ĐI CẦU RA MÁU – TIÊU RA MÁU

Bạn đã bao giờ cảm thấy lo lắng khi đi cầu và đột nhiên phát hiện có máu lẫn trong phân không? Điều này khiến bạn tự hỏi liệu có gì bất thường đang diễn ra trong cơ thể của mình? Máu trong phân có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần được theo dõi. Hãy cùng Endo Clinic tìm hiểu những nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa việc đi cầu ra máu trong bài viết sau.

ĐI CẦU RA MÁU LÀ GÌ?

Đi cầu ra máu (tên tiếng Anh: blood in stools hay rectal bleeding) hay còn có thể gọi là đi ngoài ra máu, đi tiêu ra máu, đại tiện ra máu hoặc phân có máu, là triệu chứng bệnh lý xuất hiện do nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến lớp niêm mạc ống tiêu hóa, dẫn đến chảy máu. Nguồn máu có thể bắt nguồn từ nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống tiêu hóa, bao gồm thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng, trực tràng hoặc hậu môn.

Thông thường, máu được nhìn thấy trên giấy vệ sinh hoặc dính trên phân sau khi đại tiện, đôi khi máu có thể chảy nhiều hơn và nhỏ thành từng giọt trong quá trình đi tiêu. Ngoài ra, nếu lượng máu quá ít thì chỉ có thể được phát hiện bằng xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân. Triệu chứng đi ngoài bị ra máu có thể là do táo bón và tự khỏi. Trường hợp này không nguy hiểm.

Tuy nhiên, đại tiện ra máu có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng y tế khẩn cấp. Một số bệnh lý gây ra triệu chứng tiêu phân máu như bệnh túi thừa, rò hậu môn, viêm đại tràng, loạn sản mạch, loét dạ dày – tá tràng, polyp hoặc ung thư tiêu hóa. Vì thế, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế hoặc phòng khám nội soi dạ dày thăm khám ngay nếu phát hiện phân có máu sau khi đại tiện.

nên tham khám sớm nếu bị đi cầu ra máu

Nếu đi tiêu ra máu, người bệnh cần chủ động đi khám sớm vì có thể dấu hiệu này đang cảnh báo bệnh lý đường tiêu hóa (Ảnh minh họa sưu tầm).

PHÂN LOẠI TRIỆU CHỨNG ĐI NGOÀI RA MÁU

Đi ngoài ra máu là một triệu chứng phổ biến. Nó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các bệnh lý tiêu hóa đơn giản đến những bệnh lý nguy hiểm hơn. Việc phân loại chính xác triệu chứng đi ngoài ra máu dựa trên màu sắc, tính chất của máu và các triệu chứng đi kèm sẽ giúp định hướng chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Tiêu ra phân đen

Tiêu ra phân đen (tên tiếng Anh: melena) là tình trạng đi cầu ra máu với phân đen, sệt và dính giống như hắc ín hoặc dạng bã cà phê, có mùi đặc trưng (khác biệt so với bình thường). Triệu chứng đi ngoài phân đen thường biểu hiện vị trí mất máu ở đường tiêu hóa trên (xuất huyết ở thực quản, dạ dày hay tá tràng).

Đôi khi, xuất huyết ở ruột non hay đại tràng phải cũng có thể gây ra tiêu phân đen. Sau khi máu theo thức ăn di chuyển đến phần cuối của ống tiêu hóa thì sẽ chuyển thành màu đen và có thể trộn lẫn với phân hoặc thải riêng ra ngoài.

Tiêu ra máu đỏ

Tiêu ra máu đỏ (tên tiếng Anh: hematochezia) là đi ngoài ra máu đỏ tươi có thể kèm với phân. Nguyên nhân gây tiêu ra máu đỏ thường do xuất huyết đoạn ruột non gần đại tràng hoặc xuất huyết ở đại – trực tràng và hậu môn tùy thuộc vào tốc độ mất máu và nhu động ruột. Tuy nhiên, bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa trên nhanh, nhiều cũng có thể tiêu máu đỏ nhưng thường có kèm với rối loạn huyết động hoặc sốc tuần hoàn. Máu có thể ẩn trong phân, xuất huyết dưới dạng tia máu hoặc nhỏ giọt trong khi đi vệ sinh.

Các trường hợp nhầm lẫn triệu chứng đi cầu ra máu

Một số tình trạng khiến người bệnh cảm thấy mình giống như đại tiện ra máu nhưng thật sự không phải, chẳng hạn như:

  • Tiêu phân đen do uống thuốc bismuth (thường có trong một số toa điều trị nhiễm Helicobacter pylori).
  • Ăn thực phẩm có nhiều sắt (thịt đỏ, huyết).
  • Phân có thể lẫn màu đỏ do dùng thực phẩm hoặc thức uống có màu đỏ trước đó (chẳng hạn như củ cải, súp cà chua, đồ uống có màu đỏ,…).
  • Đi ngoài phân có màu đen có thể là do người bệnh đã ăn thực phẩm có màu đen (chẳng hạn như quả việt quất, cam thảo đen, bánh sandwich socola, nước ép nho,…).

Các trường hợp này đều tự khỏi khi ngừng lại những tác nhân trên. Ngoài ra, nguyên nhân tiêu ra máu có thể xuất phát từ các bệnh lý đường tiêu hóa.

GỌI NGAY CHO BÁC SĨ ENDO CLINIC

NGUYÊN NHÂN ĐẠI TIỆN RA MÁU

Việc đi ngoài ra máu thường là một dấu hiệu cảnh báo cho nhiều vấn đề bất thường ở đường tiêu hóa. Màu sắc máu trong phân cũng có thể giúp xác định được bệnh mà bạn đang phải đối diện.

