NẤC CỤT
Nấc cụt là triệu chứng khá phổ biến mà hầu hết mọi người thỉnh thoảng đều mắc phải sau khi ăn, uống nước có gas hoặc phấn khích quá mức. Nguyên nhân bị nấc cụt ở người lớn thường do ăn uống, sinh hoạt không điều độ, căng thẳng thần kinh hay uống rượu bia nhiều. Tuy nhiên, triệu chứng nấc cụt kéo dài liên tục, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống có thể là dấu hiệu của các bệnh lý cần được thăm khám và điều trị. Cách trị nấc cụt sẽ tập trung vào mức độ, bệnh lý liên quan.
Theo thống kê của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ năm 2021, nấc cụt xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi. Các báo cáo tại Mỹ cho thấy, mỗi năm có khoảng 4.000 trường hợp bị nấc cụt. Triệu chứng nấc cụt xuất hiện phổ biến hơn ở nam giới lớn tuổi và tỷ lệ mắc bệnh nấc cụt mạn tính tăng cao ở những người mắc các bệnh lý rối loạn thực thể như bệnh Parkinson, ung thư giai đoạn muộn (khoảng 4 – 9%) và trào ngược dạ dày – thực quản (8 – 10%).
TỔNG QUAN VỀ TRIỆU CHỨNG NẤC CỤT
Nấc cụt tên tiếng Anh là hiccup là một hiện tượng mà hầu hết mọi người đều trải qua vào một thời điểm nào đó trong đời. Thuật ngữ y học là singultus, bắt nguồn từ tiếng Latinh “singult”. Thông thường, những cơn nấc này chỉ thoáng qua và hết trong vòng 48 giờ.
Nấc cụt là gì?
NGUYÊN NHÂN GÂY TRIỆU CHỨNG NẤC CỤTNấc hay nấc cụt là một hiện tượng sinh lý bình thường, về mặt cơ học được gọi là rung cơ hoành đồng bộ hoặc rung cơ hoành (SDF). Nấc cụt được hình thành do sự co thắt liên tục, không kiểm soát của cơ hoành, sau đó là sự đóng nhanh và đột ngột của thanh môn gây ra âm thanh “hic” đặc trưng.
Nấc cụt có thể xảy ra riêng lẻ hoặc thành từng cơn, nhịp nhàng, nghĩa là khoảng thời gian giữa mỗi lần nấc là tương đối không đổi.
Hầu hết mọi người thỉnh thoảng sẽ bị nấc cụt và tự hết trong vòng vài phút mà không cần điều trị. Hiếm khi, nấc cụt cũng có thể kéo dài hàng tháng dẫn đến sụt cân và kiệt sức cho người mắc phải.
Khởi phát triệu chứng nấc cụt
Không có dấu hiệu nào để lường trước được những cơn nấc cụt. Với mỗi đợt co thắt, thường có sự thắt chặt nhẹ ở ngực hoặc cổ họng trước khi tiếng nấc cụt được phát ra.
Phần lớn tình trạng nấc cụt bắt đầu và kết thúc đột ngột, không có một nguyên nhân rõ ràng nào.
Phân loại triệu chứng nấc cụt
Dựa theo thời gian triệu chứng nấc cụt liên tục hay kéo dài được chia thành 2 loại bao gồm nấc cụt cấp tính và nấc cụt mạn tính.
Nấc cụt cấp tính sẽ tự biến mất chỉ sau vài phút, dưới 48 giờ. Nguyên nhân gây nấc cụt cấp tính thường do yếu tố lối sống như thói quen ăn đồ cay nóng, uống nước có ga, thay đổi cảm xúc đột ngột,…
Nấc cụt mạn tính là tình trạng bị nấc cụt liên tục, kéo dài dai dẳng, nhiều giờ, nhiều ngày, có liên quan đến các chấn thương hay kích thích lên các dây thần kinh điều khiển sự vận động của cơ hoành như viêm phổi, các bệnh lý về phổi, rối loạn hệ thần kinh trung ương, bệnh lý tiêu hóa,… Người bị nấc cụt thường xuyên hay đi kèm với các triệu chứng khác như sụt cân, suy nhược, rối loạn nhịp tim và trào ngược axit dạ dày.
Nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ được xem là nấc cụt dai dẳng. Nấc cụt kéo dài hơn hai tháng được xem là nấc cụt khó chữa. Khi đó người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác gây triệu chứng nấc cụt, từ đó sẽ đưa ra cách trị nấc cụt hiệu quả.
Tại sao bị nấc cụt?
Triệu chứng nấc cụt liên quan đến hoạt động của cơ hoành và thanh môn. Trong đó:
- Thanh môn là phần giữa của thanh quản, nơi chứa các dây thanh âm, đóng lại để ngăn dòng khí đến phổi.
- Cơ hoành là một cơ ngay dưới phổi, ngăn giữa ngực và bụng, chúng ta hít thở được chính là nhờ sự di động lên xuống của cơ hoành.
Sự thay đổi co giãn của cơ hoành làm thay đổi thể tích của lồng ngực hình thành hoạt động hít vào và thở ra. Trong quá trình thực hiện hoạt động hô hấp này, nếu vì một nguyên nhân nào đó kích thích cơ hoành đột ngột, khiến nó co thắt một cách không tự chủ và tống không khí ra ngoài buồng phổi. Luồng không khí này làm cho nắp thanh quản đóng lại, tạo ra tiếng nấc cục. Kèm theo tiếng nấc, có thể có hiện tượng run rẩy hoặc co giật nhẹ ở đầu và hai vai.
NGUYÊN NHÂN GÂY NẤC CỤT LÀ GÌ?
Nguyên nhân gây nấc cụt thường không rõ ràng và hiếm khi có rối loạn nghiêm trọng. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện triệu chứng nấc cụt như thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, nguyên nhân do tâm lý hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, nấc cụt nhiều, dai dẳng và khó chữa có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân nấc cụt đến từ thói quen ăn uống, sinh hoạt
Nấc cụt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như do cảm xúc hay tình trạng thể chất. Khi ấy, tình trạng kích thích xảy ra trên dây thần kinh kết nối não với cơ hoành gây nấc. Một số nguyên nhân phổ biến gây nấc cụt trong thời gian ngắn dưới 48 giờ bao gồm:
- Uống đồ uống có ga hoặc đồ uống có cồn.
- Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh gây giãn dạ dày có thể dẫn đến nấc cụt.
- Cảm thấy hồi hộp hay phấn khích quá mức.
- Căng thẳng đặc biệt nếu kèm theo thở mạnh hoặc cười nhiều có thể kích hoạt phản xạ nấc.
- Thay đổi nhiệt độ không khí đột ngột.
- Nuốt khí khi nhai kẹo cao su.
Nguyên nhân bị nấc cụt kéo dài là gì?
Nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ có thể do nhiều nguyên nhân từ các bệnh lý khác nhau gây ra, bao gồm kích ứng dây thần kinh, rối loạn hệ thần kinh trung ương, tác dụng phụ của một số loại thuốc,…
Tổn thương hoặc kích ứng dây thần kinh
Một vài trường hợp đặc biệt, nguyên nhân gây nấc cụt mạn tính là do các dây thần kinh nối với cơ hoành bị tổn thương. Các yếu tố có thể gây tổn thương hoặc kích thích các dây thần kinh phế vị kiểm soát chuyển động của cơ hoành, bao gồm:
- Rối loạn tai – mũi – họng như đau họng, viêm thanh quản, dị vật kích ứng màng nhĩ như tóc.
- Khối u, u nang hoặc bướu cổ (phì đại tuyến giáp).
- Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): là tình trạng dịch axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng. Axit dạ dày có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản gây viêm dẫn đến nấc cụt và các triệu chứng khác như ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn,… Theo thống kê của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, tỷ lệ xuất hiện triệu chứng nấc cụt ở người bệnh GERD là 10%. Đây là bệnh lý tiêu hóa phổ biến gây ra tình trạng nấc cụt.
- Rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tắc ruột, chướng bụng, ung thư thực quản, viêm thực quản (do nhiễm trùng hoặc ăn mòn), bệnh loét dạ dày – tá tràng, phình dạ dày,… cũng có thể gây ra triệu chứng nấc cụt.
Rối loạn hệ thần kinh trung ương
Nguyên nhân bị nấc cụt nhiều lần trong ngày hay nhiều ngày, kéo dài có thể liên quan đến rối loạn hệ thống thần kinh trung ương bao gồm não (viêm não hoặc viêm màng não) và tủy sống. Phát triển khối u, nhiễm trùng hoặc tổn thương hệ thần kinh trung ương có thể dẫn đến sự mất kiểm soát bình thường của cơ thể gây nấc cụt. Các tổn thương thần kinh trung ương gây nấc cụt mạn tính có thể bao gồm:
- Viêm não, viêm màng não.
- Đa xơ cứng là bệnh mạn tính gây thoái hóa dây thần kinh.
- Đột quỵ.
- Chấn thương sọ não hoặc chấn thương đầu.
- Khối u não.
- Não úng thủy.
- Giang mai thần kinh là một biến chứng của giang mai nếu bệnh không được điều trị. Đây là tình trạng nhiễm trùng ở hệ thần kinh, đặc biệt là não và tủy sống có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Rối loạn chuyển hóa và tác dụng phụ của thuốc
Tình trạng nấc cụt cũng có thể do các rối loạn chuyển hóa hoặc do thuốc, bao gồm:
- Nghiện rượu, hút thuốc lá thường xuyên.
- Phản ứng gây mê sau phẫu thuật.
- Một số loại thuốc bao gồm barbiturat, steroid và thuốc an thần có thể gây nấc cụt mạn tính.
- Bệnh tiểu đường.
- Mất cân bằng điện giải.
- Các bệnh lý về gan và thận như suy thận, di căn gan, viêm gan, viêm tụy,…
- Điều trị ung thư và hóa trị.
- Bệnh dị dạng động tĩnh mạch là tình trạng nối thông bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch, thường do bẩm sinh.
- Bệnh Parkinson.
Một số nguyên nhân nấc cụt ít phổ biến
Một số thủ thuật y tế được sử dụng để điều trị hoặc chẩn đoán bệnh lý có thể khiến người bệnh bị nấc cụt kéo dài như:
- Thông tim là một kỹ thuật dùng ống thông, đi theo đường mạch máu lớn vào trong tim.
- Đặt stent thực quản để hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở thực quản.
- Mở khí quản là thủ thuật mở da, cơ cổ để đưa dụng cụ (Canuyn) vào khí quản, tạo đường thông cho khí đi vào phổi mà không qua đường mũi họng để duy trì hô hấp.
- Nội soi phế quản được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý về phổi.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến triệu chứng nấc cụt như:
- Rối loạn tim mạch: phình động mạch chủ (lồng ngực hoặc bụng), nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm động mạch thái dương.
- Rối loạn truyền nhiễm: nhiễm vi khuẩn Hp, herpes simplex, herpes zoster, cúm, sốt rét, bệnh lao.
- Rối loạn lồng ngực: hen suyễn, viêm phế quản, khối u hoành hoặc thoát vị, phù thũng, bệnh hạch, viêm trung thất, viêm màng phổi, viêm phổi, thuyên tắc phổi.
- Mang thai.
Yếu tố làm tăng nguy cơ bị nấc cụt
Nấc cụt có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thậm chí có thể xảy ra khi thai nhi vẫn còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị nấc cụt nhiều bao gồm:
- Nam giới có nguy cơ bị nấc cụt cao hơn nữ giới.
- Rối loạn tâm lý hoặc cảm xúc như lo lắng, căng thẳng và phấn khích có thể gây nấc cụt cấp tính và mạn tính.
- Đã từng phẫu thuật vùng bụng.
- Một số người sẽ bị nấc cụt sau khi gây mê toàn thân trong phẫu thuật.
