Polyp trực tràng là một bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng có xu hướng tăng dần theo độ tuổi. Bệnh không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu mà còn có nguy cơ tiến triển thành ung thư trực tràng nếu không được điều trị kịp thời. Mời Cô Chú, Anh Chị cùng xem qua bài viết sau đây để có thêm thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị polyp trực tràng.
Polyp trực tràng là gì?
Polyp trực tràng là khối u hình thành bất thường trên lớp niêm mạc trực tràng (*). Các polyp có thể phát triển theo hai hình dạng là không cuống (phẳng) và có cuống. Trong đó, polyp không cuống phổ biến hơn trong sàng lọc ung thư đại trực tràng.
(*) Trực tràng là một đoạn nối giữa đại tràng và hậu môn, có vai trò lưu giữ thức ăn trong đường tiêu hóa trước khi đào thải. Khi chất thải thực phẩm đi từ đại tràng vào trực tràng, nó sẽ bị giữ ở đó cho đến khi các dây thần kinh kích hoạt cảm giác muốn đi ngoài.
Phân loại polyp trực tràng
Dựa vào mức độ nguy cơ tiến triển thành ung thư, polyp trực tràng được phân thành 2 loại, bao gồm:
- Polyp tuyến (còn gọi là u tuyến): Là loại polyp nguy hiểm vì có thể tiến triển thành ung thư biểu mô tuyến trực tràng. Kết quả thống kê cho thấy khoảng 5% trường hợp polyp tuyến tính phát triển thành ung thư. Đây cũng được xem là dấu hiệu tiền ung thư.
- Polyp tăng sản và polyp viêm: Là loại polyp lành tính, không phát triển thành ung thư. Dù vậy, trong quá trình nội soi đại – trực tràng, nếu bác sĩ phát hiện polyp thì sẽ tiến hành cắt bỏ polyp để ngăn chặn các biến chứng về sau.
Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây polyp trực tràng
Polyp có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong đại – trực tràng. Nguyên nhân gây polyp trực tràng vẫn chưa được xác định rõ. Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành khối polyp ở trực tràng bao gồm tuổi tác, tiền sử bệnh lý về trực tràng, thói quen hút thuốc lá,…
Sau đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành polyp trực tràng:
Trên 50 tuổi
Polyp trực tràng thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi. Tại Hoa Kỳ, có đến 30% người trên 50 tuổi mắc polyp trực tràng. Do đó, nhiều khuyến cáo cho rằng những người trên 50 tuổi và nên thực hiện tầm soát định kỳ polyp trực tràng.
Có tiền sử bệnh lý về trực tràng
Nguy cơ bị polyp trực tràng có thể gia tăng ở nhóm đối tượng có tiền sử bệnh lý về trực tràng như bệnh lý ruột mạn tính (IBD), bệnh Crohn, ung thư đại tràng,…
Bên cạnh đó, một kết quả của nhóm nghiên cứu từ Thuỵ Điển đưa ra nhận định rằng, khi so sánh với những người không có tiền sử gia đình mắc polyp trực tràng, thì những người có người thân (cha mẹ, anh chị em và con cái) từng mắc polyp đại – trực tràng thì có khả năng mắc bệnh lý này cao hơn, khoảng 40%.
Do đó, những ai có tiền sử gia đình mắc polyp trực tràng hoặc ung thư đại – trực tràng nên thực hiện tầm soát ung thư đại tràng định kỳ trước 50 tuổi.
Thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc lá đã được chứng minh là có liên quan với sự xuất hiện của polyp đại – trực tràng. Theo kết quả từ các nghiên cứu cho thấy người có thói quen hút 1 – 2 gói/ngày (tương đương khoảng 20 – 40 gói/năm) có nguy cơ mắc polyp tuyến đại – trực tràng cao hơn người không hút thuốc từ 2 -3 lần.