Nguyên nhân tiêu ra phân đen

Triệu chứng đại tiện ra phân đen báo hiệu tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa trên. Các tình trạng xảy ra xuất huyết đa phần là nguy hiểm, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị phù hợp.

Loét dạ dày – tá tràng

Loét dạ dày – tá tràng là hiện tượng ổ loét phát triển ở niêm mạc dạ dày và hành tá tràng (đoạn đầu của tá tràng). Các tổn thương này là hậu quả của lớp niêm mạc bị phá hủy do việc nhiễm vi khuẩn Hp hoặc lạm dụng thuốc chống viêm không steroid, tạo điều kiện cho acid dạ dày tấn công niêm mạc và gây loét dạ dày – tá tràng.

Khi ổ loét dần tiến triển và ăn sâu vào thành dạ dày có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết, khi đó, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen. Một số triệu chứng khác có thể gồm đau thượng vị kéo dài, ợ chua, ợ nóng, chán ăn,…

Tham khảo thêm >> Triệu chứng viêm loét dạ dày những điều cần lưu ý

Giãn tĩnh mạch thực quản – dạ dày

Giãn tĩnh mạch thực quản – dạ dày là tình trạng mạch máu ở phần dưới thực quản bị giãn, lồi vào trong lòng thực quản do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Nguyên nhân chủ yếu gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa là xơ gan do dùng rượu, viêm gan B, viêm gan C,…

Tùy theo mức độ của bệnh mà người bệnh có những dấu hiệu khác nhau. Triệu chứng điển hình của giãn tĩnh mạch thực quản là xuất huyết tiêu hóa. Khi đó, người bệnh có thể nôn ra máu tươi, máu đỏ bầm hay máu cục hoặc có thể đi ngoài phân đen. Theo đó, khi tình trạng xuất huyết dần tiến triển có thể gây ra biểu hiện choáng váng, mệt mỏi, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh và khó thở.

Xuất huyết do giãn tĩnh mạch là tình trạng khẩn cấp, người bệnh cần khẩn trương đến các cơ sở y tế để được can thiệp và điều trị kịp thời, tránh đe dọa đến tính mạng người bệnh.

nguyên nhân gây đi cầu ra máu do tiêu ra phân đen

Tiêu ra phân đen hoặc máu đỏ là một trong những triệu chứng xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản (Ảnh minh họa sưu tầm).

Hội chứng Mallory – Weiss

Hội chứng Mallory-Weiss là tình trạng thực quản xuất hiện một vết rách niêm mạc gây ra bởi nôn ói rất nhiều, nôn khan hoặc nấc gây ra. Vết rách thường xuất hiện ở vị trí chỗ nối ở dạ dày và thực quản, có thể lan dần lên đoạn cuối hoặc đoạn giữa của thực quản. Đây là một trong các nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết đường tiêu hóa trên.

Khi vết rách ở dạng nhẹ, bệnh có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào do vết thương có thể tự cầm được máu. Nhưng khi vết rách dần nghiêm trọng (chiếm khoảng 85% trường hợp), triệu chứng thường thấy đó là nôn ra máu, máu có thể kèm với đàm hoặc thức ăn.

Trong các trường hợp xuất huyết nặng, các triệu chứng có thể gặp là đi ngoài phân đen, phân sẫm màu hoặc có màu hắc ín, chóng mặt, ngất xỉu,…

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến hội chứng Mallory-Weiss: lạm dụng rượu, rối loạn ăn uống, ốm nghén, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD),… Hội chứng Mallory-Weiss (MW) cũng là tình trạng nguy cấp, người bệnh nên đến các cơ sở để được can thiệp y tế phù hợp.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là tình trạng tế bào ác tính phát triển mất kiểm soát trong niêm mạc dạ dày. Bệnh không có biểu hiện triệu chứng đặc hiệu ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng rõ ràng thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn ung thư tiến triển, bao gồm: đau bụng, khó nuốt, khó tiêu, buồn nôn, nôn, chán ăn, sụt cân.

Khi ổ loét xuất hiện trên nền của ung thư có thể gây xuất huyết, người bệnh có biểu hiện đi ngoài ra phân đen, lâu dần có thể bị thiếu máu thiếu sắt..

Bởi vì ung thư dạ dày giai đoạn sớm không gây triệu chứng và khi ung thư bước qua giai đoạn muộn thì tiên lượng bệnh rất xấu. Do đó, người bệnh nên chủ động tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm, qua đó ngăn chặn quá trình phát triển của tế bào ung thư.

> Xem thêm: Xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư dạ dày không?

Ung thư thực quản

Ung thư thực quản là tình trạng tế bào ở lớp niêm mạc thực quản bị đột biến, trở thành tế bào ác tính và bắt đầu tăng sinh không kiểm soát. Phần lớn ung thư thực quản được chia thành 2 loại là ung thư thực quản tế bào vảy (squamous cell carcinoma) và ung thư biểu mô thực quản (adenocarcinoma).

Ung thư thực quản không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn sớm, chỉ khi bước qua giai đoạn muộn mới phát ra triệu chứng. Biểu hiện thường thấy nhất của các loại ung thư thực quản là nuốt nghẹn bởi vì ung thư phát triển cục bộ gây ra tắc nghẽn thực quản. Ung thư càng tiến triển tình trạng nghẹn càng trầm trọng, người bệnh dần không thể nuốt được thức ăn dạng lỏng.

