Đau thượng vị về đêm gây ra các cơn đau khó chịu vào ban đêm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ cũng như sức khỏe của người bệnh. Vậy đau vùng thượng vị về đêm nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây!
Các thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán bệnh từ các bác sĩ có chuyên môn.
Đau thượng vị về đêm biểu hiện thế nào?
Đau thượng vị là cảm giác đau ở ngay vùng bụng trên, giữa 2 bên xương sườn, dưới xương ức và trên rốn. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài. Tùy vào nguyên nhân mà có thể kèm theo các triệu chứng khác như ợ nóng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón,…
Đau thượng vị vào ban đêm thường lặp đi lặp lại lúc 1 – 2 giờ sáng, do sự tăng tiết axit dạ dày khi dạ dày đã tiêu hóa hết thức ăn.
Nguyên nhân đau thượng vị về đêm
Cơn đau thượng vị vào ban đêm có thể do nhiều nguyên nhân liên quan đến các vấn đề tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng ruột kích thích,… Cụ thể như sau:
Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là bệnh lý gây viêm ở niêm mạc dạ dày, dẫn đến các triệu chứng như đau thượng vị ban đêm, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn,… Nguyên nhân gây viêm dạ dày có thể là do nhiễm khuẩn Hp, lạm dụng thuốc giảm đau nhóm NSAIDs, uống rượu bia quá nhiều, căng thẳng kéo dài,…
Loét dạ dày – tá tràng
Loét dạ dày – tá tràng là tình trạng các vết loét hình thành và phát triển trong dạ dày và đoạn đầu tá tràng. Bệnh gây đau rát ở vùng thượng vị về đêm, chướng bụng, buồn nôn, nôn,… Viêm loét dạ dày – tá tràng có thể do các nguyên nhân như nhiễm khuẩn Hp, dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), hút thuốc, uống rượu bia,… gây ra.
Trào ngược dạ dày – thực quản
Trào ngược dạ dày – thực quản là hiện tượng axit từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, do cơ thắt thực quản dưới (LES) bị suy yếu. Các triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp gồm nóng rát vùng thượng vị và đau ở vùng thượng vị về đêm, khó nuốt, buồn nôn, đau ngực,… Một số nguyên nhân khiến cơ thắt thực quản dưới suy yếu gồm hút thuốc lá, béo phì, tác dụng phụ của thuốc,…
Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là bệnh viêm ruột mạn tính, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm kéo dài ở đường tiêu hóa. Bệnh gây ra các triệu chứng như đau thượng vị về đêm, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, tiêu phân đen, lở miệng,… Nguyên nhân gây bệnh Crohn hiện vẫn chưa được xác định, nhưng một số yếu tố nguy cơ như nhiễm trùng, di truyền, tuổi tác, hút thuốc,… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý xuất hiện các cơn đau hoặc thay đổi thói quen đi tiêu mà không phải do tổn thương viêm loét, không có rối loạn cấu trúc hay sinh hóa tại ruột. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như đau thượng vị ban đêm, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón,… Nguyên nhân gây bệnh được cho là có liên quan đến rối loạn nhu động ruột, rối loạn hệ vi sinh đường ruột, nhiễm trùng ống tiêu hóa,…
Sỏi mật
Sỏi mật là hiện tượng xuất hiện các tinh thể rắn trong túi mật hoặc ống mật. Bệnh có thể gây nên cơn đau thượng vị về đêm, buồn nôn, nôn, ợ hơi, khó tiêu, vàng da,… Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật gồm thừa cân, ít vận động, chế độ ăn nhiều chất béo và ít chất xơ, giảm cân nhanh,…
Viêm dạ dày ruột do virus
Viêm dạ dày ruột do virus là bệnh lý gây viêm, kích ứng đường ruột do một số loại virus (rotavirus hoặc norovirus) gây ra. Các triệu chứng của bệnh gồm đau thượng vị ban đêm, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, sốt,… Viêm dạ dày ruột do virus có thể do các nguyên nhân như ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn, tiếp xúc gần với người bị nhiễm virus, chạm vào bề mặt bị nhiễm virus,…
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, đổ mồ hôi, nhức đầu, đau thượng vị về đêm,… sau khi ăn khoảng 2 – 6 giờ, nhất là vào bữa tối. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng, thức ăn chưa được nấu chín kỹ và đồ ăn sống.
