Căng thẳng được hiểu là trạng thái lo lắng của cơ thể xảy ra khi phải đối mặt với một tình huống khó khăn và đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Trong đó, đau bụng khi căng thẳng là tình trạng thường gặp ở khá nhiều người, ví dụ như trước một sự kiện lớn, buổi họp quan trọng,… Vậy nguyên nhân gây đau bụng mỗi khi căng thẳng là gì, cách khắc phục thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân gây đau bụng khi căng thẳng
Não và ruột có mối liên hệ chặt chẽ thông qua hệ thần kinh trung ương. Tương tự não bộ, ruột cũng chứa nhiều dây thần kinh gọi là hệ thần kinh ruột (một nhánh của hệ thần kinh trung ương). Từ đó tạo ra kết nối giữa não và ruột, nếu có sự thay đổi ở não sẽ ảnh hưởng đến ruột và ngược lại.
Căng thẳng, lo lắng có thể gây đau bụng và các triệu chứng tiêu hóa khác. Vì khi căng thẳng, hormone và chất dẫn truyền thần kinh sẽ được giải phóng, gây ảnh hưởng đến nhu động ruột. Hơn nữa, căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến các vấn đề tiêu hóa khác.
Ngoài ra, đau bụng căng thẳng còn có thể liên quan đến các tình trạng như:
- Loét dạ dày tá tràng.
- Khó tiêu.
- Chướng bụng, đầy hơi.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS).
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Buồn nôn.
- Chán ăn.
Đau bụng khi căng thẳng phải làm sao?
Nếu tình trạng căng thẳng dẫn đến đau bụng xảy ra thường xuyên và kéo dài, Cô Chú, Anh Chị nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp.
Ngoài ra, để giảm đau bụng mỗi khi căng thẳng tại nhà, Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng một số cách sau:
- Dành thời gian nghỉ ngơi, nghỉ ngơi theo các khoảng ngắn kết hợp hít thở sâu và chậm rãi.
- Tập thể dục thường xuyên với các bộ môn phù hợp với sức khỏe, ví dụ như yoga, chạy bộ, bơi lội,…
- Thực hành thiền định để giúp tinh thần thoải mái, kiểm soát được sự căng thẳng.
- Nên nhai kỹ khi ăn, hạn chế ăn quá cay và dùng caffeine (đặc biệt là cà phê). Đồng thời không nên vận động mạnh ngay sau khi ăn.
- Sử dụng một số loại thảo dược như gừng, bạc hà, tía tô đất, hoặc hoa oải hương.
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh thức quá khuya.
- Có thể nói chuyện với bạn bè, người thân để giải tỏa sự căng thẳng, lo âu.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Đau bụng do căng thẳng kéo dài có thể gây buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do vậy, Cô Chú, Anh Chị nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu tình trạng đau bụng khi căng thẳng kéo dài, ngày càng đau dữ dội hơn hoặc đi kèm các biểu hiện như sụt cân không rõ nguyên nhân, đi tiêu ra máu hoặc phân đen,…
Trung tâm endoclinic.vn hiện là trung tâm chuyên sâu về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa tại Tp.HCM được nhiều khách hàng tin chọn. Các bác sĩ giàu kinh nghiệm không chỉ tư vấn tận tình, mà còn chỉ định đúng – đủ cận lâm sàng phù hợp cho bệnh nhân. Kết hợp sử dụng thiết bị hiện đại hỗ trợ chẩn đoán, đặc biệt là quy trình Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) chuẩn quốc tế, nhanh chóng phát hiện tổn thương. Qua đó tăng tỷ lệ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác đến 90 – 95% và lập phác đồ điều trị hiệu quả hơn cho người bệnh.
Ngoài ra, chi phí khám chữa bệnh ở trung tâm endoclinic.vn cũng luôn đảm bảo minh bạch, tư vấn rõ ràng khi gặp bác sĩ và không có phát sinh trong quá trình điều trị. Nhờ vậy mà người bệnh cũng cảm thấy yên tâm hơn khi chữa trị tại đây.
Đặt hẹn khám bệnh với bác sĩ tại trung tâm endoclinic.vn ngay!
Có thể thấy, đau bụng khi căng thẳng là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên nếu hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài hoặc đi kèm các triệu chứng bất thường thì Cô Chú, Anh Chị không nên chủ quan, mà cần nhanh chóng gặp bác sĩ. Bởi đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng hơn.
Câu hỏi thường gặp
Vì sao bị đau bụng mỗi khi căng thẳng?
Đau bụng khi căng thẳng có thể do hormon và chất dẫn truyền thần kinh được giải phóng, gây ảnh hưởng đến nhu động ruột hoặc sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, và dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…
Khi căng thẳng hay bị đau bụng có sao không?
Nếu đau bụng khi căng thẳng kéo dài, cơn đau ngày càng dữ dội hoặc đau đi kèm các triệu chứng như buồn nôn, đi tiêu ra máu,… thì Cô Chú, Anh Chị nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị. Vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề tiêu hóa nguy hiểm.
Làm sao để giảm nhẹ đau bụng khi căng thẳng?
Để giảm đau bụng khi căng thẳng, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tập thở chậm và sâu, thường xuyên tập thể dục, ăn uống lành mạnh, không nên vận động mạnh sau khi ăn, ngủ đủ giấc và đúng giờ,…
Tài liệu tham khảo:
1. WHO. Stress. 21 02 2023. https://www.who.int/news-room/questions-and-answers/item/stress (đã truy cập 14 09 2023).
2. Micah Abraham, BSc. How to Stop Anxiety Stomach Pain & Cramps. 26 11 2022.
https://www.calmclinic.com/anxiety/symptoms/stomach-pain (đã truy cập 14 09 2023).
3. Nina Gupta, MD. Stress and stomach pain: When should you see a specialist? 22 09 2021.
https://www.uchicagomedicine.org/forefront/gastrointestinal-articles/stress-and-stomach-pain-when-should-you-see-a-specialist (đã truy cập 14 09 2023).
4. Ken Goodman, LCSW. How to Calm an Anxious Stomach: The Brain-Gut Connection. 19 07 2018.
https://adaa.org/learn-from-us/from-the-experts/blog-posts/consumer/how-calm-anxious-stomach-brain-gut-connection (đã truy cập 14 09 2023).
5. Adrian White. Do You Have a Nervous Stomach? 16 03 2023.
https://www.healthline.com/health/nervous-stomach (đã truy cập 14 09 2023).