Khi xuất hiện ổ loét trên nền ung thư thực quản, điều này có thể làm cho người bệnh xuất huyết tiêu hóa dẫn đến tình trạng đi ngoài phân đen. Các dấu hiệu khác có thể là đau ngực và lan dần xuống thắt lưng, sụt cân dù không thấy chán ăn, đau họng, khàn tiếng kéo dài.

triệu chứng đi cầu ra máu

Ngoài đi cầu ra máu thì người bị ung thư thực quản có thể gặp các triệu chứng như đau họng, khó thở, khó nuốt (Ảnh minh họa sưu tầm).

Ung thư tá tràng

Nhiều trường hợp đi ngoài ra máu còn là dấu hiệu của bệnh ung thư tá tràng. Ung thư tá tràng là một bệnh lý ung thư hiếm gặp so với các loại ung thư đường tiêu hóa khác.

Khi ung thư có kích thước nhỏ thì chưa biểu hiện các triệu chứng đặc hiệu. Khi ung thư dần tiến triển thì có thể xuất hiện một số dấu hiệu rõ rệt. Các dấu hiệu chính của ung thư tá tràng là đau bụng, sụt cân, buồn nôn và nôn, vàng da. Tình trạng xuất huyết cũng có thể xảy ra khi có hình thành ổ loét trên nền ung thư, điều này dẫn đến biểu hiện đi ngoài phân đen (đi ngoài ra máu).

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như tuổi tác, dân tộc, tình trạng sức khỏe (mắc một số bệnh đường ruột như bệnh Crohn,…), thói quen sống không lành mạnh (rượu bia, thuốc lá quá mức, chế độ ăn quá mặn,…), các yếu tố di truyền,…

Nguyên nhân đi ngoài ra máu đỏ tươi

Triệu chứng đi cầu ra máu đỏ tươi thường báo hiệu cho các bệnh lý xảy ra ở ống tiêu hóa dưới. Tuy nhiên, trong trường hợp xuất huyết ồ ạt ở đường tiêu hóa trên, người bệnh vẫn có thể đi ngoài ra máu đỏ tươi. Do đó, khi nhận thấy bản thân đi ngoài ra máu, người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là tình trạng viêm hoặc sưng tĩnh mạch ở ống hậu môn. Nguyên nhân gây ra là do tiêu chảy, táo bón, làm việc nặng, ngồi lâu, lười vận động và mang thai. Thông thường, triệu chứng của bệnh trĩ phụ thuộc vào từng loại bệnh trĩ.

Nếu là trĩ nội, bệnh có triệu chứng phổ biến như đi tiêu ra máu, búi trĩ sa ra ngoài và phân có dịch nhầy. Đối với trĩ ngoại thì một số dấu hiệu của bệnh là ngứa, kích ứng vùng da hậu môn, dẫn đến sưng và đau rát mỗi khi ngồi hoặc di chuyển.

Người bị bệnh trĩ phải được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không, bệnh có thể gây ra biến chứng thiếu máu, tắc mạch, khối máu đông gây nhiễm trùng, đôi khi dẫn đến hoại tử rất nguy hiểm.

đại tiện ra máu gây ngưa rát vùng hậu môn

Bệnh trĩ khiến người bệnh đau rát, ngứa ngáy ở vùng hậu môn và không thoải mái trong sinh hoạt hằng ngày (Ảnh minh họa sưu tầm).

Nứt hậu môn

Nứt hậu môn là tình trạng hình thành một vết nứt hoặc vết rách da ở hậu môn. Các vết nứt này có thể được hình thành khi người bệnh đi ngoài phân lớn, cứng và gây đau đớn. Bệnh Crohn, mang thai và sinh con có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Viêm túi thừa

Viêm túi thừa là tình trạng viêm, bao gồm nhiễm trùng ở các túi thừa xuất hiện ở đại – trực tràng. Bệnh gây ra triệu chứng đau bụng (thường là ở phía dưới bên trái), có kèm táo bón, tiêu chảy hoặc thỉnh thoảng, xuất hiện máu trong phân thải ra. Các triệu chứng khác có thể bao gồm buồn nôn, nôn, đầy hơi, chướng bụng. Viêm túi thừa thường dễ nhầm lẫn với hội chứng ruột kích thích (IBS).

Nguyên nhân gây viêm túi thừa chưa có bằng chứng xác thực rõ ràng nhưng áp lực cao trong đại tràng có khả năng làm khu vực yếu của thành đại tràng phình ra, từ đó hình thành túi thừa. Hoặc, do chế độ ăn chất xơ và nhiều thịt đỏ (thịt bò) cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa

Nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể gây ra cơn đau quặn bụng và khó chịu, sau đó là tiêu chảy. Ngoài ra, còn có triệu chứng khác bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đi cầu ra máu, ăn mất ngon và sụt cân.

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường tiêu hóa thường do việc sử dụng thực phẩm hay nguồn nước thiếu vệ sinh. Từ đó có thể nhiễm phải các loại vi khuẩn như vi khuẩn E. coli, Salmonella; các loại virus như noroviruses, rotavirus hoặc ký sinh trùng như Giadia lamblia, Cryptosporidium.

Người bị nhiễm trùng đường tiêu hóa nên đến khám và điều trị theo chỉ định của Bác sĩ sớm, để tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

nguyên nhân gây đại tiện ra máu do nhiễm trùng đường tiêu hóa

Nhiễm trùng đường tiêu hóa gây ra sốt, buồn nôn, nôn mửa, đi cầu ra máu ở người bệnh và thường là do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra (Ảnh minh họa sưu tầm).

