Bị nhiễm vi khuẩn Hp có tự hết không là nỗi lo của nhiều người. Lý do bởi vì tình trạng nhiễm vi khuẩn kéo dài, điều này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, loét thực quản,… thậm chí là ung thư dạ dày. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết sau.
Bị nhiễm vi khuẩn Hp có tự hết không?
Vi khuẩn Helicobacter pylori (còn được gọi là Hp hay H. pylori) có thể xâm nhập và phát triển trong môi trường axit dạ dày, chủ yếu ở hang vị dạ dày. Thông thường, nhiễm khuẩn Hp không quá nguy hiểm. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng này có liên quan đến một số bệnh lý về dạ dày như: viêm dạ dày cấp, viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày – tá tràng, viêm teo dạ dày, viêm trợt dạ dày,…
Tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp không thể tự hết mà cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Các phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà như: nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng, hạn chế hoặc ngừng hút thuốc,… chỉ có tác dụng giảm đau và hạn chế các triệu chứng tạm thời.
Để tiêu diệt vi khuẩn Hp và ngăn ngừa tình trạng này tái phát, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bao gồm dùng thuốc điều trị vi khuẩn HP đúng chỉ dẫn và kết hợp với lối sống khoa học.
>> Mời Cô Chú, Anh chị tham khảo thêm các bài viết:
Điều trị Hp bao lâu thì xét nghiệm lại?
Sau khi hoàn thành phác đồ điều trị Hp, bệnh nhân nên xét nghiệm lại sau 4 tuần. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm như: test hơi thở urea, xét nghiệm kháng nguyên trong phân hoặc nội soi ống tiêu hóa trên để kiểm tra hiệu quả điều trị.
Trong trường hợp kết quả của các xét nghiệm cho thấy phác đồ điều trị trước đó không hiệu quả, bệnh nhân có thể cần điều trị thêm bằng cách kết hợp các loại kháng sinh khác.
Vi khuẩn Hp có tái phát không?
Vi khuẩn Hp có thể tái phát nếu người người bệnh không tuân thủ lời khuyên của bác sĩ. Tình trạng tái phát vi khuẩn Hp có thể xuất hiện dưới 2 dạng.
Các dạng tái phát vi khuẩn Hp:
- Người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp mới.
- Sau thời gian điều trị, số lượng vi khuẩn Hp của bệnh nhân giảm thấp đến mức không thể phát hiện. Vì một số nguyên nhân mà vi khuẩn tăng sinh lên trở lại.
Điều trị Hp bao lâu thì khỏi?
Thời gian điều trị Hp sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, người bệnh thường sẽ cảm thấy tốt hơn (các triệu chứng thuyên giảm) sau 1 – 2 tuần điều trị.
Trên đây là những thông tin giúp trả lời câu hỏi vi khuẩn Hp có tự hết không. Có thể thấy, việc điều trị dứt điểm và tránh tái nhiễm Hp vô cùng phức tạp. Vì thế, nếu Cô bác, Anh chị nghi ngờ bị nhiễm Hp hoặc đã bị nhiễm Hp thì nên thực hiện tầm soát ung thư thực quản – dạ dày – tá tràng định kỳ theo chỉ định của Bác sĩ.
noisoitieuhoa.com là trung tâm hiếm hoi chuyên sâu về nội soi và chẩn đoán bệnh lý tiêu hoá (trong đó có nhiễm khuẩn Hp). Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, nhiều thiết bị hiện đại, kết hợp cùng phương pháp Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê), endoclinic.vn cam kết hiệu quả chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác lên tới 90% – 95% và tầm soát ung thư chính xác lên tới 95% – 99%.
Đặc biệt, đối với những bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm Hp, các Bác sĩ sẽ ưu tiên kê toa thuốc điều trị chính hãng Brand-name giúp đạt được hiệu quả điều trị ưu việt và giảm khả năng kháng thuốc, từ đó giúp người bệnh tiết kiệm chi phí tối ưu.
Để được tư vấn chi tiết và đặt hẹn, mời Cô bác, Anh chị liên hệ noisoitieuhoa.com ngay hôm nay!
Mời Cô Chú, Anh chị tìm hiểu thêm các bệnh lý khác:
Câu hỏi thường gặp
Vi khuẩn Hp dương tính có chữa được không?
Nhiễm vi khuẩn Hp có thể chữa được. Để điều trị nhiễm Hp hiệu quả, bệnh nhân cần nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bị Hp dạ dày có chữa khỏi được không?
Bị nhiễm Hp dạ dày có thể chữa khỏi hoàn toàn. Thế nhưng nguy cơ tái xuất hiện vẫn rất cao nếu người bệnh không tuân thủ lời khuyên của bác sĩ hoặc không chủ động thay đổi thói quen lối sống.
Vi khuẩn Hp có tái nhiễm không?
Hp vẫn có nguy cơ có tái nhiễm dưới 2 dạng: nhiễm khuẩn Hp mới, hoặc vì một số nguyên nhân mà lượng vi khuẩn Hp lại tiếp tục tăng sinh lên mặc dù trước đó đã giảm thấp đến mức không thể phát hiện thông qua xét nghiệm.
Tài liệu tham khảo:
1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
2. Susan Bernstein. What Is H. pylori? 17 12 2022. https://www.webmd.com/digestive-disorders/h-pylori-helicobacter-pylori (đã truy cập ngày 17 07 2023).