SINH LÝ TRIỆU CHỨNG NẤC CỤT
Triệu chứng nấc cụt thường được cho là một phản xạ phức tạp liên quan đến 3 bộ phận chính. Bất cứ điều kiện nào tác động lên một trong những bộ phận này đều sẽ có khả năng gây ra nấc cụt. 3 bộ phận này bao gồm:
- Chi hướng tâm gồm có dây thần kinh phế quản, dây thần kinh phế vị và dây thần kinh giao cảm ngoại biên cung cấp cho các phủ tạng.
- Bộ phận xử lý trung tâm có khả năng liên quan đến sự tương tác giữa cấu trúc não giữa và thân não, chẳng hạn như tủy não và sự hình thành hệ thống thần kinh, các thụ thể hóa học ở nhân thần kinh xám quanh sản, hầu họng và phế quản, vùng dưới đồi, thùy thái dương và tủy sống trên dây C3 – Chất dẫn truyền xung thần kinh trung ương liên quan đến các phản xạ này bao gồm dopamine, gamma-aminobutyric acid (GABA) và serotonin.
- Phần phản xạ xuất hiện bao gồm dây thần kinh phrenic dẫn truyền đến cơ hoành và dây thần kinh phụ dẫn truyền đến cơ liên sườn.
Triệu chứng nấc cụt thường lặp lại với chu kỳ từ 4 đến 60 lần mỗi phút, phụ thuộc vào tình trạng của mỗi cá nhân. Co thắt cơ hoành thường xảy ra ở bên trái nhiều hơn bên phải. Sau khi cơ hoành bị co thắt, phản xạ nấc cụt sẽ xảy ra bằng cách kích hoạt dây thần kinh thanh quản tái phát đóng thanh môn.
Nấc cụt kéo dài hoặc có thể trở thành mạn tính là do hoạt động quá mức của nhân đơn trong hành tủy, gây ra hiện tượng rung giật cơ hoành.
KHI NÀO TRIỆU CHỨNG NẤC CỤT GÂY NGUY HIỂM?
Phần lớn các trường hợp nấc cụt sẽ tự khỏi trong một thời gian ngắn và hiếm khi phải cấp cứu y tế. Tuy nhiên, nếu hiện tượng nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ hoặc chúng ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, lối sống, sinh hoạt hằng ngày thì Cô Bác, Anh Chị nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra cách điều trị nấc cụt phù hợp.
Đối với các trường hợp nấc cụt đi kèm với đau bụng, sốt cao, khó thở, buồn nôn, nôn ói, ho ra máu hoặc tắc nghẽn thì Cô Bác, Anh Chị nên đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, nếu triệu chứng nấc cụt kèm theo các dấu hiệu cảnh báo liên quan thần kinh như: nhức đầu, suy nhược, tê và mất thăng bằng,… Cô Bác cũng cần đi khám ngay.
PHƯƠNG TIỆN CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG NẤC CỤT
Thăm khám và chẩn đoán triệu chứng nấc cụt phụ thuộc vào thời gian triệu chứng kéo dài. Nấc cụt cấp tính có thể kéo dài dưới 48 giờ, thường là tình trạng lành tính và có thể tự hết, không cần phải cố gắng điều trị. Đối với tình trạng mạn tính, Cô Bác, Anh Chị nên cần được thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát để kiểm tra các phản xạ thần kinh như khả năng cân bằng và phối hợp, sức mạnh cơ bắp, trương lực cơ, thị giác và xúc giác. Nếu bác sĩ nghi ngờ một bệnh lý tiềm ẩn gây ra triệu chứng nấc cụt, Cô Bác, Anh Chị có thể được chỉ định thực hiện một hoặc nhiều cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Bác sĩ sẽ hỏi Cô Bác, Anh Chị một số câu hỏi có liên quan đến triệu chứng nấc cụt, tiền sử bệnh cá nhân và gia đình như:
Cô Bác đã bị nấc cụt bao lâu rồi? Tần suất và thời gian triệu chứng xuất hiện khi nào? Các cơn nấc có xuất hiện thường xuyên không?