Bệnh lý ruột mạn tính (IBD)

Bệnh lý ruột mạn tính (IBD) là thuật ngữ nói chung cho 2 bệnh lý là bệnh Crohn và bệnh viêm loét đại tràng. Đặc trưng của 2 bệnh lý này là tình trạng viêm đường tiêu hóa mạn tính. Theo Tổ Chức Tiêu Hóa Thế Giới (WGO), các triệu chứng thường thấy của bệnh lý ruột mạn tính bao gồm tiêu chảy (có thể ra máu hoặc chất nhầy), táo bón, đau bụng, mót rặn và gia tăng nhu cầu đại tiện.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị đau bụng dưới bên phải (đối với bệnh Crohn) hoặc đau bụng dưới bên trái (đối với viêm loét đại tràng). Người mắc bệnh Crohn còn thế thể thấy buồn nôn và nôn mửa.

Đến nay, nguyên nhân chính xác của bệnh lý ruột mạn tính (IBD) vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, một số yếu tố có khả năng là nguyên nhân gây viêm ruột là rối loạn chức năng hệ miễn dịch, tiền sử gia đình, đột biến gen,…

Polyp đại tràng

Polyp đại tràng là khối u nhỏ được hình thành ở trên lớp niêm mạc của đại trực tràng. Bệnh lý này là nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra máu đỏ tươi. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy đau bụng, tiêu chảy, táo bón, phân lẫn chất nhầy. Đôi khi người bệnh cũng có biểu hiện của thiếu máu thiếu sắt do xuất huyết như mệt mỏi, chóng mặt, sụt cân không chủ đích.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc polyp đại tràng gồm lớn tuổi, chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ, lạm dụng rượu bia, thuốc lá,… Ngoài ra, một số yếu tố di truyền như bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP), hội chứng Gardner,… có thể tăng nguy cơ mắc polyp và ung thư đại tràng.

nguyên nhân gây đi ngoài ra máu do Polyp đại tràng

Polyp đại tràng là khối u nhỏ được hình thành trên lớp niêm mạc đại – trực tràng và cũng là nguyên nhân khiến người bệnh đi tiêu ra máu (Ảnh minh họa sưu tầm).

Nguyên nhân chính khiến trẻ đi ngoài ra máu đỏ tươi

Nhiều trường hợp, hiện tượng đi cầu ra máu còn xuất hiện ở trẻ với nguyên nhân phổ biến như bệnh viêm ruột (IBD), viêm túi thừa Meckel bẩm sinh, viêm loét đại tràng mạn tính hoặc polyp ở trẻ vị thành niên.

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN CÙNG BÁC SĨ ENDO CLINIC

CÁC TRIỆU CHỨNG KHÁC KÈM THEO ĐI NGOÀI RA MÁU

Dấu hiệu và triệu chứng đi kèm với đại tiện ra máu có thể khác nhau, tùy vào nguyên nhân gây bệnh hoặc tình trạng sức khỏe của cơ thể:

Các triệu chứng kèm theo tiêu ra phân đen

Tiêu ra phân màu đen, màu hắc ín và không có máu màu đỏ tươi do các tổn thương thường xuất hiện ở dạ dày, tá tràng, trong quá trình di chuyển đến hậu môn máu tươi đã bị chuyển hóa thành màu đen.

Ngoài ra, nếu các tổn thương xuất hiện ở thực quản – dạ dày – tá tràng, người bệnh có thể đi ngoài ra máu kèm theo ói ra máu hoặc là các biểu hiện như đầy bụng, khó tiêu, đau vùng thượng vị, nóng rát thượng vị,…

Các triệu chứng kèm theo đi tiêu ra máu đỏ

Đi ngoài ra máu đỏ tươi do các tổn thương thường xuất hiện từ đại tràng trở xuống, lượng máu chỉ di chuyển một đoạn ngắn vì thế vẫn giữ nguyên màu đỏ tươi khi ra khỏi hậu môn. Tình trạng máu khi ra khỏi cơ thể có thể trộn lẫn trong phân khiến phân có các vệt máu, dịch nhầy màu đỏ bao xung quanh hoặc có thể chảy thành vệt vào thành bồn cầu hoặc dính vào giấy vệ sinh.

Nên chú ý thêm các triệu chứng sau đây để giúp bệnh nhân biết được phần nào nguyên nhân và mức độ của tình trạng đi cầu ra máu:

  • Ngứa rát hay đau hậu môn
  • Cảm giác đau nóng hay đau quặn bụng khi đi cầu
  • Sốt, sụt cân hay đổ mồ hôi đêm – thường là biểu hiện bệnh lý nguy hiểm
  • Tiêu chảy
  • Cảm giác mắc cầu nhưng không đi được
  • Đau bụng
  • Thay đổi tần suất đi tiêu trong ngày hay thay đổi tính chất phân (lỏng hơn hay đặc hơn)
  • Đi cầu ra máu kéo dài thường xuyên
triệu chứng đi kèm đi ngoài ra máu

Một trong những triệu chứng đi kèm hiện tượng đi cầu ra máu đỏ tươi là đau nóng, đau xé bụng mỗi khi đi ngoài (Ảnh minh họa sưu tầm).

KHI NÀO CẦN ĐI GẶP BÁC SĨ?

