Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu còn khá mơ hồ, nhiều Quý Khách cảm nhận được nhưng xem nhẹ vì nghĩ không nghiêm trọng. Để tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc, hãy lắng nghe cơ thể, cảnh giác với các dấu hiệu cảnh báo, đi thăm khám tại các cơ sở uy tín để sớm phát hiện, điều trị.

Ung thư dạ dày (tên tiếng Anh: gastric cancer hay stomach cancer) là sự xuất hiện các tế bào ác tính phát triển từ lớp niêm mạc dạ dày. Tế bào ung thư xuất hiện ở các phần khác nhau của dạ dày có thể gây ra các triệu chứng khác nhau và có xu hướng dẫn đến di chứng khác nhau. Tuy nhiên, tế bào ung thư hình thành hầu hết ở phần thân dạ dày hay còn gọi là thân vị.

7 dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Các dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu không khác các bệnh lý dạ dày thường gặp, khiến người bệnh nhầm lẫn. Khi bộc phát mạnh thì đã chuyển sang ung thư giai đoạn cuối, khó điều trị. Ở giai đoạn đầu, các tế bào ung thư mới chỉ nằm ở lớp hạ niêm mạc, kích thước khối u rất nhỏ (từ vài mm – 7cm), không ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày.

Ung thư dạ dày giai đoạn 1 không có nhiều biểu hiện rõ rệt. Ảnh minh họa sưu tầm
Ung thư dạ dày giai đoạn 1 không có nhiều biểu hiện rõ rệt

Bởi vậy, để phát hiện sớm, người bệnh cần thực hiện tầm soát ung thư dạ dày định kỳ theo khuyến cáo, nếu thấy có 7 dấu hiệu ung thư dạ dày dưới đây, Quý Khách cần đi khám ngay.

Theo các tổ chức ung thư trên thế giới, khuyến cáo tầm soát ung thư dạ dày thì nội soi dạ dày nên được thực hiện từ 40 tuổi và tiếp tục mỗi 2 năm 1 lần.

Rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo ung thư dạ dày

Quý Khách thường chủ quan với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ợ nóng, ợ hơi, đau ngực, buồn nôn, nôn,… bởi chúng không đặc thù, dễ gặp. Tuy vậy cũng không nên chủ quan bởi đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày.

Tình trạng ợ hơi thường xuất hiện sau khi ăn quá no hoặc uống các loại nước có gas. Một số người còn có thói quen ợ hơi khi bụng không đầy hơi để giảm bớt cảm giác khó chịu ở bụng. Ợ hơi liên tục hay ợ hơi mạn tính có thể là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay tình trạng viêm niêm mạc dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp. Bị ợ hơi liên tục nhiều ngày liền sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, chán ăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống. Nếu triệu chứng ợ hơi xuất hiện thường xuyên và liên tục, đây có thể là dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu, người bệnh nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh các biến chứng những bệnh lý nguy hiểm về sau.

Buồn nôn và nôn ói cũng là một trong số các dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp, đặc biệt là khi khối u phát triển, xuất hiện các ổ viêm loét nặng hoặc khi tế bào ung thư di căn sang các bộ phận khác.

Sụt cân

Sụt cân là tình trạng trọng lượng cơ thể giảm ít nhất 5% so với tổng cân nặng trong vòng 6 đến 12 tháng mà không do thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen tập thể dục, không bao gồm sụt cân do một bệnh lý đã biết hay do tác động của điều trị (ví dụ: điều trị lợi tiểu trong suy tim). Giảm cân là một quá trình khó khăn, do đó nếu thấy mình bị sụt cân bất thường, sụt không kiểm soát, không rõ nguyên nhân,… hãy tìm đến bác sĩ để kiểm tra. Bởi sụt cân là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, bắt nguồn từ tình trạng chán ăn.

Đau bụng

Đau bụng vùng thượng vị thường không phải là một triệu chứng nghiêm trọng nhưng nếu không được thăm khám và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của người bệnh.

Đau vùng thượng vị có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày
Đau vùng thượng vị có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày

Bên cạnh đó, đặc biệt là đau ở vùng thượng vị là biểu hiện của nhiều loại bệnh lý nghiêm trọng như: Ung thư dạ dày, sỏi thận, viêm túi thừa, ăn không tiêu,… Nếu như các cơn đau kéo dài, hãy đi thăm khám tại bệnh viện hoặc phòng khám nội soi tiêu hóa để biết chính xác vấn đề mình đang gặp phải.

Chán ăn là dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày

Một trong những dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn 1 dễ nhận biết nhất là chán ăn. Nếu Quý Khách đột nhiên bị mất khẩu vị, ăn không ngon, không còn cảm giác thích ăn uống như bình thường, hãy cân nhắc đến việc đi kiểm tra tình hình sức khỏe. Ngoài ung thư thì bệnh lý rối loạn tiêu hóa, viêm – loét dạ dày cũng là nguyên nhân khiến ăn uống mất ngon, những bệnh này để lâu, kéo dài đều khiến bệnh tình thêm trầm trọng, chuyển nặng, cơ thể suy nhược.

