt, Cô bác, Anh chị còn có thể chủ động đặt lịch hẹn khám để chọn khung giờ phù hợp với thời gian cá nhân.

Endo Clinic trang bị thiết bị hiện đại để xét nghiệm cho dau bung giun
endoclinic.vn trang bị hệ thống thiết bị hiện đại, hỗ trợ đắc lực cho quá trình chẩn đoán của bác sĩ và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Cách phòng ngừa đau bụng do giun?

Để phòng ngừa đau bụng do giun, Cô bác, Anh chị cần rửa tay thường xuyên, hạn chế ăn thịt và hải sản chưa được nấu chín, không sử dụng đồ dùng cá nhân chung với người khác,…

Dấu hiệu nhận biết có giun trong bụng

Các dấu hiệu nhận biết có giun trong bụng là đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn, chướng bụng, sụt cân không rõ nguyên nhân,… Ngay khi xuất hiện các triệu chứng trên, Cô bác, Anh chị nên đến bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán.

Nguồn tham khảo

  1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
  2. Claire Gillespie and Daniel Yetman. What Are Intestinal Worms? 06 02 2023.
    https://www.healthline.com/health/intestinal-worms. (Đã truy cập ngày 14 09 2023).
  3. Jon Johnson. Intestinal worms in humans and their symptoms. 05 01 2023.
    https://www.medicalnewstoday.com/articles/324042. (Đã truy cập ngày 14 09 2023).
  4. NHS. Worms in humans. 10 10 2020.
    https://www.nhs.uk/conditions/worms-in-humans/. (Đã truy cập ngày 14 09 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

33 + 45 = ?