Đôi khi trong cuộc sống thường ngày, Cô bác, Anh chị có thể xuất hiện những cơn đau bụng đột ngột. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như đầy hơi, ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày,… Dù là do bất kỳ nguyên nhân nào thì đau bụng cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của Cô bác, Anh chị. Vì thế, mời Cô bác, Anh chị cùng tìm hiểu những cách giảm đau bụng tại nhà trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân gây đau bụng
Đau bụng là cảm giác đau hay khó chịu ở vùng bụng phía dưới xương sườn và phía trên xương chậu. Tình trạng này có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như đầy hơi, ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày, táo bón, viêm đại tràng,…
Hướng dẫn những cách làm giảm đau bụng tại nhà
Có nhiều cách làm giảm đau bụng ngay tại nhà. Mời Cô bác, Anh chị tham khảo một số cách sau:
Áp dụng chế độ ăn BRAT
BRAT là chế độ ăn bao gồm 4 loại thực phẩm: Bananas (chuối), Rice (Cơm), Applesauce (sốt táo) và Toast (bánh mì nướng). Những thực phẩm này không chỉ ít gây áp lực cho đường tiêu hóa, mà còn có tác dụng làm dịu tình trạng tiêu chảy. Chính vì thế, chế độ BRAT thường được áp dụng để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm và hội chứng ruột kích thích.
Uống trà gừng
Một trong những mẹo trị đau bụng phổ biến là uống trà gừng. Theo đó, gừng có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và đau dạ dày (đau bao tử). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, gừng có thể gây ợ nóng hoặc tiêu chảy ở mức độ nhẹ. Bên cạnh đó, những người đang sử dụng thuốc chống đông máu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ bởi gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và dễ bị bầm tím.
Chườm ấm
Cô bác, Anh chị có thể dùng túi chườm, chai nước nóng, miếng dán chuyên dụng, đệm sưởi,… để làm dịu cơn đau bụng. Theo đó, phương pháp này giúp làm giảm tình trạng co thắt ở các cơ dạ dày, từ đó giúp Cô bác, Anh chị cảm thấy thoải mái hơn.
Uống trà hoa cúc
Hoa cúc có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản và hội chứng ruột kích thích. Bên cạnh đó, hoa cúc cũng chứa các hợp chất Polyphenol được cho là có tác dụng làm thư giãn hệ thống tiêu hóa, từ đó giảm bớt các tình trạng khó tiêu, đau bụng kinh và nôn mửa.
Uống trà bạc hà
Trà bạc hà có thể làm giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày và các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Theo đó, trà bạc hà có tác dụng làm thư giãn các cơ của dạ dày và giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn. Tuy nhiên, bạc hà là một chất có thể gây kích thích và không nên sử dụng nếu mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Uống giấm táo cùng nước ấm
Giấm táo chứa men vi sinh, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này giúp giảm tình trạng đầy hơi, đau dạ dày và trào ngược dạ dày – thực quản do nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (Hp). Tuy nhiên khi uống giấm táo, Cô bác, Anh chị nên pha loãng với nước ấm để tránh làm tăng axit của dạ dày.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Như đã đề cập, đau bụng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp đau bụng khởi phát do một số những bệnh lý nghiêm trọng như viêm dạ dày, viêm đại tràng,… thì cần được can thiệp y tế kịp thời để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế khi xuất hiện triệu chứng đau bụng, Cô bác, Anh chị không nên chủ quan.
Những dấu hiệu cho thấy Cô bác, Anh chị nên đến bác sĩ khi bị đau bụng:
- Cơn đau bụng không có dấu hiệu thuyên giảm sau 24 – 48 giờ sau khi áp dụng những cách giảm đau bụng tại nhà.
- Hẹn khám với bác sĩ nếu đau bụng kèm theo cảm giác nóng rát khi đi tiểu, sốt, ăn mất ngon,…
- Đến bác sĩ ngay nếu đau bụng kèm sốt cao trên 38 độ C, khó thở, chóng mặt, sụt cân không rõ nguyên nhân,…
Theo đó, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán nguyên nhân gây ra sốt kèm đau bụng. Trong một số trường hợp có thể kèm theo nội soi ống tiêu hóa để lên phác đồ điều trị phù hợp.
endoclinic.vn tự hào là địa chỉ khám tiêu hóa được nhiều Cô bác, Anh chị lựa chọn.
Khi đến đây, Cô bác, Anh chị sẽ được các bác sĩ giỏi chuyên môn của endoclinic.vn thăm khám và chỉ định đúng – đủ cận lâm sàng để chẩn đoán hiệu quả, điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, endoclinic.vn cũng sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ đắc lực cho việc chẩn đoán của bác sĩ và giúp Cô bác, Anh chị cảm thấy thoải mái hơn.
Đặc biệt, endoclinic.vn còn là một trong những đơn vị hiếm hoi được được Sở Y Tế cấp phép nội soi không đau, nội soi tiền mê. Từ đó giúp tỷ lệ chẩn đoán nguyên nhân bệnh lý của endoclinic.vn chính xác đến 90 – 95%.
Để tìm hiểu thêm hoặc đặt hẹn dịch vụ khám tiêu hóa, mời Cô bác, Anh chị liên hệ Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa ngay hôm nay.
Trên đây là những cách giảm đau bụng mà Cô bác, Anh chị có thể áp dụng tại nhà. Theo đó, Cô bác, Anh chị cần lưu ý, những cách trên chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau bụng, không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chính vì thế, khi xuất hiện dấu hiệu đau bụng kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường khác, Cô bác, Anh chị nên đến bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt.
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu triệu chứng khác:
Câu hỏi thường gặp
Bị đau bụng nên uống gì?
Khi bị đau bụng, Cô bác, Anh chị có thể uống trà bạc hà, trà hoa cúc, trà gừng hoặc uống giấm táo cùng nước ấm. Tuy nhiên những thức uống này chỉ hỗ trợ giảm đau bụng và không thể điều trị tận gốc tình trạng này. Vì thế Cô bác, Anh chị vẫn cần đến bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây đau bụng và điều trị hiệu quả.
Bị đau bụng nên kiêng gì?
Khi bị đau bụng, Cô bác, Anh chị nên tránh xa những thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo,… vì chúng có thể gây khó tiêu và khiến tình trạng đau bụng ngày càng trầm trọng hơn.
Khi nào bị đau bụng cần đi khám bác sĩ?
Cô bác, Anh chị nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu cơn đau bụng không có dấu hiệu thuyên giảm sau 24 – 48 giờ. Đồng thời cơn đau bụng kèm theo các triệu chứng bất thường như nóng rát khi đi tiểu, sốt, ăn mất ngon, sụt cân không rõ nguyên nhân,…
Nguồn tham khảo
1.Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic.
2. Cleveland Clinic medical professional. Diverticulitis. 10 04 2023. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10352-diverticulitis (đã truy cập 25 08, 2023).
4. Mayo Clinic Staff. Abdominal pain in adults. https://www.mayoclinic.org/symptom-checker/abdominal-pain-in-adults-adult/related-factors/itt-20009075 (đã truy cập 25 08, 2023).
5. Mayo Clinic Staff. Food poisoning. 30 12 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/food-poisoning/symptoms-causes/syc-20356230 (đã truy cập 25 08, 2023).
6. Mayo Clinic Staff. Pancreatitis. 24 09 2021. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pancreatitis/symptoms-causes/syc-2036022 (đã truy cập 25 08, 2023).
7. Mayo Clinic Staff. Appendicitis. 18 08 2023. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/appendicitis/symptoms-causes/syc-20369543 (đã truy cập 25 08, 2023).