Bệnh Celiac
Bệnh Celiac là một dạng rối loạn miễn dịch của cơ thể khi ăn thực phẩm chứa Gluten (lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen), làm tổn thương niêm mạc ruột non và gây cản trở việc hấp thu dưỡng chất. Bệnh gây nên các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, đau thượng vị ban đêm, buồn nôn,… Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Celiac gồm di truyền, bệnh tiểu đường loại I, viêm đại tràng vi thể,…
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là tình trạng viêm ở ruột thừa, gây đau thượng vị ban đêm trong giai đoạn đầu, buồn nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy,… Một số nguyên nhân dẫn đến viêm ruột thừa gồm sỏi phân, viêm đại tràng, tăng sản bạch huyết,…
Viêm tụy
Viêm tụy là hiện tượng viêm nhiễm ở nhu mô tụy, gây đau thượng vị về đêm, chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nôn, tim đập nhanh,… Nguyên nhân gây viêm tụy có thể là do sỏi mật, uống nhiều rượu bia, bệnh xơ nang,…
> Tìm hiểu thêm: Đau thượng vị và buồn nôn cảnh báo bệnh gì?
Đau thượng vị về đêm có nguy hiểm không?
Cơn đau thượng vị ban đêm có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Trong một số trường hợp, cơn đau kéo dài có thể gây mất ngủ, mệt mỏi, làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Hoặc với trường hợp cấp tính, cơn đau xảy ra do viêm ruột thừa, viêm tụy,… nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng.
Khi nào cần đi khám?
Cô Chú, Anh Chị nên đi gặp bác sĩ ngay nếu đau thượng vị ban đêm thường xuyên với tần suất hơn 1 – 2 lần/tuần, đau dữ dội hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường sau đây:
- Chướng bụng hoặc căng tức bụng
- Buồn nôn, nôn liên tục, hoặc nôn ra máu.
- Máu lẫn trong phân (Đi ngoài ra máu).
- Tiểu ra máu.
- Vàng da, vàng mắt.
- Sốt.
- Khó thở.
- Thay đổi nhịp tim.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
Cách chẩn đoán đau vùng thượng vị về đêm
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau thượng vị về đêm, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và chỉ định các cận lâm sàng phù hợp. Từ đó đưa ra các đánh giá tổng thể và lập phác đồ điều trị cho người bệnh.
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh một số câu hỏi về triệu chứng, tình trạng sức khỏe, mức độ cơn đau, vị trí cơn đau, thời điểm xuất hiện cơn đau, tiểu sử bệnh lý cá nhân và gia đình. Qua đó, bác sĩ có thể đưa ra nhận định ban đầu và chỉ định cận lâm sàng thích hợp để chẩn đoán chính xác hơn.
Cận lâm sàng chẩn đoán
Tuỳ vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng khác nhau ở mỗi người, bao gồm:
- Xét nghiệm: Các loại xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm men tim trong máu, xét nghiệm chức năng gan hoặc thận,… giúp bác sĩ phát hiện các dấu hiệu nhiễm khuẩn, máu trong nước tiểu, các bất thường trong gan, thận,…
- Nội soi ống tiêu hóa: Nội soi ống tiêu hóa trên gồm thực quản, dạ dày và tá tràng giúp bác sĩ phát hiện các tổn thương, xác định nguyên nhân tổn thương, thực hiện sinh thiết tế bào (nếu cần).
- Chẩn đoán hình ảnh: Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI, siêu âm,… giúp bác sĩ quan sát và phát hiện các tổn thương.
Cách điều trị đau thượng vị vào ban đêm
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau vùng thượng vị ban đêm mà bác sĩ sẽ chỉ định các cách điều trị phù hợp. Để biết chính xác cách chữa trị đau thượng vị, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết.
Cách giảm triệu chứng đau thượng vị ban đêm
Để làm giảm cơn đau vùng thượng vị ban đêm, người bệnh có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt theo lời khuyên của bác sĩ như sau:
- Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ, không ăn quá nhiều trong một bữa.
- Không nên ăn tối trễ hoặc gần giờ đi ngủ, tốt nhất là nên kết thúc bữa ăn trước giờ đi ngủ khoảng 2 – 3 giờ.
- Ăn chậm, nhai kỹ để không nuốt quá nhiều khí gây đầy bụng.
- Uống trà thảo mộc như hoa cúc, bạc hà, gừng,… để xoa dịu cơn đau, giảm đầy hơi hay buồn nôn.
- Hạn chế uống rượu bia để tránh tiết nhiều axit dạ dày và làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Không nằm ngay sau khi ăn, nên đợi khoảng 3 giờ sau khi ăn.
- Kê cao đầu khi ngủ để tránh trào ngược axit dạ dày.
- Không nên thức khuya, nên đi ngủ sớm, ngủ đủ 8 tiếng.
> Tìm hiểu thêm: Người bị đau thượng vị nên và không nên ăn gì?
