Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Chỉ số MPV trong máu là chỉ số giúp chúng ta biết được kích thước trung bình và hoạt động của tiểu cầu. Chỉ số này bất thường còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng. Như thế, chỉ số MPC trong xét nghiệm máu là gì? Chỉ số MPV thấp có sao không? Mời Cô Chú, Anh Chị cùng tìm hiểu sâu hơn về điều này với Endo Clinic nhé!

Tổng quan chỉ số MPV trong xét nghiệm công thức máu như thế nào
Tổng quan chỉ số MPV trong xét nghiệm công thức máu như thế nào

Chỉ số MPV trong xét nghiệm máu là gì?

Tiểu cầu là những tế bào máu nhỏ nhất, chúng có nhân và đường kính khoảng 2μm. Thực chất tiểu cầu được sinh ra do sự phân mảnh của các tế bào khổng lồ trong tủy xương. Tiểu cầu có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành huyết khối và cầm máu. Tiểu cầu có tuổi thọ trung bình từ 7 đến 10 ngày. Tiểu cầu lưu thông trong máu ở dạng đĩa không hoạt động, nhưng sẽ được kích hoạt khi tiếp xúc với thành mạch máu bị tổn thương.[1]

Kích thước tiểu cầu đã được chứng minh là phản ánh hoạt động của tiểu cầu và là một dấu ấn sinh học giúp dự đoán và tiên lượng các biến cố tim mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra có mối liên quan giữa tiểu cầu và các bệnh tiền huyết khối và tiền viêm.

MPV (Mean Platelet Volume) là kích thước trung bình của tiểu cầu. Chỉ số MPV trong máu là chỉ số giúp tính toán kích thước tiểu cầu trung bình trong mẫu máu để có được bức tranh rõ ràng hơn về sức khỏe của các tế bào máu này. Kết quả bất thường có thể tình trạng báo hiệu rối loạn về máu hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến tủy xương.

Chỉ số MPV trong xét nghiệm công thức máu là gì?
Chỉ số MPV trong xét nghiệm công thức máu là gì?

Chỉ số MPV thường được bao gồm trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (CBC) để đánh giá chức năng tiểu cầu và sự xuất hiện của các bệnh lý liên quan đến hệ thống đông máu.

Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm MPV là gì?

Xét nghiệm MPV là một xét nghiệm cận lâm sàng phổ biến, giúp xác định kích thước và mức độ hoạt động của tiểu cầu trong máu. Nếu chỉ số này quá thấp hoặc quá cao có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe của cơ thể.

Chỉ số MPV trong máu bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số MPV bình thường là từ 8 fL đến 12 fL (femtoliters).[2]

Chỉ số MPV trong xét nghiệm máu bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số MPV trong xét nghiệm máu bình thường là bao nhiêu?

Lưu ý, khoảng tham chiếu của chỉ số MPV có thể dao động giữa các phòng thí nghiệm với nhau, tùy thuộc vào máy móc, hóa chất hay năng lực của kỹ thuật viên xét nghiệm.

Chỉ số MPV trong máu cao là bao nhiêu?

Chỉ số MPV trong máu cao khi lớn hơn 12 fL (femtoliters).

Chỉ số MPV trong xét nghiệm công thức máu cao là bao nhiêu?
Chỉ số MPV trong xét nghiệm công thức máu cao là bao nhiêu?

Chỉ số MPV cao trong máu cho biết kích thước tiểu cầu đang lớn bất thường. Điều này có nghĩa là dấu hiệu cảnh báo tủy xương đang sản xuất quá nhiều tiểu cầu.

Chỉ số MPV trong máu thấp là bao nhiêu?

Chỉ số MPV trong máu thấp khi dưới 8 fL (femtoliters).

Chỉ số MPV trong xét nghiệm công thức máu thấp là bao nhiêu?
Chỉ số MPV trong xét nghiệm công thức máu thấp là bao nhiêu?

