Khám đau dạ dày giúp người bệnh xác định chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng. Theo đó, nhiều Cô Chú, Anh Chị có thắc mắc khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi? Phương pháp nào an toàn và chính xác? Mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo tiếp bài viết dưới đây để biết câu trả lời cụ thể.
Tìm hiểu triệu chứng đau dạ dày
Đau dạ dày thực chất là đau thượng vị (đau bụng trên rốn) ở mức độ đau âm ỉ hoặc dữ dội, kèm theo các triệu chứng khác như đầy hơi, buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ nóng,… Các triệu chứng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do Cô Chú, Anh Chị làm việc quá sức, thường xuyên căng thẳng, tâm trạng thất thường, hoặc cũng có thể do bệnh lý tiêu hóa.
Tại sao bị đau dạ dày cần đi thăm khám?
Khám đau dạ dày giúp người bệnh xác định chính xác nguyên nhân và phương pháp điều trị sau khi bác sĩ tiến hành khám lâm sàng và các cận lâm sàng cần thiết. Đau dạ dày không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống. Đa phần người bệnh chủ quan tự ý mua thuốc điều trị hoặc cố gắng chịu đựng khiến bệnh tiến triển nặng. Tình trạng viêm – loét dạ dày kéo dài không chỉ gây đau thượng vị dạ dày mà còn dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm khác.
Một số nguyên nhân gây đau dạ dày thường gặp bao gồm:
- Viêm dạ dày
- Loét dạ dày – tá tràng
- Trào ngược dạ dày
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Nhai thức ăn qua loa, bỏ ăn bữa sáng, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn thực phẩm chưa được nấu chín kỹ…
- Căng thẳng kéo đài
- Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá
- Do ảnh hưởng của thuốc tây: Sử dụng không đúng cách, dùng quá nhiều thuốc kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân đau dạ dày.
Đau dạ dày không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống. Đa phần người bệnh chủ quan tự ý mua thuốc điều trị đau dạ dày hoặc cố gắng chịu đựng khiến bệnh tiến triển nặng.
Một số biến chứng nguy hiểm của đau dạ dày bao gồm:
- Viêm dạ dày mạn tính
- Xuất huyết dạ dày
- Thủng dạ dày
- Hẹp môn vị
- Ung thư dạ dày
Ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu điển hình của đau dạ dày, người bệnh cần đến ngay những cơ sở uy tín để khám dạ dày nhằm chẩn đoán chính xác nhất và áp dụng những phương pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Mời Cô Chú, Anh Chị xem các bài viết cùng chủ đề:
Tìm hiểu phương pháp siêu âm và nội soi
Siêu âm hay nội soi đều là những phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến dạ dày – nguyên nhân gây ra đau dạ dày. Theo đó, mỗi phương pháp đều có đặc điểm riêng.
Siêu âm dạ dày là gì?
Siêu âm dạ dày thực ra có tên chính xác là siêu âm ổ bụng tổng quát. Tuy nhiên, bài viết này sử dụng thuật ngữ siêu âm dạ dày nhằm mục đích tiếp cận nhiều độc giả hơn.
Siêu âm dạ dày là phương pháp cận lâm sàng sử dụng các sóng siêu âm (có tần số cao) để phát hiện được những bất thường của dạ dày, đồng thời có thể tầm soát ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm và các thiết bị hỗ trợ nhằm phát hiện ra những vấn đề không bình thường xảy ra ở vùng bụng của bệnh nhân.
Siêu âm được áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Những bệnh nhân không thể sử dụng phương pháp nội soi
- Người có vấn đề về sức khỏe tiêu hóa
- Người bị các bệnh cấp tính về dạ dày, như: Xung huyết tá tràng, xuất huyết dạ dày… được bác sĩ chuyên khoa chỉ định
- Người bị đau dạ dày, viêm thực quản nặng
- Người có tiền sử bị: Loét tá tràng, viêm teo dạ dày hoặc phì đại dạ dày, polyp dạ dày…
- Người bị sa dạ dày cấp tính, bị dị tật bẩm sinh tại ống tiêu hóa
- Người bị rối loạn các chức năng dạ dày, hoặc có dị vật trong dạ dày.
Nội soi dạ dày là gì?
Nội soi dạ dày thực ra có tên chính xác là nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng. Tuy nhiên, bài viết này sử dụng thuật ngữ nội soi dạ dày nhằm mục đích tiếp cận nhiều độc giả hơn.
