Ho
Ho có thể từng hiện diện ở tất cả mọi người và là một cơ chế bảo vệ bẩm sinh giúp loại bỏ nhày nhớt, độc chất hay chất viêm nhiễm khỏi thanh quản, khí quản và phế quản lớn.
1. TỔNG QUAN VỀ HO
- Ho có thể từng hiện diện ở tất cả mọi người và là một cơ chế bảo vệ bẩm sinh giúp loại bỏ nhày nhớt, độc chất hay chất viêm nhiễm khỏi thanh quản, khí quản và phế quản lớn.
- Bên cạnh đó, ho còn là dấu hiệu của bệnh lý bên trong hay bên ngoài đường thở và phổi, là một chỉ điểm hữu ích cho bác sĩ và bệnh nhân trong quá trình tìm kiếm chẩn đoán bệnh.
- Bên cạnh đó, ho còn là dấu hiệu của bệnh lý bên trong hay bên ngoài đường thở và phổi, là một chỉ điểm hữu ích cho bác sĩ và bệnh nhân trong quá trình tìm kiếm chẩn đoán bệnh.
- Một phản xạ ho không chủ ý có 3 loại kích thích thường gặp: cơ học, phản ứng viêm và tâm lý.
- Đa số trường hợp ho do một bệnh lý thực thể, tuy nhiên một số trường hợp do yếu tố tâm lý.
2. TIẾP CẬN BỆNH NHÂN HO NHƯ THẾ NÀO?
Xem xét đầu tiên khi tiếp cận bệnh nhân ho là:
- Xác định mức độ ho, ho có quá mức không?
- Đánh giá nguyên nhân có thể gây ho.
- Lên kế hoạch chẩn đoán và điều trị ho.
- Để giải quyết các vấn đề này, việc khai thác bệnh sử và thăm khám lâm sàng có thể cung cấp những thông tin hữu ích.
Xem xét đầu tiên khi tiếp cận bệnh nhân ho là:
- Ho này là cấp, bán cấp hay ho mãn: ho cấp < 3 tuần, ho bán cấp từ 3-8 tuần, ho mãn > 8 tuần. Tương ứng với thời gian ho sẽ có những nguyên nhân thường gặp nhất định.
- Hoàn cảnh khởi phát ho: ho nổi bật về đêm có thể gặp trong bệnh lý hen hay suy tim, ho sau bữa ăn có thể liên quan bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, ho khi tiếp xúc với yếu tố kích thích, dị nguyên gợi ý tình trạng tăng nhạy cảm đường thở.
- Yếu tố làm tăng giảm ho: hít sâu, cười, hít không khí lạnh, nói liên tục có thể làm khởi phát ho nhiều, ho giảm với sử dụng thuốc dãn phế quản,…
- Triệu chứng kèm theo: triệu chứng kèm theo liên quan về mặt nguyên nhân gây ho như sốt, đau họng chảy mũi, đau ngực kiểu màng phổi, khò khè, khó thở, ợ hơi, ợ chua…
- Ho khan, ho có đàm hay ho ra máu:
-
- Ho có đàm: đàm là chất tiết đường hô hấp dưới. Ho có đàm gợi ý nguyên nhân có thể liên quan bệnh lý đường hô hấp dưới bao gồm phế quản hay nhu mô phổi. Ho khạc đàm thường hướng đến bệnh lý viêm phổi, viêm phế quản, dãn phế quản hay những bệnh lý gây xuất tiết phế quản (ung thư phế quản, sỏi phế quản, dị vật phế quản…) nhưng đặc điểm này cũng có giới hạn vì có những nguyên nhân tương đồng giữa ho khan và ho đàm. Lượng đàm và màu sắc đàm cũng cần khai thác để theo dõi diễn tiến bệnh.
- Ho đàm mủ gợi ý bệnh lý nhiễm trùng.
- Ho ra máu thường gây ra lo lắng khiến hầu hết bệnh nhân nhanh chóng tìm đến sự chăm sóc y tế.
- Ho khan có thể do nguyên nhân tại hoặc ngoài đường hô hấp.