Chỉ số MPV thấp cho biết kích thước tiểu cầu đang nhỏ hơn bình thường, điều này có thể cho thấy tủy xương đang không sản xuất đủ lượng tiểu cần mà cơ thể cần. Chỉ số MPV thấp có thể xảy ra ở một số bệnh lý như thiếu máu bất sản, bệnh lý ruột mạn tính, hóa trị ung thư,…

Nguyên nhân làm chỉ số MPV cao là do đâu?

Chỉ số MPV cao là tình trạng tiểu cầu lớn hơn mức bình thường. Tiểu cầu lúc mới được tạo ra có kích thước lớn hơn tiểu cầu trưởng thành, vì vậy số lượng lớn tiểu cầu bất thường như vậy có thể báo hiệu rằng tủy xương của bạn đang tạo ra nhiều tiểu cầu chưa trưởng thành.[3]

6 nguyên nhân làm chỉ số MPV trong máu cao
6 nguyên nhân làm chỉ số MPV trong máu cao

Nguyên nhân làm chỉ số MPV cao là:

  • Mất máu nhiều
  • Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP)
  • Ung thư
  • Bệnh cường giáp
  • Đái tháo đường
  • Bệnh tim mạch
  • Các nguyên nhân khác.

Mất máu nhiều

Một trong những lý do khiến cho chỉ số MPV tăng cao là mất máu do chấn thương hoặc trong phẫu thuật, chẳng hạn như phẫu thuật lớn. Trong những trường hợp này, cơ thể sử dụng hết tiểu cầu để hình thành huyết khối giúp cầm máu và làm lành vết thương. Khi đó, tủy xương sẽ tạo ra nhiều tiểu cầu mới với thể tích lớn hơn, điều này khiến cho MPV tăng lên.[2]

Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP)

Số lượng tiểu cầu thấp và chỉ số MPV tăng cao xảy ra khi tiểu cầu bị phá hủy, thường gây ra bởi kháng thể, nhiễm trùng hoặc độc tố. Chẳng hạn, bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) là một rối loạn tự miễn dịch hiếm gặp, trong đó cơ thể tự phá hủy tiểu cầu của mình. Bệnh này dễ dàng gây chảy máu cũng như ban xuất huyết và các mảng da màu tím.[2]

Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) làm chỉ số MPV trong xét nghiệm máu cao
Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) làm chỉ số MPV trong xét nghiệm máu cao

Ung thư

Chỉ số MPV tăng cao cũng có liên quan đến một số loại ung thư như ung thư phổi, bệnh ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, ung thư ruột kết, ung thư dạ dày, ung thư thận, ung thư tuyến tụy, ung thư vú,…. Tuy nhiên, MPV cao không đồng nghĩa với việc bị ung thư, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán chính xác hơn.[4]

Bệnh cường giáp

Chỉ số MPV cũng tăng khi mắc bệnh cường giáp. xảy ra khi tuyến giáp của bạn sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc cường giáp có số lượng tiểu cầu chưa trưởng thành nhiều hơn, do đó có chỉ số MPV cao hơn so với nhóm người không mắc bệnh này.[5][6]

Đái tháo đường

Khi bị đái tháo đường, tiểu cầu trở nên hoạt hóa và thể tích của tiểu cầu cũng sẽ tăng lên, từ đó làm gia tăng chỉ số MPV. Kích thước tiểu cầu tăng lên có thể là một yếu tố làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch liên quan đến đái tháo đường và các biến chứng mạch máu liên quan. Do đó, chỉ số MPV sẽ là một dấu hiệu tiên lượng hữu ích của các biến chứng tim mạch trong bệnh tiểu đường.[7]

Đái tháo đường làm chỉ số MPV trong xét nghiệm máu tăng cao
Đái tháo đường làm chỉ số MPV trong xét nghiệm máu tăng cao

Bệnh tim mạch

“Bệnh tim” hay bệnh tim mạch (CVD), là một thuật ngữ chung cho các tình trạng liên quan đến tim và mạch máu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa các bệnh liên quan tim mạch và sự gia tăng chỉ số MPV. Một số bệnh tim có thể đề cập đến như là: bệnh tim bẩm sinh, nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim, hẹp van tim.[8]

Các nguyên nhân khác

Tùy thuộc vào các kết quả các chỉ số khác trong công thức máu của bạn, mức MPV cao có thể là dấu hiệu của một số tình trạng, chẳng hạn như: thiếu vitamin D, huyết áp cao, đột quỵ, rung tâm nhĩ.[9]

Nguyên nhân làm chỉ số MPV trong máu thấp là do đâu?

