Bạn có bao giờ lo lắng khi phải nói chuyện với ai đó, sợ rằng hơi thở của mình sẽ khiến họ khó chịu? Bạn tự ti vì hơi thở có mùi hôi và làm mọi cách như đánh răng, súc miệng, xịt thơm nhưng vẫn không đủ? Bạn đang suy nghĩ vấn đề hôi miệng này có liên quan tới căn bệnh trào ngược dạ dày mà bản thân đang mắc phải? Hãy cùng endoclinic.vn tìm hiểu nguyên nhân trào ngược dạ dày gây hôi miệng và cách khắc phục trong bài viết sau nhé!
Bạn cần lưu ý:
- Trào ngược dạ dày là tình trạng acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Bài viết này sử dụng thuật ngữ Trào ngược dạ dày với mục đích tiếp cận được với nhiều bạn đọc hơn. Theo chuẩn chuyên môn, bệnh lý này có tên chính xác là Trào ngược dạ dày – thực quản.
- Thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chính xác nhất, bạn nên đến phòng khám uy tín để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.
Trào ngược dạ dày là bệnh gì?
Bệnh trào ngược dạ dày (tên tiếng Anh: Gastroesophageal reflux disease – GERD) là tình trạng các chất trong dạ dày như thức ăn chưa tiêu hóa, acid dạ dày hoặc dịch mật bị đẩy lên thực quản hoặc hầu họng. Điều này có thể gây kích thích niêm mạc thực quản và dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, ợ trớ, đau thượng vị, nóng rát vùng ngực, có vị đắng chua trong miệng,… Không chỉ vậy, tình trạng này cũng có thể làm cho hơi thở của bệnh nhân có mùi hôi khó chịu.
Bệnh thường dễ xảy ra ở những người thừa cân, béo phì, thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hoặc bị căng thẳng (stress) kéo dài,… Tất cả những yếu tố này sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng co thắt của cơ LES, từ đó làm axit dạ dày trào ngược lên.
Các dấu hiệu khác có thể có của bệnh trào ngược bao gồm: khó nuốt, ho mạn tính, khàn giọng và đặc biệt là hôi miệng.
> Xem thêm: Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có nguy hiểm không?
Vì sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng?
Trào ngược dạ dày gây hôi miệng là do dịch dạ dày (dịch mật, axit dạ dày cùng thức ăn chưa được tiêu hóa) trào ngược lên thực quản và khoang miệng. Thông thường, các chất dịch này sẽ rất nặng mùi, khiến khoang miệng sẽ có mùi hôi.
Bên cạnh đó, axit dạ dày là một loại axit rất mạnh. Cho nên, khi trào ngược lên thực quản, axit dạ dày sẽ hủy hoại lớp màng nhầy của thực quản. Điều này dẫn đến thực quản dễ bị tổn thương, viêm loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh mùi phát triển gây ra tình trạng hơi thở nặng mùi.
Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy có tới 66% số người tham gia mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản mắc chứng hôi miệng nhưng không có mối liên quan nào với vấn đề từ răng miệng.
Không những vậy, triệu chứng trào ngược dạ dày khó chịu khác ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh cuộc sống của người bệnh.
Các triệu chứng trào ngược dạ dày đi kèm hôi miệng:
- Ợ nóng.
- Đau họng.
- Cảm thấy vị chua, đắng hoặc vị kim loại trong miệng.
- Khó nuốt.
- Khò khè.
- Ho khan, khàn tiếng.
- Mòn men răng.
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu các triệu chứng đi kèm khác:
Làm sao để khắc phục trào ngược dạ dày gây hôi miệng?
Để khắc phục trào ngược dạ dày gây hôi miệng thì bạn cần phải điều trị nguyên nhân gốc rễ, chính là bệnh trào ngược dạ dày. Cách điều trị thông thường sẽ bao gồm tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và chủ động thay đổi lối sống lành mạnh.
Thêm vào đó, bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh răng miệng thường xuyên để giúp cho hơi thở mình sạch sẽ, thơm tho, tăng sự tự tin khi giao tiếp.
Điều trị bằng thuốc trào ngược dạ dày
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày hiện nay có 4 nhóm phổ biến đó là: Thuốc ức chế bơm proton (PPI), Thuốc kháng histamin H2, Thuốc trung hòa axit (Antacid), Thuốc điều hòa nhu động (Prokinetic).
Các thuốc chữa trào ngược dạ dày đều có mục đích chung là giảm lượng axit được sản xuất trong dạ dày. Từ đó, sẽ khắc phục tình trạng trào ngược axit lên thực quản
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần phải được sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo việc sử dụng thuốc đúng cách và liều lượng phù hợp. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc không đúng cách có thể khiến bệnh tình không giảm đi mà còn trở nên trầm trọng hơn.
Xây dựng thói quen sống lành mạnh
Việc xây dựng thói quen sống lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi tình trạng trào ngược axit, giảm nhẹ triệu chứng khó chịu. Không những vậy, việc duy trì thói quen tốt cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng bạn gặp phải.