Khai thác tính chất ho cần lưu ý những đặc điểm sau:
Hô hấp
- Tràn khí màng phổi, trung thất, màng bụng
- Tràn khí dưới da
- Tổn thương thanh quản
Tim mạch
- Rối loạn nhịp tim
- Mất ý thức
- Xuất huyết kết mạc
Thần kinh trung ương
- Ngất, đau đầu
- Thuyên tắc khí não
Cơ xương
- Đau cơ gian sườn
- Tổn thương cơ thẳng bụng với tăng CPK
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Tiêu hóa
- Thoát vị thực quản
Khác
- Tiểu không tự chủ
- Chấm xuất huyết, ban xuất huyết
- Ảnh hưởng vết mổ
- Ảnh hưởng về mặt xã hội
3. NGUYÊN NHÂN CỦA HO
THƯỜNG GẶP
Cấp: cảm lạnh, viêm mũi (dị ứng, kích thích, vận mạch), viêm xoang cấp…
Bán cấp: ho sau viêm, nhiễm trùng
Mạn:
– Hội chứng ho hô hấp trên (UACS)
– Lao
– Hen suyễn
– Thuốc ức chế men chuyển
– Viêm phế quản tăng eosinophil không phải hen (NAEB)
– Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
– Đợt cấp viêm phế quản mạn (AECB)
ÍT GẶP HƠN
Cấp: đợt cấp bệnh đường thở (hen, dãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính).
Bán cấp:
- Viêm mũi vi trùng bán cấp
- Hen
Mạn:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Di vật đường thở
- Dãn phế quản
- Ung thư phổi
KHÔNG THƯỜNG GẶP
Bán cấp: Ho gà
Cấp: đe dọa tính mạng trong viêm phổi, bệnh tim mạch, thuyên tắc phổi.
Mạn:
- Suy tim sung huyết
- Hít sặc mãn tính
- U trung thất
- Tuyến giáp chèn đường thở
- Bệnh phổi mô kẽ
- Sáp tai
- Ho tâm lý
4. CẬN LÂM SÀNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN HO
- X quang ngực thẳng
- X quang xoang Blondeau – Hirtz
- Chức năng hô hấp với test dãn phế quản
- Xét nghiệm đàm tìm vi trùng lao, cấy đàm hay PCR phết mũi hầu tìm Bordetella pertussis.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) ngực – xoang
- Nội soi phế quản
- Theo dõi pH thực quản trong chẩn đoán trào ngược dạ dày – thực quản.
KẾT LUẬN
- Ho là triệu chứng rất thường gặp trong thực hành lâm sàng, đặc biệt là triệu chứng khiến bệnh nhân thường đến khám tại các phòng khám.
- Việc tiếp cận chẩn đoán bệnh nhân ho quan trọng là xác định nguyên nhân ho. Những thông tin lâm sàng từ việc hỏi bệnh và thăm khám sẽ là những đầu mối quan trọng hướng dẫn chỉ định xét nghiệm cũng như chẩn đoán bệnh hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Triệu chứng học nội khoa, Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP.HCM (2012). Nhà xuất bản Y học.
- Harrison’s Principles of Internal Medicine, ấn bản lần thứ 19 (2016). Nhà xuất bản McGraw Hill.
- Murray and Nadel’s Textbook of Respiratory Medicine, 6th ed (2016) chap 30. Cough
- Fishman’s pulmonary disease 4th ed, chap 27. Cough (2008)
- Francesco De Blasio1 , Johann C Virchow. Cough management: a practical approach. Cough 2011, 7:7
- Ronald C Silvestri, Steven E Weinberger. Evaluation of subacute and chronic cough. In Uptodate (2017).
TIN SỨC KHỎE
Tổng hợp tin sức khỏe tiêu hóa, cẩm nang sức khỏe tiêu hóa. Nếu nội dung Quý khách quan tâm chưa có, Quý khách có thể liên hệ để đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn.
ĐỐI TÁC
ĐẶT LỊCH KHÁM TIÊU HÓA
Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng
Endo Clinic
Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư
THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H)
VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H)