Chỉ số MPV thấp có nghĩa là kích thước tiểu cầu đang nhỏ hơn bình thường. Ngoài ra, chỉ số MPV thấp cũng có thể cho biết tủy xương không sản xuất đủ số lượng tiểu cầu mới.

5 nguyên nhân làm chỉ số MPV trong máu thấp
5 nguyên nhân làm chỉ số MPV trong máu thấp

Nguyên nhân làm chỉ số MPV thấp là:

  • Thiếu máu bất sản
  • Bệnh lý ruột mạn tính (IBD)
  • Hóa trị ung thư
  • Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
  • Cường lách
  • Các nguyên nhân khác.

Thiếu máu bất sản

Thiếu máu bất sản có nguyên nhân bắt nguồn từ những tổn thương ở các tế bào gốc máu. Tế bào gốc là những tế bào chưa trưởng thành trong tủy xương, chúng sẽ phát triển tạo ra tất cả các loại tế bào máu như hồng cầu (RBC), bạch cầu (WBC) và tiểu cầu (PLT). Tổn thương các tế bào gốc dẫn đến giảm số lượng các loại tế bào máu này, từ đó gây giảm chỉ số MPV trong máu.[10]

Bệnh lý ruột mạn tính (IBD)

Bệnh viêm ruột (IBD) là một nhóm các rối loạn đường ruột, gây viêm đường tiêu hóa kéo dài. Bộ máy tiêu hóa là nơi chịu trách nhiệm về việc chuyển hóa dinh dưỡng để bổ sung cho cơ thể. Mắc bệnh lý viêm ruột mạn tính là một trong những nguyên nhân gây giảm chỉ số MPV.[11]

Bệnh lý ruột mạn tính (IBD) làm chỉ số MPV trong máu thấp
Bệnh lý ruột mạn tính (IBD) làm chỉ số MPV trong máu thấp

Hóa trị ung thư

Hóa trị là một hình thức điều trị bằng thuốc hóa học tích cực nhằm tiêu diệt các tế bào đang phát triển nhanh chóng trong cơ thể. Hóa trị thường được sử dụng để điều trị ung thư, vì các tế bào ung thư phát triển và phân chia nhanh hơn các tế bào khác. Điều này có thể làm giảm chỉ số MPV.[12]

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh. Từ đó, cơ thể có thể phá hủy các tiểu cầu trong máu, dẫn đến chỉ số MPV giảm.[13]

Cường lách

Cường lách nghĩa là kích thước lách lớn hơn bình thường. Khi bị cường lách, lá lách có thể chứa nhiều tiểu cầu hơn bình thường, dẫn đến số lượng tiểu cầu trong máu giảm xuống. Điều này khiến cho chỉ số MPV thấp đi.[14]

Cường lách làm chỉ số MPV trong xét nghiệm máu thấp
Cường lách làm chỉ số MPV trong xét nghiệm máu thấp

Các nguyên nhân khác:

Ngoài các nguyên nhân đã kể trên, chỉ số MPV thấp[2] có thể do các nguyên nhân sau:

  • Suy tủy xương
  • Suy giáp
  • Thiếu máu do thiếu sắt
  • HIV/AIDS

Cách đọc chỉ số MPV trong xét nghiệm máu như thế nào?

Xét nghiệm MPV thường được coi là một phần trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (Công thức máu) hay CBC. Giá trị cao hơn hoặc thấp hơn so với giới hạn trong khoảng 8 fL đến 12 fL (femtoliters), đều báo hiệu các vấn đề khác nhau như tình trạng mất máu, ung thư, lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, kết quả trên chỉ có tính chất gợi ý, cần kết hợp thêm nhiều xét nghiệm khác cũng như ý kiến của bác sĩ để chẩn đoán chính xác.