Đầy bụng sau khi ăn

Không những chán ăn, ăn không ngon, người bị ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển còn bị đầy bụng sau khi ăn, lúc nào cũng có cảm giác no bụng. Hiện tượng này xảy ra khi cơ bụng không còn khả năng vận chuyển thức ăn qua ruột đúng cách, thức ăn bị mắc kẹt lại ở dạ dày.

Chướng bụng hay đầy hơi là tình trạng khí bị tích tụ, rối loạn chức năng tiêu hóa hoặc thức ăn bị tắc nghẽn trong đường tiêu hóa. Triệu chứng chướng bụng được miêu tả đặc trưng bởi cảm giác đầy bụng, bụng căng tức hoặc sưng.

Chướng bụng là hiện tượng rất phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Người bị đầy hơi chướng bụng thường đi kèm với một số triệu chứng khác như:

  • Đau bụng cấp tính.
  • Đầy hơi gây cảm giác khó chịu ở bụng.
  • Ợ hơi hoặc xì hơi liên tục.
  • Sôi bụng.

Nguyên nhân gây chướng bụng phần lớn đến từ các bệnh lý liên quan đến ống tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa,… Bên cạnh đó, một số yếu tố bên ngoài cũng khiến Quý Khách bị đầy hơi chướng bụng như rối loạn ăn uống, ăn quá no, ăn vô độ, chán ăn tâm thần,… Bên cạnh đó, đầy hơi chướng bụng cũng có thể là dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn 1.

Nôn ra máu – Dấu hiệu ung thư dạ dày nguy hiểm

Nôn ra máu hay thổ huyết là hiện tượng nôn ra máu đỏ tươi hoặc nôn ra máu đen, hút dịch dạ dày ra máu hay dịch như bã cà phê. Nôn ra máu có thể là triệu chứng báo động tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như bị chấn thương nội tạng, vỡ hoặc xuất huyết tiêu hóa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nuốt máu do tổn thương trong miệng hoặc chảy máu cam cũng có thể là nguyên nhân khiến Quý Khách bị nôn ra máu.

Hiện tượng này xảy ra báo hiệu tình trạng nguy hiểm. Nếu Quý Khách vừa nôn ra máu, vừa gặp phải một hoặc một vài dấu hiệu kể trên thì không loại trừ khả năng bị ung thư dạ dày.

Đi ngoài phân đen có phải là dấu hiệu của ung thư dạ dày?

Đi ngoài phân đen, phân có mùi hôi thối bất thường, thậm chí là đi ngoài ra máu,… đây là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả ung thư dạ dày. Bởi vậy chúng ta tuyệt đối không nên chủ quan khi thấy dấu hiệu này, cần đến các phòng khám nội soi dạ dày hoặc trung tâm tiêu hóa để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Đi ngoài phân đen có thể là một trong những dấu hiệu của ung thư dạ dày
Đi ngoài phân đen có thể là một trong những dấu hiệu của ung thư dạ dày

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày hình thành khi các tế bào ở dạ dày bị tổn thương quá mức, hình thành nên các khối u ác tính. Mặc dù nguyên nhân ung thư dạ dày vẫn chưa được xác định rõ nhưng các nhà khoa học đã tìm ra được một số yếu tố nguy cơ khiến tế bào đột biến và phát triển trong dạ dày. Trong đó, nhiễm khuẩn Hp là một trong những yếu tố chính gây ra ung thư dạ dày.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân đáng chú ý như chế độ ăn uống không lành mạnh ít xơ nhiều đạm, ăn quá nhiều ăn thịt chế biến sẵn, polyp dạ dày,…

Có khá nhiều nguyên nhân khác dẫn đến bệnh này, cụ thể bao gồm:

  • Đột biến sinh học
  • Dùng nhiều thức ăn mặn
  • Cạc bệnh lý và tình trạng sức khỏe khác
  • Tuổi tác, giới tính, nhóm máu

Đột biến sinh học là dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư dạ dày

Hiện nay, các dấu hiệu ung thư dạ dày vẫn chưa được xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra được một số yếu tố nguy cơ khiến tế bào đột biến và phát triển trong dạ dày. Đột biến gen là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của các tế bào ung thư. Các tế bào này tích lũy, phát triển thành các khối u, gây ung thư dạ dày.