Nhìn chung, đau thượng vị về đêm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn. Do vậy, Cô Chú, Anh Chị nên sắp xếp gặp bác sĩ sớm để được thăm khám và có cách điều trị thích hợp.
Endo Clinic – Trung tâm chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa chuyên sâu tại TP.HCM
Endo Clinic tự hào với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Các bác sĩ không chỉ điều trị bệnh hiệu quả mà còn tâm huyết với nghề, tư vấn tận tình với khách hàng về phác đồ điều trị tiết kiệm nhất, chế độ ăn uống sau điều trị,…
Sau khi tư vấn, bác sĩ sẽ chỉ định các cận lâm sàng phù hợp, sử dụng công nghệ máy móc hiện đại kết hợp dịch vụ Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) để tăng tỷ lệ chẩn đoán nguyên nhân gây triệu chứng đau thượng vị ít nhất đến 90 – 95%. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bác sĩ lập phác đồ điều trị đúng hướng, tăng hiệu quả chữa trị, ngăn ngừa tái phát triệu chứng.
Ngoài ra, quy trình khám chữa bệnh tại Endo Clinic cũng rất đơn giản, nhanh chóng, làm việc sớm từ 6h – 15h. Qua đó, Cô Chú, Anh Chị có thể tiết kiệm thời gian và hoàn tất thủ tục thăm khám ngay trong ngày.
> Đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ Endo Clinic ngay để được tư vấn!
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu các vị trí đau khác:
Câu hỏi thường gặp
Đau thượng vị về đêm là triệu chứng của bệnh gì?
Đau thượng vị ban đêm có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng ruột kích thích,… Để xác định chính xác nguyên nhân gây đau, Cô Chú, Anh Chị nên gặp bác sĩ để được tư vấn.
Đau vùng thượng vị ban đêm có sao không?
Cơn đau thượng vị vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến người bệnh ngủ không sâu giấc, giảm năng suất hoạt động và làm việc vào ban ngày. Chưa kể, trường hợp cơn đau là do các bệnh lý nguy hiểm còn có thể dẫn đến biến chứng sức khỏe nếu không sớm chữa trị.
Tôi có thể làm gì khi bị đau thượng vị ban đêm?
Trước tiên, Cô Chú, Anh Chị cần theo dõi triệu chứng, điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt như chia nhỏ bữa ăn, không ăn khuya, hạn chế rượu bia, không nằm ngay sau khi ăn,…. Nếu cơn đau vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn nghiêm trọng hơn và kèm theo triệu chứng khác thì Cô Chú, Anh Chị nên đi khám ngay.
Tài liệu tham khảo
1. Tim Jewell. What’s Causing My Epigastric Pain and How Can I Find Relief? 13 07 2023. https://www.healthline.com/health/epigastric-pain (đã truy cập 24 08 2023).
2. Kimberly Holland. What’s Causing My Stomach Pain at Night? 30 03 2019. https://www.healthline.com/health/digestive-health/stomach-pain-at-night (đã truy cập 24 08 2023).
3. Jennifer Huizen. What causes abdominal (‘stomach’) pain at night? 10 01 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/317690 (đã truy cập 24 08 2023).
4. Mary West. Why do I get acid reflux at night, and how can I stop it? 05 04 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/acid-reflux-at-night (đã truy cập 24 08 2023).
5. Mayo Clinic Staff. Crohn’s disease. 06 08 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/crohns-disease/symptoms-causes/syc-20353304 (đã truy cập 24 08 2023).
6. WebMD Editorial Contributors. Kidney Stone Signs and Symptoms. 14 08 2022. https://www.webmd.com/kidney-stones/understanding-kidney-stones-symptoms (đã truy cập 24 08 2023).
7. Ann Pietrangelo and Daniel Yetman. What to Know About Viral Gastroenteritis (Stomach Flu). 12 04 2023. https://www.healthline.com/health/viral-gastroenteritis (đã truy cập 24 08 2023).
8. Ashley Marcin. Is This a Stomach Bug or Food Poisoning? 17 04 2023. https://www.healthline.com/health/digestive-health/stomach-bug-or-food-poisoning (đã truy cập 24 08 2023).
9. Mayo Clinic Staff. Celiac disease. 10 08 2021. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/celiac-disease/symptoms-causes/syc-20352220 (đã truy cập 24 08 2023).
10. Cleveland Clinic. Appendicitis. 09 05 2023. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8095-appendicitis (đã truy cập 24 08 2023).
11. WebMD Editorial Contributors. Pancreatitis. 24 03 2023. https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-pancreatitis (đã truy cập 24 08 2023).