Đại tiện ra máu kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý ở hậu môn và trực tràng. Không những vậy, triệu chứng này còn báo hiệu một số bệnh có thể nguy hiểm, ví dụ như ung thư trực tràng, ung thư đại tràng, xuất huyết đường tiêu hóa,… Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Về nguyên tắc, chảy máu đường tiêu hóa là một tình trạng cần được xử trí cấp cứu, dù chảy ít hay nhiều đều cần đến bệnh viện để theo dõi điều trị và tìm nguyên nhân.

Do đó, Cô Bác, Anh Chị cần đến gặp bác sĩ tại các cơ sở ý tế hoặc phòng khám dạ dày để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời nếu xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu (đã loại trừ do thức ăn hay thuốc).

Ngoài ra, Cô Bác, Anh Chị hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện khác như đau bụng kéo dài, thay đổi thói quen đi tiêu, sốt hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân,… cho dù có thấy tiêu ra máu hay không, vì trong một số trường hợp chảy máu ít sẽ khó nhận biết bằng mắt thường trong khi bệnh đã diễn tiến.

CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG ĐI CẦU RA MÁU

Chẩn đoán đi ngoài ra máu dựa vào các thăm khám lâm sàng, tiền sử bệnh lý, các biểu hiện, triệu chứng người bệnh đang mắc phải và các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán xác định có phải là máu trong phân hay không, Từ đó, tìm nguyên nhân và mức độ của bệnh để có phác đồ điều trị đúng và xử lý kịp thời, tránh diễn tiến nặng.

Bất kỳ chi tiết nào người bệnh có thể cung cấp về tình trạng chảy máu sẽ giúp bác sĩ xác định vị trí chảy máu. Ví dụ, phân có màu đen, màu hắc ín có thể là vết loét hoặc các vấn đề khác ở phần trên của đường tiêu hóa. Máu đỏ tươi thường cho thấy có vấn đề ở phần dưới của đường tiêu hóa như bệnh trĩ hay viêm túi thừa.

chẩn đoán tình trạng đi ngoài ra máu

Người bệnh cần sớm đi khám với Bác sĩ để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời (Ảnh minh họa sưu tầm).

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bước đầu tiên giúp bác sĩ thu thập thông tin tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng, tổn thương, nguyên nhân gây ra triệu chứng đi ngoài ra máu.

Cô Bác, Anh Chị cần phải cung cấp cụ thể và chi tiết về tình trạng sức khỏe, các biểu hiện, dấu hiệu, tần suất xuất hiện các triệu chứng liên quan đến tiêu ra máu.

Bên cạnh đó, Cô Bác, Anh Chị cũng cần cho bác sĩ biết các thông tin về chế độ ăn uống, tiền sử bệnh lý tiêu hóa, các phẫu thuật đã được thực hiện và các loại thuốc Cô Bác, Anh Chị đang sử dụng kể cả thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Để chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ sẽ hỏi Cô Bác, Anh Chị một số câu hỏi sau:

  • Thời gian bắt đầu xuất hiện máu trong phân? Tần suất có thường xuyên không?
  • Hình dạng và màu sắc phân như thế nào?
  • Thói quen đi tiêu ra sao? Cô bác có hay bị tiêu chảy hay táo bón?
  • Vị trí đau bụng ở đâu mỗi khi có cảm giác muốn đi cầu?
  • Có xuất hiện một số triệu chứng đi kèm nào khác không?

Ngoài ra ở bước khám lâm sàng, bác sĩ sẽ quan sát và dùng tay mang găng khám hậu môn, trực tràng để đánh giá xem có máu theo găng không, có búi trĩ hay khối u không,…

Sau khi khám tổng quát, bác sĩ sẽ chỉ định các cận lâm sàng cần thực hiện để loại trừ các bệnh lý liên quan và thu hẹp phạm vi chẩn đoán.

Cận lâm sàng chẩn đoán

Sau khi hỏi bệnh sử và khám sức khỏe, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân xuất huyết và đánh giá được mức độ nguy hiểm cũng như vị trí tổn thương bên trong ống tiêu hóa.

> Xét nghiệm

Rửa mũi dạ dày (sonde mũi-dạ dày) là thủ thuật có thể cho bác sĩ biết liệu chảy máu ở đường tiêu hóa trên hay dưới. Rửa mũi dạ dày sẽ bao gồm việc loại bỏ các chất trong dạ dày thông qua một ống được đưa vào dạ dày qua mũi. Nếu dạ dày không có máu, máu có thể đã ngừng chảy hoặc nhiều khả năng là ở đường tiêu hóa dưới.

Bác sĩ có thể sẽ thực hiện một số xét nghiệm khác nhằm tìm dấu hiệu của vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng đặc biệt là vi khuẩn Helicobactor pylori thường gây viêm và loét dạ dày, như:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân
  • Xét nghiệm nhiễm khuẩn trong phân
  • Xét nghiệm hơi thở
Xét nghiệm máu tìm nguyên nhân đi cầu ra máu

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm cần thiết để phát hiện dấu hiệu của vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng, điển hình như Hp (Ảnh minh họa sưu tầm).

> Chẩn đoán hình ảnh

Sau khi xác định được vị trí tổn thương, bác sĩ có thế chỉ định Cô Bác, Anh Chị thực hiện thêm một số chẩn đoán hình ảnh để xác định mức độ xâm lấn và kích thước tổn thương bên trong ruột, bao gồm:

  • Chụp X–quang: chụp X–quang sử dụng chất cản quang Bari sẽ giúp các vết thương của người bệnh hiển thị rõ trên phim chụp.
  • Chụp mạch máu: một thủ thuật bao gồm tiêm một loại thuốc cản quang đặc biệt vào tĩnh mạch để làm cho mạch máu có thể nhìn thấy được trên phim chụp X quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT Scan). Qua quá trình này, bác sĩ có thể phát hiện vị trí chảy máu bằng cách quan sát sự rò rỉ của thuốc nhuộm ra khỏi mạch máu.