Dùng nhiều thức ăn mặn

Tiêu thu nhiều thực phẩm được bảo quản bằng muối và thức ăn chế biến sẵn như thực phẩm sấy khô, hun khói, ướp muối hoặc ngâm chua, thức ăn bị nấm mốc,… cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các tế bào đột biến ở phân vị dạ dày xuất hiện. Những người ăn ít rau xanh và trái cây cũng nằm trong nhóm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Ăn ít rau xanh và trái cây làm tăng cường nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày
Ăn ít rau xanh và trái cây làm tăng cường nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày

Các bệnh lý và tình trạng sức khỏe khác

7 dấu hiệu ung thư dạ dày bên trên cũng xuất hiện nhiều hơn ở những người mắc các bệnh lý về tiêu hóa hoặc đang duy trì lối sông, thói quen sinh hoạt không lành mạnh dưới đây cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày, bao gồm:

  • Người mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, viêm – loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn Hp,…
  • Gia đình có người đã bị ung thư dạ dày, polyp dạ dày, viêm dạ dày mạn tính.
  • Người thừa cân, béo phì, hút thuốc lá.
  • Người có tiền sử phẫu thuật dạ dày.

Đối với những trường hợp được bác sĩ chẩn đoán có các dấu hiệu ung thư dạ dày hoặc nguy cơ tiến triển thành ung thư, người bệnh nên nhờ bác sĩ tư vấn phương pháp thay đổi chế độ ăn uống, lối sống, thói quen sinh hoạt hằng ngày, duy trì cân nặng hợp lí. Thường xuyên theo dõi, khám sức khỏe tổng quát, nội soi dạ dày và tầm soát ung thư dạ dày theo khuyến cáo.

Xem thêm:

Địa chỉ phòng khám nội soi dạ dày uy tín tại Tp. HCM.

Cách xác định nhóm máu, đơn giản, hiệu quả.

Tuổi tác, giới tính, nhóm máu

Ngoài những nguyên nhân trên, tuổi tác và giới tính và nhóm máu cũng là một trong những nguyên nhân ung thư dạ dày.

Theo đó, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn, nhất là sau 55 tuổi. Ở nam giới, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với nữ giới. Người có nhóm máu A khả năng bị ung thư dạ dày cao hơn so với các nhóm máu khác, bởi khả năng phản ứng miễn dịch kém với vi khuẩn Hp.

Người thuộc máu A khả năng mắc ung thư dạ dày cao hơn các nhóm máu khác

> Tìm hiểu thêm: Bệnh ung thư dạ dày có chữa được không?

Cách phòng bệnh ung thư dạ dày hiệu quả

Loại trừ khả năng do di truyền thì chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa ung thư dạ dày, bắt đầu từ việc thay đổi thói quen sống, cụ thể:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, giàu Vitamin, chất xơ và chất khoáng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hạn chế ăn đồ đóng hộp, thức ăn sẵn, đồ ăn nhiều dầu – muối.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  • Từ bỏ các thói quen xấu, như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, hãy giảm cân nếu Quý Khách đang bị béo phì. Tuy nhiên nên giảm cân bằng cách tập thể dục, điều chỉnh chế độ ăn khoa học, không nên sử dụng các loại thuốc giảm cân bày bán tràn lan trên thị trường.
  • Khám sức khỏe định kỳ, và đừng quên tầm soát ung thư dạ dày, đặc biệt là những Quý Khách nằm trong nhóm nguy cơ cao.
Tầm soát ung thư dạ dày và nội soi dạ dày định kỳ để nhận biết các dấu hiệu trong giai đoạn sớm và phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả. Ảnh minh họa sưu tầm
Tầm soát ung thư dạ dày và nội soi dạ dày định kỳ để nhận biết các dấu hiệu trong giai đoạn sớm và phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả. Ảnh minh họa sưu tầm

Lời kết

Trên đây là 7 dấu hiệu ung thư dạ dày phổ biến mà rất nhiều Quý Khách đang gặp phải. Dù chỉ là các dấu hiệu bình thường, nhưng hãy cẩn trọng bởi đó thể là những biểu hiện “mở màn” của căn bệnh ung thư quái ác.

Muốn phòng tránh nguy cơ ung thư dạ dày, cách tốt nhất là loại bỏ các thói quen xấu (bỏ ăn bữa sáng, nhai nuốt vội vàng, ăn không đúng giờ giấc, sử dụng nhiều chất kích thích…), duy trì lối sống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ và đừng quên tầm soát ung thư dạ dày để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định.

Hiện nay, nội soi dạ dày là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý ống tiêu hóa trên, đặc biệt là bệnh lý về dạ dày, vậy nên Quý Khách có thể tham khảo chi phí nội soi dạ dày.

Tài liệu tham khảo

  1. American Cancer Society medical. Signs and Symptoms of Stomach Cancer. 22 01 2021. https://www.cancer.org/cancer/stomach-cancer/detection-diagnosis-staging/signs-symptoms.html (đã truy cập 04 22, 2022).
  2. Mayo Clinic’s Staff. Stomach cancer. 27 04 2021. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stomach-cancer/symptoms-causes/syc-20352438 (đã truy cập 04 22, 2022).
  3. Susan Bernstein. Stomach Cancer. 01 10 2021. https://www.webmd.com/cancer/stomach-gastric-cancer (đã truy cập 04 22, 2022).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

27 + 28 = ?