Cô Bác có tiền sử mắc bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nào không? Ví dụ như trào ngược dạ dày – thực quản, khó nuốt, viêm loét.
Các loại thuốc Cô Bác đang sử dụng là gì bao gồm cả thuốc đặc trị, thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung?
Thành viên trong gia đình có ai mắc bệnh ung thư, đột quỵ hoặc xuất hiện khối u không?
Ngoài nấc cụt, Cô Bác có xuất hiện thêm triệu chứng nào khác không? Ví dụ như ho, sốt, đau ngực hoặc các triệu chứng thần kinh.
Cận lâm sàng chẩn đoán
Nấc cụt mạn tính có thể do các bệnh lý tiềm ẩn hoặc tổn thương thần kinh gây ra, vì vậy người bệnh có thể phải thực hiện một hoặc nhiều cận lâm sàng như xét nghiệm, nội soi tiêu hóa hoặc chẩn đoán hình ảnh.
Xét nghiệm
Các xét nghiệm sau đây sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra chứng nấc cụt dai dẳng hoặc khó chữa như:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, sự nhiễm trùng và bệnh thận.
- Xét nghiệm chức năng gan.
- Đo nồng độ pH thực quản có thể xác định nguyên nhân gây nấc cụt đến từ bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD).
- Một số xét nghiệm khác để bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe như xét nghiệm điện giải trong huyết thanh, canxi, nito urea máu (BUN), creatinine, lipase, xét nghiệm chỉ số acid uric…
Nội soi ống tiêu hóa
- Nội soi ống tiêu hóa trên bao gồm nội soi thực quản và nội soi dạ dày để kiểm tra các vấn đề bất thường trong ống tiêu hóa trên như ung thư thực quản.
- Nội soi phế quản cũng có thể được sử dụng nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh liên quan đến phổi hoặc khí quản.
Trong một số trường hợp, nếu phát hiện các tổn thương nghiêm trọng hoặc có nghi ngờ, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết và làm giải phẫu bệnh để chẩn đoán chính xác và loại trừ các khả năng có nguy cơ gây ung thư.
endoclinic.vn là phòng khám nội soi dạ dày tại TPHCM tiên phong trong việc khám và chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa. Đặt lịch hẹn ngay với phòng khám noisoitieuhoa.com nếu có bất kỳ triệu chứng tiêu hóa nào đi kèm triệu chứng nấc cụt.
Chẩn đoán hình ảnh
Các chẩn đoán hình ảnh có thể phát hiện ra các bất thường về giải phẫu có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị và cơ hoành. Các xét nghiệm hình ảnh bao gồm:
- X-quang ngực, phổi có thể xác định một số bệnh lý như viêm phổi, phù thũng, thoát vị hoành, bệnh hạch hoặc bệnh động mạch chủ.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) lòng ngực hoặc bụng có thể xác định được ung thư, chứng phình động mạch, áp xe hoặc thoát vị.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI).
- Siêu âm tim để đánh giá chức năng tim.
Nấc cụt là triệu chứng thường gặp và có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, khi nấc cụt kéo dài và kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác, Cô Chú, Anh Chị nên đi khám bác sĩ ngay.
Quy trình thăm khám các bệnh lý tiêu hóa tại trung tâm endoclinic.vn chính thức áp dụng khám bảo hiểm y tế (BHYT) từ ngày 01/06/2023. Điều này làm giảm gánh nặng chi phí khám bệnh tại endoclinic.vn, giúp Cô Chú, Anh Chị yên tâm thăm khám. Cô Chú, Anh Chị có thể xem thêm thông tin về quy trình khám BHYT ở endoclinic.vn tại: KHÁM BẢO HIỂM Y TẾ.