Đối với một số trường hợp đại tiên ra máu nghiêm trọng, bác sĩ cần mổ ổ bụng để thăm dò các vị trí bị chảy máu mà nội soi không thể quan sát được như ruột non.

> Nội soi ống tiêu hóa

Nội soi tiêu hóa là tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán các bệnh lý ống tiêu hóa và tìm ra nguyên nhân gây nên triệu chứng đi ngoài ra máu. Ngoài ra, thông qua nội soi bác sĩ có thể quan sát toàn bộ ống tiêu hóa giúp chẩn đoán mức độ tổn thương và thực hiện sinh thiết tế bào giải phẫu bệnh để xác định các bệnh thường có triệu chứng đi cầu ra máu như viêm loét, xuất huyết tiêu hóa, bệnh viêm ruột, ung thư,…

Các phương pháp nội soi thường được bác sĩ chỉ định như:

  • Nội soi tiêu hóa trên (bao gồm nội soi thực quản, nội soi dạ dày và nội soi tá tràng): một thủ thuật bao gồm đưa một ống nội soi mềm có camera nhỏ ở đầu, qua miệng và đi xuống thực quản đến dạ dày và tá tràng. Bác sĩ có thể sử dụng cách này để tìm kiếm nguồn chảy máu. Nội soi cũng có thể được thực hiện kèm với sinh thiết để đánh giá giải phẫu bệnh.
  • Nội soi đại trực tràng: một thủ thuật tương tự như nội soi dạ dày nhưng ống soi được đưa từ đường đại tràng. Nội soi đại tràng có thể được kết hợp với sinh thiết nhằm đánh giá giải phẫu bệnh hoặc kết hợp cắt polyp nếu cần thiết
  • Nội soi đường ruột: phương pháp phổ biến nhất là nội soi viên nang giúp bác sĩ kiểm tra ruột non. Cô Bác, Anh Chị sẽ nuốt một viên nang có chứa camera nhỏ bên trong truyền hình ảnh đến màn hình video khi nó đi qua đường tiêu hóa.
ĐẶT LỊCH NỘI SOI NGAY!

ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG ĐI NGOÀI RA MÁU

Cách chữa đi đại tiện ra máu tùy thuộc vào lượng máu mất đi và nguyên nhân gây ra triệu chứng. Trong trường hợp cấp cứu, Bác sĩ có thể nội soi khẩn cấp vừa tìm ra nguyên nhân, vừa để cầm máu.

Nội soi có thể bao gồm nội soi đường tiêu hóa trên (ống nội soi được đưa vào miệng) và nội soi đường tiêu hóa dưới (nội soi đại trực tràng, ống nội soi được đưa vào hậu môn). Bác sĩ xác định vị trí tổn thương, cầm máu, truyền máu giúp bù lại lượng máu vừa mất và điều trị các tổn thương đó.

Các biện pháp điều trị

Một số phương pháp hỗ trợ giảm triệu chứng đi cầu ra máu bao gồm:

  • Nội soi đầu dò nhiệt: thông qua nội soi bác sĩ có thể sử dụng nhiệt để đốt các vết viêm loét giúp cầm máu ngay lập tức.
  • Kẹp nội soi: một dụng cụ nhỏ được kẹp vào xung quanh vết thương giúp ngăn dòng chảy của máu từ vết thương.
  • Nội soi tiêm: bác sĩ sẽ tiêm một loại dung dịch gần vết thương để ngăn máu chảy.
  • Thắt dây cao su: được sử dụng đối với bệnh trĩ hoặc các khối u nhỏ lành tính tại thực quản, bác sĩ sẽ đặt các dây cao su vào cuống búi trĩ hoặc polyp để cắt nguồn cung cấp máu, sau một thời gian để chúng tự khô và rụng.

Ngoài ra, nếu nội soi không đạt hiệu quả thì chụp mạch máu có thể được dùng để tiêm thuốc hay các chất khác vào mạch máu để kiểm soát một số dạng xuất huyết. Nếu nội soi và chụp mạch không thực hiện được, có thể cần đến các phương pháp điều trị khác hoặc phẫu thuật để cầm máu cho bệnh nhân.

Sau khi điều trị cầm máu, Bác sĩ tiến hành điều trị nguyên nhân gây ra xuất huyết để ngăn ngừa chảy máu trở lại. Phương pháp điều trị có thể khác nhau tùy vào từng nguyên nhân, bao gồm:

  • Dùng các loại thuốc như thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm vi khuẩn Hp, thuốc ức chế axit dạ dày hoặc thuốc chống viêm điều trị viêm đại tràng.
  • Nếu đại tiện ra máu do bệnh trĩ thì phương pháp điều trị có thể là thuốc bôi, thuốc uống, cắt hoặc đốt trĩ.
  • Có thể cần phẫu thuật để loại bỏ các polyp hoặc các phần ruột già bị tổn thương do ung thư, viêm túi thừa hoặc bệnh viêm ruột.
thuốc kháng sinh điều trị bệnh gây đi tiêu ra máu

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị bệnh lý gây đi tiêu ra máu liên quan đến vi khuẩn Hp (Ảnh minh họa sưu tầm).