Một số thói quen tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày:
- Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ăn ba bữa lớn trong ngày
- Tránh những thức ăn chiên xào, dầu mỡ, nhiều chất béo.
- Hạn chế thức uống như cà phê, nước ép có vị chua, rượu bia và đồ uống có cồn.
- Nên giảm cân, nếu bạn thừa cân
- Tránh hút thuốc
- Kiểm soát căng thẳng hợp lý
- Tránh ăn sát giờ đi ngủ
- Tránh nằm trong 2-3 tiếng sau khi ăn
- Nâng cao phần đầu giường để sao cho khi nằm chân sẽ được để thấp hơn phần đầu
- Nhai kẹo cao su để tăng tiết nước bọt
- Nên mặc quần áo rộng rãi
Các lưu ý trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị trào ngược dạ dày và thay đổi thói quen sinh hoạt, thì sau đây là một vài mẹo nhỏ trong việc giữ vệ sinh răng miệng ngay tại nhà để giúp cải thiện tình trạng hôi miệng.
Những mẹo giúp giảm hôi miệng tại nhà:
- Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn từ thảo dược
- Làm sạch lưỡi bằng đồ cạo lưỡi
- Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo bạc hà
- Uống đủ nước và súc sạch khoang miệng
- Tránh hút thuốc
- Tránh những đồ ăn nặng mùi như hành, tỏi, mắm,…
Tình trạng trào ngược dạ dày gây hôi miệng là một triệu chứng vô cùng phiền toái, ảnh hưởng đến sự tự tin cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu bạn đang gặp tình trạng trên và chưa tìm được cách giải quyết thì nên tìm đến bác sĩ để sớm được thăm khám và điều trị dứt điểm, tránh áp dụng những phương pháp điều trị không đúng cách có thể khiến bệnh diễn biến nặng hơn.
> Tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm về bệnh trào ngược dạ dày:
Câu hỏi thường gặp
Trào ngược dạ dày có gây hôi miệng không?
Trào ngược dạ dày là bệnh lý có thể gây hôi miệng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây mùi hôi rất khó chịu trong hơi thở làm ảnh hưởng đến sinh hoạt người bệnh.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây hôi miệng là gì?
Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây hôi miệng là do dịch mật, các thức ăn chưa được tiêu hóa hết và dịch axit trào ngược lên thực quản. Sau một thời gian, niêm mạc thực quản sẽ bị tổn thương bởi axit tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi cũng chính là nguyên nhân chính của việc hôi miệng dai dẳng.
Có các loại thuốc trị hôi miệng từ trào ngược dạ dày nào?
Hiện nay có 4 nhóm thuốc trị trào ngược dạ dày là ức chế bơm proton, kháng histamin H2, trung hòa axit và điều hòa nhu động. Để sử dụng đúng cách dùng và liều dùng của từng loại thuốc trên thì bạn cần sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.
Cách giảm tình trạng hôi miệng do trào ngược dạ dày là gì ?
Cách giảm tình trạng hôi miệng do trào ngược dạ dày quan trọng nhất là điều trị hết bệnh. Kế đến, người bệnh cũng cần duy trì thói quen giữ vệ sinh răng miệng như sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn từ bạc hà, trà xanh hoặc ngậm kẹo, nhai kẹo cao su. Tốt nhất, bạn nên mang theo chai xịt thơm miệng bên người trong những dịp quan trọng.
Tài liệu tham khảo:
1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
2. Erica Roth. Acid Reflux and Bad Breath. 31 05 2023. https://www.healthline.com/health/gerd/bad-breath. (đã truy cập 07 04, 2021).
3. Gastro Center of NJ. How to Treat Bad Breath from Acid Reflux. https://gastrocenternj.com/acid-reflux-and-bad-breath/. (đã truy cập 07 04, 2021).
4. Zawn Villines. How does acid reflux affect the tongue? 19 01 2022. https://www.medicalnewstoday.com/articles/acid-reflux-tongue. (đã truy cập 07 04, 2021).
5. WebMD. What Is Acid Reflux Disease? 25 04 2023. https://www.webmd.com/heartburn-gerd/what-is-acid-reflux-disease. (đã truy cập 07 04, 2021).
6. Adrienne Dellwo. The Anatomy of the Lower Esophageal Sphincter. 23 08 2022. https://www.verywellhealth.com/lower-esophageal-sphincter-5194327. (đã truy cập 07 04, 2021).
7. Cleveland Clinic . GERD (Chronic Acid Reflux). 12 06 2019. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17019-gerd-or-acid-reflux-or-heartburn-overview.(đã truy cập 07 04, 2021).
8. Marcel Yibirin,corresponding author Diana De Oliveira, Roberto Valera, Andrea E Plitt, and Sophia Lutgen. Adverse Effects Associated with Proton Pump Inhibitor Use. 18 01 2021. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7887997/.