BIẾN CHỨNG CỦA TRIỆU CHỨNG NẤC CỤT MẠN TÍNH
Triệu chứng nấc cụt nhiều lần trong ngày, kéo dài có thể gây khó chịu thậm chí có hại cho sức khỏe của Cô Bác, Anh Chị. Nếu không được điều trị sớm, nấc cụt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ và chế độ ăn uống của Cô Bác, Anh Chị. Một số biến chứng do nấc cụt mạn tính bao gồm:
- Mất ngủ: nấc cụt liên tục, thường xuyên cũng khiến Cô Bác, Anh Chị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, thức giấc giữa đêm, lâu ngày có thể dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ.
- Kiệt sức, mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí trầm cảm.
- Chán ăn, khó ăn, khó nuốt, suy dinh dưỡng.
- Giảm cân, mất nước và mất cân bằng điện giải.
- Biến chứng hậu phẫu: đối với các trường hợp phẫu thuật điều trị bệnh lý thực quản và dạ dày, nấc cụt có thể khiến vết thương khó lành, đôi khi có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc chảy máu sau phẫu thuật.
Một số biến chứng khác có thể xảy ra như rối loạn nhịp tim và trào ngược dạ dày – thực quản (GERD).
CÁCH ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG NẤC CỤT
Cách trị nấc cụt sẽ tập trung vào mức độ hoặc các bệnh lý liên quan để loại bỏ các triệu chứng. Các phương pháp chữa nấc cụt có thể được xem xét nếu Cô Bác, Anh Chị bị nấc cụt trên hai ngày như điều trị khắc phục tại nhà, sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật.
Cách trị nấc cụt và các biện pháp khắc phục tại nhà
Một số cách chữa hết nấc cụt sau đây có thể sẽ giúp Cô Bác, Anh Chị giảm bớt cơn nấc cụt như:
- Uống nhanh một hơi đầy nước, nhưng nuốt từng ngụm nhỏ liên tục.
- Tránh ăn quá no, Cô Bác, Anh Chị nên ăn nhiều bữa nhỏ.
- Thở vào túi giấy.
- Nín thở, điều hòa nhịp thở.
- Tránh các loại nước có gas, thực phẩm sinh ra khí.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá.
- Thực hiện liệu pháp Valsalva (thủ thuật Valsalva có nghĩa là cố gắng đẩy hơi thở ra trong khi giữ cổ họng và thanh quản đóng lại. Cách thực hiện là hít vào một hơi thật sâu, sau đó giữ hơi lại trong khi các cơ cố gắng như đẩy hơi ra ngoài. Cách trị nấc cụt này giống như rặn khi sinh con hay khi đi vệ sinh).
- Phương pháp Supra Maximal Inspiration là một kỹ thuật dễ dàng thực hiện. Đầu tiên, người bệnh cần thở ra hoàn toàn, sau đó hít sâu vào và giữ hơi trong phổi khoảng 10 giây, sau đó không thở ra và tiếp tục hít vào thêm 2 lần, mỗi lần giữ trong 5 giây.
Lưu ý: Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp khắc phục tại nhà nào được chứng minh có thể chữa trị hoàn toàn cơn nấc cụt.
Sử dụng thuốc điều trị nấc cụt
Nếu nấc cụt mạn tính không có nguyên nhân rõ ràng, bác sĩ có thể sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc trị nấc cụt kéo dài như:
- Chlorpromazine và Haloperidol (thuốc chống loạn thần).
- Baclofen (thuốc giãn cơ).
- Metoclopramide (một loại thuốc gây buồn nôn).
- Benzodiazepines (một loại thuốc an thần).
- Benadryl hoặc Famotidine (thuốc kháng histamine).
- Nifedipine (thuốc hạ huyết áp).
- Gabapentin (thuốc chống co giật).
- Omeprazole (thuốc PPI).
Đối với các trường hợp nấc cụt mạn tính do bệnh GERD gây ra, điều trị bằng các loại thuốc kháng axit, thuốc kháng histamin hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI) luôn là liệu pháp được ưu tiên.
Liệu pháp dược lý nhằm cung cấp dẫn truyền thần kinh, có thể được chia thành các phương pháp điều trị trung tâm và ngoại vi hoặc có thể tác động lên cả hai.
