Ăn vào là đau bụng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như dị ứng thực phẩm, không dung nạp thực phẩm, thói quen ăn quá nhiều hoặc quá nhanh. Ngoài ra, tình trạng này nếu cứ diễn ra thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến tiêu hóa. Do đó, Cô Chú, Anh Chị đừng chủ quan mà hãy đi khám ngay để xác định chính xác nguyên nhân gây đau bụng sau khi ăn, từ đó có hướng điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Tìm hiểu triệu chứng đau bụng là gì?
Đau bụng là cảm giác đau vùng bụng (phía dưới xương sườn và phía trên xương chậu). Cơn đau có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau kéo dài hoặc ngắt quãng từng cơn.
Đau bụng có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào, nhưng đau bụng sau khi ăn là hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Ở một số Cô Chú, Anh Chị không chỉ bị đau bụng, mà còn kèm theo triệu chứng khác như đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn,… sau khi ăn.
Nguyên nhân gây ăn vào là đau bụng
Đau bụng sau khi ăn có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định chính xác nguyên nhân có ý nghĩa rất quan trọng, giúp bác sĩ lập phác đồ điều trị phù hợp ở mỗi người.
Các nguyên nhân gây đau bụng sau khi ăn:
- Chứng khó tiêu.
- Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh.
- Không dung nạp thực phẩm.
- Dị ứng thực phẩm.
- Do bệnh lý tiêu hóa: trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng ruột kích thích, sỏi mật, loét dạ dày – tá tràng.
Chứng khó tiêu
Khó tiêu là hội chứng đầy hơi, khó chịu, cảm giác đau hoặc nóng rát vùng thượng vị (vùng bụng từ rốn trở lên đến phía dưới xương ức).
Nguyên nhân gây chứng khó tiêu thường liên quan đến ăn uống và lối sống, bao gồm: lạm dụng caffeine, rượu bia hoặc đồ uống có ga; ăn thức ăn cay hoặc nhiều dầu mỡ, hoặc thực phẩm có tính axit; hút thuốc lá, căng thẳng,…
Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh
Thói quen ăn quá nhiều hoặc quá nhanh có thể làm tăng áp lực cho dạ dày. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến triệu chứng đau bụng sau khi ăn. Chưa kể, thói quen ăn quá nhanh có thể khiến Cô Chú, Anh Chị nuốt thêm không khí, gây đầy hơi và khó chịu.
Không dung nạp thực phẩm
Không dung nạp thực phẩm là tình trạng hệ tiêu hóa bị kích thích hoặc không thể tiêu hóa được một loại thực phẩm nào đó. Các hội chứng không dung nạp thực phẩm phổ biến là:
- Không dung nạp Lactose: Đây là là tình trạng cơ thể không thể hấp thụ hoàn toàn đường lactose có trong sữa, thường xảy ra do cơ thể bị thiếu hụt enzyme lactase để phân giải loại đường này. Tình trạng này gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn hoặc uống các sản phẩm từ sữa.
- Bệnh Celiac: Đây là tình trạng hệ thống miễn dịch phản ứng bất thường với Gluten (một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen). Khi đó, người bệnh gặp các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, mệt mỏi, táo bón, tiêu chảy,…
Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm là một phản ứng miễn dịch xảy ra ngay sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó. Ngay cả một lượng nhỏ thực phẩm cũng có thể gây dị ứng và dẫn đến một loạt triệu chứng khắp cơ thể như đau bụng, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, ngứa ran, nổi mề đay, phù mặt, chóng mặt, khó thở,…
Một số thực phẩm thường gây dị ứng là:
- Trứng
- Sữa
- Đậu phộng
- Đậu nành
- Cá và động vật có vỏ (tôm, cua, sò, hàu,…)
- Lúa mì
Bệnh lý liên quan đến triệu chứng ăn vào là bị đau bụng
Tình trạng đau bụng sau ăn cứ kéo dài có thể do bắt nguồn từ một số bệnh lý tiêu hóa và do đó cần được thăm khám sớm. Một số bệnh lý điển hình bao gồm:
- Trào ngược dạ dày – thực quản
- Hội chứng ruột kích thích
- Sỏi mật
- Loét dạ dày
Trào ngược dạ dày – thực quản
Trào ngược dạ dày – thực quản là bệnh lý xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới (LES) không đóng kín, khiến thức ăn cùng các chất dịch và axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Bệnh gây ra triệu chứng ợ nóng, ợ trớ, khó nuốt, đau vùng thượng vị (đau giữa bụng), đau ngực,…
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng tiêu hóa ở dạ dày và ruột, nhưng không tìm thấy viêm, loét hay bất kỳ tổn thương thực thể nào. Bệnh gây ra triệu chứng điển hình là đau bụng và thay đổi thói quen đi tiêu. Đây là bệnh lý mạn tính cần được theo dõi và điều trị lâu dài.