Đối với các trường hợp không cần nhập viện, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cách điều trị tại nhà. Cách chữa trị triệu chứng đi ngoài ra máu tại nhà có thể bao gồm:

  • Bổ sung thêm chất xơ và thuốc để làm mềm phân, tránh tình trạng táo bón
  • Ngồi trong thau nước ấm khoảng 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 phút để giúp giảm các vết nứt và triệu chứng của bệnh trĩ(tắm Sitz)
  • Sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc đặt trực tràng giúp giảm ngứa, đau hay sưng hậu môn

Cách giảm nhẹ triệu chứng

Chế độ ăn dành cho người đi cầu ra máu là bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng, độ đặc của phân, giúp phân mềm không cọ sát vào các vết thương và nhờ vậy khi đại tiện không còn bị chảy máu nữa.

Sau đây cũng là một số thực phẩm người đi tiêu ra máu nên bổ sung vào bữa ăn hằng ngày:

  • Bổ sung nhiều rau củ quả chứa chất xơ vào khẩu phần ăn mỗi ngày để phòng ngừa táo bón.
  • Uống nhiều nước từ 2 – 2,5L nước mỗi ngày giúp ruột già hấp thụ đủ lượng nước cần thiết làm mềm phân, đồng thời kích thích ruột già bài tiết nhanh hơn.
  • Sử dụng sữa chua bổ sung thêm các lợi khuẩn cho đường ruột, Cô Bác, Anh Chị có thể kết hợp ăn sữa chua cùng với các loại trái cây sẽ giúp hồi phục chức năng đường tiêu hóa.
  • Tăng cường sử dụng các loại hạt như hạt chia, hạt lanh.
  • Ngồi ngâm phần dưới của cơ thể trong nước ấm mỗi ngày đối với các bệnh nhân bị bệnh trĩ, bệnh hậu môn sẽ giúp làm dịu các vết nứt ở hậu môn.
  • Duy trì các hoạt động thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày.
tiêu ra máu nên ăn sữa chua

Cô Bác/Anh Chị hay đi tiêu ra máu nên ăn sữa chua với trái cây để bổ sung lợi khuẩn đường ruột, cải thiện hoạt động tiêu hóa (Ảnh minh họa sưu tầm).

Các điểm cần ghi nhớ:

  • Đi ngoài ra máu hay xuất huyết tiêu hóa dưới là cấp cứu nội, ngoại khoa, bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.
  • Nhiều bệnh lý có thể gây đi ngoài ra máu, có bệnh lý nhẹ như táo bón, nhưng cũng có bệnh lý nguy hiểm như ung thư.
  • Cần phải tìm ra vị trí và nguyên nhân gây xuất huyết để có phác đồ điều trị đúng.
  • Tiêu ra máu có thể điều trị khỏi hoặc kiểm soát được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và được điều trị kịp thời.
  • Nội soi là phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán và điều trị xuất huyết tiêu hóa.

Hiện nay, Endo Clinic là một trong những trung tâm hiếm hoi tại Việt Nam chuyên sâu chẩn đoán, điều trị bệnh lý tiêu hóa và tầm soát ung thư tiêu hóa.

Thế mạnh của Endo Clinic là đội ngũ Bác sĩ có chuyên môn giỏi, đến từ các bệnh viện lớn đầu ngành tại TP.HCM. Bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân đi cầu ra máu, thông qua hệ thống máy móc hiện đại được trang bị tại phòng khám, đồng thời hỗ trợ lập phác đồ điều trị theo Guideline với thuốc kê đơn Brand-name chính hãng, giúp tăng hiệu quả chữa bệnh tối ưu.

Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa Endo Clinic

100% Bác sĩ Nội Soi tại Endo Clinic được tập huấn chuyên sâu về nội soi chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa và tầm soát ung thư tiêu hóa, để mang lại kết quả chẩn đoán chính xác cho Quý Khách Hàng

Bên cạnh đó, Endo Clinic ứng dụng quy trình nội soi tiêu hoá đạt chuẩn thế giới, bao gồm đồng thời 4 giải pháp:

  • Sử dụng máy nội soi cao cấp, có mức độ phóng đại 100 – 135 lần giúp Bác sĩ đánh giá chính xác tổn thương.
  • Chế độ nhuộm ảo (NBI) làm nổi bật cấu trúc mạch máu và bề mặt niêm mạc dạ dày, từ đó hỗ trợ Bác sĩ đưa ra chẩn đoán đúng về bệnh lý mà Quý khách gặp phải.
  • Cam kết thời gian quan sát tối thiểu 7 phút, đồng thời chụp ít nhất 22 tấm hình tại vị trí có nguy cơ tổn thương cao.
  • Màn hình nội soi với độ phân giải 4K, cho hình ảnh sắc nét để chẩn đoán bệnh nhanh chóng, giảm nguy cơ bỏ sót và đồng nhất về mặt kết quả.

Kết hợp với phương pháp Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê), Endo Clinic cam kết khám ra bệnh với tỷ lệ chính xác đến 90% – 95% và tầm soát ung thư hiệu quả đến 95% – 99%.

Hiện tại, phòng khám làm việc từ 6h sáng đến 15h chiều. Khi gặp các triệu chứng bất thường liên quan tiêu hóa, Cô Bác, Anh Chị có thể Đặt lịch khám tiêu hóa với Bác sĩ của Endo Clinic hoặc trực tiếp đến địa chỉ của phòng khám (xem bản đồ hướng dẫn đường đi).