- Các chất dẫn truyền thần kinh tham gia vào quá trình xử lý trung tâm bao gồm GABA, dopamine và serotonin.
- Về mặt ngoại vi, các chất dẫn truyền thần kinh như acetylcholine, histamine, epinephrine và norepinephrine.
Lưu ý: Cô Bác, Anh Chị hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp hoặc thuốc trị nấc cụt nào ở người lớn và trẻ em.
Phẫu thuật chữa nấc cụt và các phương pháp khác
Phẫu thuật chữa triệu chứng nấc cụt thường rất hiếm khi được thực hiện. Người bệnh sẽ được cấy ghép một thiết bị truyền điện kích thích nhẹ đến dây thần kinh phế vị, gọi là máy tạo nhịp tim cơ hoành, giúp kích thích cơ hoành và điều hòa nhịp thở. Đây là phương pháp phổ biến trong điều trị chứng động kinh, nhưng nó cũng giúp kiểm soát những cơn nấc cụt mạn tính.
Nếu các phương pháp điều trị ít xâm lấn khác không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên tiêm thuốc gây tê để chặn dây thần kinh phrenic giúp ngăn các cơn nấc cụt.
CÂU HỎI TỔNG HỢP
Nấc cụt hay nấc (tên tiếng Anh: hiccup) về mặt cơ học được gọi là rung cơ hoành đồng bộ hoặc rung cơ hoành (SDF), được hình thành do sự co thắt liên tục, không kiểm soát của cơ hoành, sau đó là sự đóng nhanh và đột ngột của thanh môn gây ra âm thanh “hic” đặc trưng.
Nguyên nhân gây nấc cụt thường không rõ ràng và hiếm khi có rối loạn nghiêm trọng. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện triệu chứng nấc cụt như thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, nguyên nhân do tâm lý hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, nấc cụt nhiều, dai dẳng và khó chữa có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Thăm khám và chẩn đoán triệu chứng nấc cụt phụ thuộc vào thời gian triệu chứng kéo dài. Nấc cụt cấp tính có thể kéo dài dưới 48 giờ, thường là tình trạng lành tính và có thể tự hết, không cần phải cố gắng điều trị. Đối với tình trạng mạn tính, Cô Bác, Anh Chị nên cần được thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây triệu chứng khô họng và mức độ tổn thương mà cơ thể sẽ xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng đi kèm khô cổ họng khác nhau. Thông thường, chứng khô họng sẽ có dấu hiệu gia tăng vào ban đêm, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Một số triệu chứng kèm theo khô họng phổ biến bao gồm khô cổ họng về đêm, tức ngực, khó thở, ho khan, viêm họng, sốt, mệt mỏi,…
Ngoài ra, triệu chứng nấc cụt có thể đi kèm với một số triệu chứng tiêu hóa khác, ví dụ như ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị,… Khi có các triệu chứng tiêu hóa đi kèm trên, cô chú, anh chị nên chủ động liên hệ với phòng khám nội soi dạ dày để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
- Burgess, Lana. How do you cure a dry throat? Biên tập bởi Stacy Sampson. 03 14 2018. https://www.medicalnewstoday.com/articles/321201 (đã truy cập 09 25, 2021).
- Healthgrades Editorial Staff. Dry Throat. Biên tập bởi William C. Lloyd III. 01 10 2021. https://www.healthgrades.com/right-care/ear-nose-and-throat/dry-throat (đã truy cập 09 25, 2021).
- Watson, Stephanie. What Causes Dry Throat, and How Is It Treated? Biên tập bởi Deborah Weatherspoon. 07 24 2020. https://www.healthline.com/health/dry-throat (đã truy cập 09 25, 2021).
TIN SỨC KHỎE
Tổng hợp tin sức khỏe tiêu hóa, cẩm nang sức khỏe tiêu hóa. Nếu nội dung Quý khách quan tâm chưa có, Quý khách có thể liên hệ để đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn.
ĐỐI TÁC
ĐẶT LỊCH KHÁM TIÊU HÓA
Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng
Endo Clinic
Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư
THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H)
VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H)