Nội soi dạ dày là thủ thuật đưa ống nội soi (mềm, kích thước nhỏ, trên đầu có gắn chiếu sáng và camera thu hình) vào bên trong đường tiêu hóa, mục đích để quan sát thực quản, dạ dày, hành tá tràng và tá tràng để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác.
> Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày có đau không?
Nếu như Quý Khách có các triệu chứng hoặc rơi vào một trong số trường hợp sau thì nên đi nội soi dạ dày:
- Đau thượng vị (Đoạn từ xương ức xuống rốn), đau tức ngực
- Ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu, chán ăn
- Buồn nôn, nôn, nôn ra máu
- Đi ngoài phân đen, đi tiêu ra máu
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Khó nuốt, nuốt vướng, nuốt đau
- Ho, viêm họng kéo dài, vướng ở cổ họng
- Gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn Hp hoặc các bệnh về dạ dày
- Có tiền sử đau dạ dày, viêm – loét dạ dày, muốn kiểm tra lại
- Muốn tầm soát, phát hiện sớm ung thư dạ dày.
Khám đau dạ dày nên siêu âm hay nội soi?
Trên thực tế, nội soi được xem là “tiêu chuẩn vàng” để phát hiện sớm các bệnh lý liên quan dạ dày. Siêu âm không được dùng để chẩn đoán bệnh lý liên quan đến dạ dày. Tuy nhiên, trong trường hợp đau dạ dày (đau thượng vị) thì bác sĩ có thể chỉ định siêu âm để khảo sát các cơ quan lân cận nhằm kiểm tra có bất kỳ bất thường nào không, từ đó loại trừ các nguyên nhân gây ra triệu chứng này.
Tại sao khi khám đau dạ dày cần thực hiện nội soi?
Nội soi dạ dày là phương pháp cho kết quả chẩn đoán nguyên nhân đau dạ dày tối ưu hơn siêu âm. Nội soi giúp bác sĩ thấy rõ nét hình ảnh bên trong dạ dày, dễ dàng phát hiện các tổn thương bề mặt (nếu có), từ đó đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác, đây là điều mà phương pháp siêu âm không làm được.
Bên cạnh đó, nội soi tiêu hóa cũng giúp Quý Khách phát hiện sớm các bệnh lý về tiêu hóa, dạ dày, như: Viêm – loét dạ dày, trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản… cũng như giúp phát hiện kịp thời vi khuẩn Hp, tầm soát ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng để từ đó có hướng điều trị sớm nếu mắc phải.
> Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày có phát hiện ung thư không?
Tại sao không nên siêu âm dạ dày?
Siêu âm dạ dày là phương pháp chẩn đoán thăm dò tổng quan ban đầu giúp bác sĩ xác định nguyên nhân, nhưng không phải trường hợp siêu âm dạ dày nào cũng tìm ra được nguyên nhân.
Siêu âm dạ dày chỉ thực hiện bên ngoài bề mặt bụng nên không thể giúp các bác sĩ quan sát được trực tiếp niêm mạc dạ dày, không thể lấy mẫu bệnh phẩm để tiến hành giải phẫu bệnh. Trường hợp bị đau dạ dày do tình trạng viêm – loét dạ dày bắt nguồn từ nhiễm khuẩn Hp không thể được phát hiện qua siêu âm dạ dày. Chỉ khi xét nghiệm vi khuẩn Hp và nội soi dạ dày mới cho kết quả chẩn đoán có bị viêm – loét dạ dày hay không.
Ngoài ra, siêu âm chỉ sử dụng các bước sóng nên hình ảnh thu được khá khó quan sát và không thật sự rõ nét. Đối với những bệnh nhân bị nặng, hoặc có cân nặng lớn, việc quan sát các mức độ tổn thương, những vết viêm loét không được rõ ràng vì các mô mỡ gây cản trở nhiều. Do đó, khi siêu âm, bác sĩ rất khó xác định chính xác các tổn thương.
Khám đau dạ dày ở đâu tốt và uy tín?
Hiện nay có rất nhiều bệnh viện, cơ sở và trung tâm nội soi tiêu hóa. Nếu còn băn khoăn giữa nhiều cơ sở thì nên ưu tiên lựa chọn cơ sở đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Phòng khám là đơn vị chuyên sâu về nội soi dạ dày, có thế mạnh trong thăm khám bệnh lý tiêu hóa.
- Cơ sở có quy trình nội soi dạ dày bài bản.
- Phòng khám được nhiều người bệnh đánh giá cao, uy tín, chuyên về nội soi
- Đội ngũ y, bác sĩ chuyên khoa, có nhiều năm kinh nghiệm, tận tụy với bệnh nhân
- Trang thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh hiện nay.