Hướng dẫn đọc chỉ số MPV trong xét nghiệm máu
Hướng dẫn đọc chỉ số MPV trong xét nghiệm máu

Khi có kết quả công thức máu trong giấy xét nghiệm, sẽ có rất nhiều chỉ số khác nhau như: RDW, EOS, HGB, BASO, MCH,… Cô chú, Anh chị tìm chữ viết tắt MPV và giá trị bên cạnh để biết được chỉ số MPV là bao nhiêu. Đồng thời, trong giấy xét nghiệm cũng sẽ có chỉ số bình thường tùy vào cơ sở xét nghiệm để Cô chú, Anh chị có thể tự đối chiếu. Khi nhận kết quả, hãy tham vấn với bác sĩ để có chẩn đoán chính xác nhất về sức khỏe của bản thân, tuyệt đối không được tự chẩn đoán tình trạng của mình.

Cần chuẩn bị gì trước khi đi xét nghiệm chỉ số MPV?

Chỉ số MPV là một trong những chỉ số xét nghiệm công thức máu. Xét nghiệm công thức máu là một xét nghiệm cơ bản với nhiều chỉ số như: MONO, HCT, NEU, LYM, MCV, MCHC,… Tuy nhiên để xét nghiệm diễn ra nhanh chóng và thuận tiện, Cô chú Anh chị cần lưu ý một vài điều sau đây.

4 lưu ý trước khi đi xét nghiệm chỉ số xét nghiệm MPV
4 lưu ý trước khi đi xét nghiệm chỉ số xét nghiệm MPV

Một số lưu ý trước khi đi xét nghiệm:

  • Không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm: Cô chú, Anh chị không cần kiêng cử bất kỳ loại thực phẩm nào trước khi xét nghiệm MPV.
  • Trao đổi về toa thuốc đang sử dụng: Để đảm bảo kết quả xét nghiệm không bị sai lệch, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để tránh làm sai lệch về kết quả MPV.
  • Mặc đồ thoải mái: Mặc quần áo thoải mái, dễ dàng cuộn tay áo lên sẽ giúp cho việc lấy mẫu xét nghiệm diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Liên hệ trước với cơ sở y tế: Liên hệ sớm với cơ sở y tế đặt lịch hẹn và được hướng dẫn cụ thể.

Câu hỏi thường gặp

Chỉ số MPV trong máu là gì?

Chỉ số MPV trong máu là một chỉ số cho ta biết về kích thước trung bình và hoạt động của tiểu cầu.

Như thế nào là chỉ số MPV bình thường?

Chỉ số MPV bình thường nằm trong khoảng 8 fL đến 12 fL (femtoliters).

Chỉ số MPV thấp có sao không?

Chỉ số MPV thấp có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sau: thiếu máu bất sản, bệnh lý ruột mạn tính (IBD), bệnh lupus ban đỏ hệ thống,… Tuy nhiên, cần kết hợp thêm nhiều xét nghiệm khác cũng như ý kiến của bác sĩ để chẩn đoán chính xác.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557800/
  2. https://www.verywellhealth.com/mpv-low-5193725
  3. https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/23572-mpv-blood-test
  4. https://www.healthline.com/health/mpv-test
  5. https://www.healthline.com/health/hyperthyroidism
  6. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5648955/
  7. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK551501
  8. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4057846/
  9. https://www.verywellhealth.com/heart-disease-7481236
  10. https://www.verywellhealth.com/aplastic-anemia-2860878
  11. https://www.healthline.com/health/inflammatory-bowel-disease
  12. https://www.healthline.com/health/chemotherapy
  13. https://www.medicalnewstoday.com/articles/lupus-thrombocytopenia
  14. https://www.medicalnewstoday.com/articles/thrombocytopenia-and-splenomegaly

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

27 + 28 = ?