Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng nôn ra máu sau khi uống rượu. Nhưng dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì nôn ra máu sau khi uống rượu là một dấu hiệu bất thường, có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân gây uống rượu nôn ra máu là gì và giải pháp khắc phục như thế nào? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây.
Uống rượu nôn ra máu có sao không?
Không phải lúc nào nôn ra máu sau khi uống rượu cũng là tình trạng nguy cấp và cần được cấp cứu ngay. Dẫu vậy, việc nôn ra máu sau khi uống rượu cũng không phải là một tình trạng bình thường của cơ thể. Chính vì vậy, chúng ta không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng này.
Để có thể xác định được nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, có thể căn cứ vào lượng máu cũng như màu sắc của máu lúc nôn ra. Cụ thể như sau:
- Một vài vệt máu đỏ tươi trong chất nôn có thể do chảy máu mũi chảy ngược xuống cổ họng và xuống dạ dày.
- Những đốm đen trông giống như bã cà phê thường là máu khô đã ở trong dạ dày một thời gian.
- Nôn nhiều máu, bất kể màu gì, có thể là dấu hiệu của chảy máu trong đường tiêu hóa (GI)
.
Mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo thêm:
- Sau khi nôn nên làm gì?
- Nôn ra dịch vàng có sao không?
- Người bị nôn ra bọt trắng có nguy hiểm không?
Nguyên nhân uống rượu nôn ra máu
Uống rượu nhiều nôn ra máu có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày,… Dưới đây là 6 nguyên nhân gây nôn ra máu sau khi uống rượu mà Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý.
Cổ họng bị trầy, xước
Những vệt máu xuất hiện trong bãi nôn sau khi uống rượu có thể là dấu hiệu cho thấy sự kích ứng ở cổ họng. Cồn ở trong rượu có thể khiến cổ họng bị khô và dễ bị kích ứng. Khi nôn mửa sẽ gây nóng rát, kích thích cổ họng. Từ đó, có thể dẫn đến tình trạng cổ họng bị đau rát, xước hoặc chảy máu.
Chảy máu mũi
Chảy máu mũi cũng có thể là một nguyên nhân gây nôn ra máu sau khi uống rượu. Đang lúc uống rượu, Cô chú Anh chị có thể sẽ không để ý là đã nuốt phải máu do tình trạng chảy máu mũi gây ra. Máu mũi có thể chảy ngược xuống cổ họng và dạ dày. Và khi nôn, máu có thể bị lẫn vào chất nôn. Màu sắc của máu trong bãi nôn có thể khác nhau, nếu là máu tươi sẽ có màu đỏ và dạng vệt, còn màu cũ sẽ có màu sẫm hơn và tương tự như bã cà phê.
Loét dạ dày – tá tràng
Loét dạ dày – tá tràng là tình trạng loét ở niêm mạc dạ dày và tá tràng, có thể gây đau và chảy máu nếu bệnh tiến triển nặng, không điều trị sớm. Ngoài chảy máu, viêm loét dạ dày – tá tràng còn có những dấu hiệu khác như ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,…
Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng viêm ở niêm mạc dạ dày. Uống quá nhiều rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày, lâu dần gây chảy máu, nôn ra máu. Ngoài ra, người bị viêm dạ dày còn có thể gặp phải nhiều dấu hiệu khác như đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, cảm thấy no nhanh hơn bình thường,…
Giãn tĩnh mạch thực quản
Giãn tĩnh mạch thực quản là hiện tượng các mạch máu ở thực quản giãn ra do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Xơ gan do rượu là nguyên nhân phổ biến gây giãn tĩnh mạch thực quản. Uống nhiều rượu và nôn ói nhiều có thể làm các tĩnh mạch này vỡ ra gây các biểu hiện: nôn ra máu lượng lớn, tiêu phân đen, chóng mặt, mất ý thức…
Uống rượu bia nhiều nôn ra máu phải làm sao?