Tại TP. HCM, endoclinic.vn là một trong trong những phòng khám dạ dày hiếm hoi đáp ứng các tiêu chí trên và được nhiều Khách hàng đánh giá cao.
Đặc biệt, endoclinic.vn áp dụng quy trình nội soi tiêu hóa bao gồm đồng thời 4 giải pháp:
- Máy nội soi tiên tiến nhất hiện nay với độ phóng đại 100 – 135 lần giúp bác Sĩ đánh giá và sinh thiết chính xác vị trí tổn thương, hạn chế sinh thiết nhiều lần để giảm rủi ro chảy máu trong nội soi.
- Chế độ nhuộm ảo (NBI) giúp nổi bật cấu trúc mạch máu và bề mặt của niêm mạc, từ đó hỗ trợ bác Sĩ dễ dàng nhận ra các dạng tổn thương để đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý mà Khách Hàng đang gặp phải.
- Cam kết thời gian quan sát ít nhất 6 phút đồng thời chụp ít nhất 22 tấm hình tại các vị trí có nguy cơ tổn thương cao giúp bác Sĩ quan sát kỹ tổn thương, kể cả những tổn thương khó phát hiện ở vị trí góc khuất tại các nếp gấp niêm mạc. Thời gian quan sát và chụp đủ số lượng hình là yếu tố rất quan trọng để tìm ra đầy đủ tổn thương nhằm chẩn đoán chính xác bệnh lý mà Khách Hàng đang gặp phải.
- Màn hình nội soi hiện đại nhất thế giới độ phân giải 4K cho hình ảnh sắc nét và ổn định khi được phóng đại 100 – 135 lần hỗ trợ bác Sĩ nhận diện chính xác tổn thương nhằm chẩn đoán chính xác bệnh lý mà Khách Hàng đang gặp phải.
Kết hợp với phương pháp Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) với các lợi ích nổi bật:
- Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác lên tới 90% – 95%.
- Tầm soát ung thư chính xác lên tới 95% – 99%.
- Không gây đau đớn hay khó chịu, giảm lo lắng/căng thẳng cho Khách hàng.
Tóm lại với những thông tin trên, hy vọng Cô Chú, Anh Chị có thể hiểu rõ khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi. Nhìn chung, phương pháp nội soi mang đến kết quả chẩn đoán nguyên nhân đau dạ dày chính xác hơn siêu âm.Ngay hôm nay, Cô Chú, Anh Chị có thể đặt lịch hẹn với bác sĩ endoclinic.vn và đến khám dạ dày thông qua SĐT 0939 01 01 01 hoặc tại đây: ĐẶT LỊCH KHÁM. Phòng khám làm việc từ 6h – 15h, thuận tiện để Khách hàng thăm khám và hoàn tất về trong ngày.
Địa chỉ Trung Tâm Nội Soi & Chẩn Đoán Bệnh Lý Tiêu Hóa – Endo Clinic:
- 429 Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xem địa chỉ trên bản đồ: Trung tâm nội soi dạ dày.
Mời Cô Chú, Anh Chị xem các nội dung liên quan:
Câu hỏi thường gặp
Siêu âm dạ dày có chính xác không?
Siêu âm không thể quan sát được hình ảnh niêm mạc dạ dày, do đó trong nhiều trường hợp không thể đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác.
Khám đau dạ dày có cần nội soi không?
Trong các phương pháp cận lâm sàng khi khám dạ dày, nội soi là tiêu chuẩn “vàng” giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau dạ dày.
Chi phí nội soi dạ dày là bao nhiêu?
Chi phí nội soi dạ dày thông thường là 895.000 VNĐ. Chi phí nội soi dạ dày không đau là 2.295.000 VNĐ. Mức giá được cập nhật mới nhất từ ngày 17/08/2023.
Tài liệu tham khảo
- Ambardekar, Nayana. EGD (Upper Endoscopy). 29 08 2020. https://www.webmd.com/digestive-disorders/upper-endoscopy (đã truy cập 05 02, 2022).
- Cleveland Clinic medical professional. Endoscopic Ultrasound. 04 01 2016. https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/12025-endoscopic-ultrasound (đã truy cập 05 02, 2022).
- DerSarkissian, Carol. Digestive Diseases and Endoscopy. 26 08 2021. https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-endoscopy (đã truy cập 05 02, 2022).
- Mayo Clinic Staff. Endoscopic ultrasound. 29 05 2020. https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/endoscopic-ultrasound/about/pac-20385171 (đã truy cập 05 02, 2022).