LIÊN HỆ NGAY QUA HOTLINE

PHÒNG NGỪA TRIỆU CHỨNG ĐI NGOÀI RA MÁU

Hiện tượng đại tiện ra máu thông thường xảy ra do bệnh lý đường tiêu hóa làm ảnh hưởng đến lớp niêm mạc ống tiêu hóa. Vì vậy, để phòng ngừa đi cầu ra máu Cô Bác, Anh Chị nên hạn chế tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa, bao gồm:

  • Thực hiện thăm khám sức khỏe tổng quát mỗi năm và nội soi tiêu hóa định kỳ mỗi 5 đến 10 năm một lần tuỳ theo độ tuổi được khuyến cáo.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống nhiều chất xơ, khoa học, hợp lý và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia, thức uống chứa cồn và các chất kích thích.
  • Hạn chế các thực phẩm cay nóng, sản phẩm chế biến sẵn hoặc được lên men.
  • Uống đủ lượng nước cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày.

Nhìn chung, triệu chứng đi ngoài ra máu nếu không được phát hiện, xử lý đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, khi triệu chứng này kéo dài không dứt hoặc trở nên đặc biệt nghiêm trọng bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.

CÂU HỎI TỔNG HỢP

Đại tiện ra máu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến tiêu hóa. Cụ thể như sau:

  • Bệnh lý khiến đi ngoài phân có màu đen: Viêm dạ dày – tá tràng, loét dạ dày – tá tràng, vỡ giãn tĩnh mạch thực quản – dạ dày, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư tá tràng, hội chứng Mallory – Weiss,…
  • Bệnh lý khiến đi ngoài ra máu đỏ tươi: Bệnh trĩ, nứt hậu môn, viêm túi thừa, nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm đại tràng, bệnh viêm ruột, polyp đại tràng,…

Xuất huyết tiêu hóa là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, nên tình trạng xuất huyết dù ít hay nhiều cũng cần được thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân. Do đó, ngay khi xuất hiện triệu chứng đại tiện ra máu, Cô Bác/Anh Chị cần đến gặp Bác sĩ ở phòng khám tiêu hóa uy tín, để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh biến chứng nguy hại đến sức khỏe.

Đại tiện ra máu kéo dài thông thường là do bệnh lý hậu môn trực tràng gây ra, trong đó bao gồm các bệnh nguy hiểm như ung thư trực tràng, ung thư đại tràng, xuất huyết đường tiêu hóa. Nếu không được xử lý sớm, bệnh có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh, đồng thời diễn biến xấu đi, gây ra biến chứng đe dọa đến tính mạng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
  2. Dunkin, Mary Anne. Blood in Stool. 11 11 2019. https://www.webmd.com/digestive-disorders/blood-in-stool (đã truy cập 06 22, 2021).
  3. Gotter, Ana. What’s the Difference Between Hematochezia and Melena? 27 03 2018. https://www.healthline.com/health/hematochezia-vs-melena(đã truy cập 06 22, 2021).
  4. H Kenneth Walker, W Dallas Hall & J Willis Hurst. “Hematemesis, Melena, and Hematochezia.” Chương 85 trong Clinical Methods: The History, Physical, and Laboratory Examinations, của W Dallas Hall & J Willis Hurst H Kenneth Walker. Boston: Butterworth, 1990.
  5. Stephanie Watson. Why Is Your Poop Black and Tarry? 14 05 2021. https://www.webmd.com/digestive-disorders/black-tarry-stool-reasons (Truy cập 18/05/2023)
  6. Hope Cristol. Stool Colors. 25 08 2022. https://www.webmd.com/digestive-disorders/what-do-different-poop-colors-mean(Truy cập 18/05/2023)
  7. Jon Johnson. What are gastritis and duodenitis? 28 08 2018. https://www.medicalnewstoday.com/articles/322889 (Truy cập 18/05/2023)
  8. Rose Kivi. Gastritis/Duodenitis. 24 07 2020. https://www.healthline.com/health/gastritis-duodenitis (Truy cập 18/05/2023)
  9. Mayo Clinic Staff. Peptic Ulcer. 11 06 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/peptic-ulcer/symptoms-causes/syc-20354223 (Truy cập 18/05/2023)
  10. Cleveland Clinic Medical Professional. Duodenal Cancer. 14/04/2022. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22735-duodenal-cancer (Truy cập 18/05/2023)
  11. NHS. Diverticular disease and diverticulitis. 29 09 2020. https://www.nhs.uk/conditions/diverticular-disease-and-diverticulitis/ (Truy cập 18/05/2023)
  12. Scott Frothingham. Gastrointestinal Infection: Symptoms, Causes, and Treatment. 15 03 2023 https://www.healthline.com/health/gastrointestinal-infection (Truy cập 18/05/2023)
  13. Mayo Clinic Staff. Inflammatory bowel disease (IBD). 03 09 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/inflammatory-bowel-disease/symptoms-causes/syc-20353315 (Truy cập 18/05/2023)

TIN SỨC KHỎE

Tổng hợp tin sức khỏe tiêu hóa, cẩm nang sức khỏe tiêu hóa. Nếu nội dung Quý khách quan tâm chưa có, Quý khách có thể liên hệ để đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn.

Đặt Lịch Khám Endo Clinic

Endo Clinic

Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H)
VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H)

0939 01 01 01

ĐẶT LỊCH NỘI SOI TIÊU HÓA

Đặt lịch nội soi hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

    Có Bảo Hiểm Y Tế

    ĐẶT LỊCH KHÁM TIÊU HÓA

    Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

      Có Bảo Hiểm Y Tế

      Đặt Lịch Khám Endo Clinic

      Endo Clinic

      Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

      THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H)
      VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H)

      0939 01 01 01