Sỏi mật
Sỏi mật là bệnh lý xảy ra do dịch tiêu hóa kết tinh và hình thành nên tinh thể rắn ở trong ống mật hoặc túi mật. Bệnh thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc hiệu. Tuy nhiên, khi sỏi mật gây tắc nghẽn đường mật thì có thể dẫn đến các triệu chứng bao gồm: đau đột ngột ở vùng thượng vị (đặc biệt là đau bụng trên bên phải), kèm theo buồn nôn, nôn mửa,…
Loét dạ dày – tá tràng
Loét dạ dày – tá tràng là tình trạng các vết loét hình thành và phát triển trong dạ dày và đoạn đầu của tá tràng. Người mắc bệnh này thường bị đầy hơi, đau rát vùng thượng vị, buồn nôn, ợ nóng,… Cơn đau có thể nặng hơn giữa các bữa ăn hoặc vào ban đêm. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng khác như nôn hoặc nôn ra máu, tiêu phân đen, thay đổi khẩu vị,…
Tham khảo thêm >> Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng
Cách chẩn đoán nguyên nhân đau bụng sau khi ăn
Để chẩn đoán triệu chứng ăn vào là đau bụng, bác sĩ cần dựa trên việc khám lâm sàng và thực hiện những cận lâm sàng cần thiết.
– Khám lâm sàng: Bác sĩ tiến hành kiểm tra vùng bụng và đặt một số câu hỏi để Cô Chú, Anh Chị trả lời. Các câu hỏi này liên quan đến thời điểm khởi phát cơn đau, vị trí cơn đau bụng và tính chất cơn đau, các triệu chứng khác kèm theo, tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình,…
– Cận lâm sàng: Sau khi có kết quả chẩn đoán ban đầu từ bước khám lâm sàng, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra chuyên sâu hơn, bao gồm:
- Nội soi ống tiêu hóa: Đây là tiêu chuẩn “vàng” để chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa hoặc tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng.
- Xét nghiệm: Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm như công thức máu toàn bộ (CBC), men gan, men tụy (amylase và lipase), phân tích nước tiểu,… để gợi ý chẩn đoán nguyên nhân.
- Chẩn đoán hình ảnh: Bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang, siêu âm, chụp CT, chụp MRI vùng bụng,… để làm cơ sở chẩn đoán bệnh.
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu các vị trí đau khác:
Cách điều trị và giảm nhẹ triệu chứng đau bụng sau khi ăn
Để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau bụng sau khi ăn, một số phương pháp thường được áp dụng phổ biến là dùng thuốc và thay đổi thói quen ăn uống.
Dùng thuốc điều trị
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ cân nhắc chỉ định loại thuốc phù hợp. Nếu đau bụng do các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc trung hòa axit dạ dày, thuốc kháng Histamin H2, thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc điều hòa nhu động,…
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Để giảm nhẹ triệu chứng đau bụng sau khi ăn, Cô Chú, Anh Chị có thể thực hiện một số thói quen ăn uống lành mạnh ngay tại nhà. Cụ thể:
- Ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như thức ăn dạng lỏng, thực phẩm nhạt (bánh quy giòn, cơm,…).
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh.
- Uống nhiều nước.
- Kiêng thực phẩm có thể gây dị ứng hoặc không dung nạp được.
- Hạn chế cà phê, trà, rượu bia.
- Chườm ấm bụng.