Trong vài trường hợp, nguyên nhân gây nôn ra máu sau khi uống rượu có thể được xác định ngay, chẳng hạn như do chảy máu mũi. Cho dù vậy, việc thăm khám bác sĩ cũng là điều cần thiết để giúp chẩn đoán nguyên nhân chính xác, phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường của cơ thể cũng như giúp Cô chú Anh chị an tâm hơn. Ngoài ra, Cô chú Anh chị cũng nên đặc biệt lưu ý nên liên hệ bác sĩ ngay nếu gặp phải tình trạng nôn quá nhiều máu hoặc gặp phải các triệu chứng kèm theo như chóng mặt, đau đớn, thở gấp, mất ý thức,…
Phòng ngừa tình trạng nôn ra máu do uống rượu bia
Trong quá trình điều trị hoặc sau khi điều trị thành công, để ngăn ngừa tình trạng nôn ra máu sau khi uống rượu tái phát, Cô Chú, Anh Chị nên kiêng hoặc hạn chế uống rượu bia. Cụ thể là chỉ nên uống tối đa 1 đơn vị chuẩn/ngày đối với nữ giới và 2 đơn vị chuẩn/ngày đối với nam giới (1 đơn vị chuẩn tương đương 10g cồn).
Một số cách phòng ngừa uống rượu nôn ra máu khác gồm:
- Ăn trước khi uống rượu bia để bảo vệ dạ dày khỏi bị kích ứng và làm chậm tốc độ rượu đi vào máu.
- Tránh dùng rượu chung với các loại thuốc.
- Uống nước xen kẽ khi uống rượu, bia.
- Nếu nhận thấy rượu làm dạ dày khó chịu, Cô Chú, Anh Chị có thể ăn thêm thức ăn nhạt để giảm cảm giác khó chịu.
Qua bài viết trên, có thể thấy uống rượu nôn ra máu có thể là một dấu hiệu bất thường, không nên chủ quan và nên được thăm khám sớm. Để ngăn ngừa tình trạng này, Cô Chú, Anh Chị nên hạn chế hoặc kiêng uống bia rượu, ăn uống và sống lành mạnh, đặc biệt là thăm khám sức khỏe tiêu hóa định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay, nội soi là một trong những phương pháp giúp xác định tình trạng sức khỏe tiêu hóa nhanh chóng và có độ chính xác cao. Qua đó, bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương, xác định được nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị thích hợp.
Endo Clinic là phòng khám chuyên sâu về nội soi và chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa được nhiều khách hàng tin chọn. Trong đó, phương pháp Nội Soi Tiêu Hóa Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) được Sở Y tế TP.HCM cấp phép đạt chuẩn, cam kết thời gian quan sát tối thiểu 7 phút, tăng tỷ lệ phát hiện tổn thương và hạn chế bỏ sót các tổn thương ở vị trí khuất tầm nhìn. Kết hợp cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, chỉ định đúng – đủ cận lâm sàng và hệ thống trang thiết bị hiện đại hỗ trợ chẩn đoán, đảm bảo hiệu quả chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác đến 90 – 95%.
> Đặt hẹn lịch khám với bác sĩ Endo Clinic ngay hôm nay để được tư vấn!
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu các triệu chứng khác:
Câu hỏi thường gặp
Uống rượu nôn ra máu có sao không?
Nôn ra máu sau khi uống rượu có thể là dấu hiệu cảnh báo một vài vấn đề sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản,… Khi bị nôn ra máu, tốt nhất là Cô Chú, Anh Chị nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và có cách điều trị phù hợp.
Vì sao nôn ra máu sau khi uống rượu?
Tình trạng uống rượu nôn ra máu có thể do các nguyên nhân như cổ họng bị trầy xước, chảy máu mũi hoặc mắc phải các bệnh lý tiêu hóa như loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản,…
Làm gì để phòng ngừa nôn ra máu khi uống rượu?
Để ngăn ngừa nôn ra máu khi uống rượu, Cô Chú, Anh Chị nên hạn chế hoặc kiêng uống rượu, ăn trước khi uống rượu, không dùng chung rượu với các loại thuốc, uống nước xen kẽ với rượu,…
Tài liệu tham khảo:
1. Adrienne Santos-Longhurst. Vomiting Blood After Drinking? Here’s What You Need to Know. 29 01 2020. https://www.healthline.com/health/throwing-up-blood-after-drinking (đã truy cập 18 08 2023).
2. Jon Johnson. Throwing up blood after drinking: Is it normal? 21 09 2020. https://www.medicalnewstoday.com/articles/throwing-up-blood-after-drinking (đã truy cập 18 08 2023).