- Tắm nước ấm.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Tìm hiểu thêm >> Nguyên nhân uống sữa hay bị đau bụng
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Cô Chú, Anh Chị nên đến gặp bác sĩ nếu cơn đau bụng kéo dài hoặc có các biểu hiện bất thường như đau bụng kèm sốt, phân có máu (đi cầu ra máu), buồn nôn và nôn kéo dài, sưng bụng,…
Tóm lại, khi thấy hiện tượng ăn vào là đau bụng, Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý là không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng. Bởi nếu điều trị sai nguyên nhân, sai cách có thể gây hậu quả khôn lường. Thay vào đó, Cô Chú, Anh Chị nên đi thăm khám bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn sức khỏe.
endoclinic.vn – Địa chỉ thăm khám tiêu hóa uy tín tại TP. HCM
endoclinic.vn là phòng khám chuyên sâu khám và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa, dạ dày, đại trực tràng. Nhiều năm qua, endoclinic.vn nhận được sự tín nhiệm của hàng nghìn khách hàng bởi các yếu tố:
- Bác sĩ giỏi và có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và tư vấn.
- Chỉ định cận lâm sàng phù hợp giúp khách hàng tiết kiệm chi phí tối đa, đồng thời sử dụng thuốc chính hãng 100% giúp tối ưu lộ trình điều trị.
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại hỗ trợ quá trình chẩn đoán chính xác hơn.
- Dịch vụ nội soi không đau (nội soi tiền mê) đạt chuẩn quốc tế, giúp tăng tỷ lệ phát hiện tổn thương, tăng tỷ lệ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh đến 90 – 95% và giúp khách hàng giảm căng thẳng, lo lắng.
- Chi phí khám chữa bệnh hợp lý, quy trình nhanh chóng.
Liên hệ đặt khám ngay với endoclinic.vn theo thông tin:
- Đặt lịch khám bệnh tại đây: ĐẶT LỊCH KHÁM.
- Hotline tư vấn: 0939 01 01 01.
- Địa chỉ phòng khám: 429 Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP. HCM.
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu triệu chứng khác:
Câu hỏi thường gặp
Ăn xong đau bụng là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau bụng sau khi ăn xong có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng ruột kích thích, loét dạ dày – tá tràng, sỏi mật,… Người bệnh nên đi gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm.
Ăn vào là đau bụng có cần đi khám bác sĩ không?
Cô Chú, Anh Chị nên đi khám khi tình trạng đau bụng sau ăn kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc kèm theo các biểu hiện bất thường như tiêu phân đen, sưng bụng, buồn nôn và nôn kéo dài,… Vì đây có thể là triệu chứng của những bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Làm thế nào để giảm đau bụng sau khi ăn?
Cô Chú, Anh Chị có thể giảm nhẹ cơn đau bụng sau khi ăn bằng cách nghỉ ngơi, ăn thực phẩm dạng lỏng, ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước, kiêng bia rượu, hoặc trà, cà phê,…
Tài liệu tham khảo
1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic.
2. Claudia Gambrah-Lyles, MD. Why Abdominal Pain Is Worse After Eating. 11 06 2022. https://www.buoyhealth.com/learn/abdominal-pain-get-worse-after-eating (đã truy cập 25 08, 2023).
3. Corinne O’Keefe Osborn. Why Does My Stomach Hurt After Eating? 30 11 2021. https://www.healthline.com/health/stomachache-after-eating (đã truy cập 25 08, 2023).
4. Mayo Clinic Staff. Lactose intolerance. 05 03 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lactose-intolerance/symptoms-causes/syc-20374232 (đã truy cập 25 08, 2023).
5. Mayo Clinic Staff. Celiac disease. 10 08 2021. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/celiac-disease/symptoms-causes/syc-20352220 (đã truy cập 25 08, 2023).
6. Mayo Clinic Staff. Food allergy. 31 12 2021. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/food-allergy/symptoms-causes/syc-20355095 (đã truy cập 25 08, 2023).
7. Mayo Clinic Staff. Gallstones. 20 08 2021. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gallstones/symptoms-causes/syc-20354214 (đã truy cập 25 08, 2023).
8. Mayo Clinic Staff. Peptic ulcer. 11 06 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/peptic-ulcer/symptoms-causes/syc-20354223 (đã truy cập 25 08, 2023)
.9. Cleveland Clinic medical professional. Abdominal Pain. 18 04 2022. https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/4167-abdominal-pain (đã truy cập 25 08, 2023).