Béo phì
Thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý tiêu hóa và rối loạn tiêu hóa, trong đó có polyp đại – trực tràng và ung thư đại tràng. Cụ thể, người có chỉ số BMI lớn hơn 30 có tỷ lệ mắc polyp tuyến giai đoạn tiến triển cao gấp 2 lần, từ đó làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư đại tràng.
Giới tính
Cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc polyp trực tràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được tỷ lệ nam giới mắc polyp trực tràng cao hơn so với nữ giới. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc ung thư đại – trực tràng ở nam cũng được ghi nhận là cao hơn so với nữ.
Yếu tố di truyền
Một số yếu tố di truyền có khả năng làm tăng nguy cơ mắc polyp và ung thư trực tràng như:
- Bệnh đa polyp tuyến gia đình (Familial adenomatous polyposis – FAP): Đây là một rối loạn di truyền gen trội hiếm gặp, biểu hiện thông qua sự phát triển rất nhiều polyp trong trực tràng ở độ tuổi còn rất trẻ, có thể từ độ tuổi vị thành niên. Các polyp này đều có khả năng tiến triển ác tính và hình thành ung thư trực tràng nếu không được loại bỏ hoàn toàn. Độ tuổi trung bình hình thành ung thư trực tràng ở người mắc FAP là 39 tuổi.
- Hội chứng Gardner: Đây là một biến thể của bệnh lý di truyền FAP. Hội chứng Gardner là một bệnh lý di truyền trội trên nhiễm sắc thể, thường biểu hiện thông qua sự phát triển rất nhiều polyp tuyến trong niêm mạc trực tràng với tỷ lệ tiến triển thành ung thư cao.
- Hội chứng Lynch: Hội chứng Lynch là một dạng rối loạn di truyền làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều loại ung thư khác nhau, trong đó đặc biệt là ung thư đại – trực tràng. Người mắc hội chứng Lynch phát triển rất nhiều polyp trong niêm mạc trực tràng, làm tăng tỷ lệ hình thành ung thư.
- Bệnh polyp liên quan gen MYH (MAP): Bệnh đa polyp liên quan đến gen MYH (MAP) là một tình trạng di truyền hiếm gặp. Những người mắc bệnh có xu hướng phát triển nhiều polyp tuyến trực tràng, làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng nếu không được theo dõi chặt chẽ.
- Hội chứng Peutz-Jeghers: Hội chứng Peutz-Jeghers (PJS) là một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp, làm tăng nguy cơ xuất hiện nhiều loại polyp trong trực tràng. Người mắc PJS có nguy cơ cao mắc một số loại ung thư.
> Xem thêm: Tìm hiểu 5 bệnh lý đại tràng thường gặp
Một số yếu tố nguy cơ khác
Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ polyp trực tràng khác bắt nguồn từ việc lạm dụng rượu bia, có chế độ ăn uống không lành mạnh,…
Các yếu tố nguy cơ có thể hình thành khối u ở trực tràng như:
- Lạm dụng rượu bia: Thói quen sử dụng rượu bia quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc polyp trực tràng.
- Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh: Polyp trực tràng cũng có thể xảy ra nếu một người có chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, ít chất xơ.
- Người mắc bệnh đái tháo đường típ 2: Những người đang mắc đái tháo đường típ 2 có nhiều nguy cơ hình thành polyp đại – trực tràng, cũng như có thể dẫn tới loạn sản và ung thư đại – trực tràng cao hơn người bình thường.
Dấu hiệu và triệu chứng polyp trực tràng
Polyp trực tràng có thể loại bỏ hoàn toàn nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử trí.
Các triệu chứng polyp trực tràng
Hầu hết các polyp thường không gây ra triệu chứng. Nếu xuất hiện triệu chứng thì phổ biến nhất là tình trạng chảy máu trực tràng.
Các triệu chứng có thể gặp khi mắc polyp trực tràng là:
- Đau quặn bụng.
- Thay đổi thói quen đi tiêu
- Thay đổi trong tính chất phân
- Thiếu máu do thiếu sắt
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Hầu hết polyp trực tràng đều vô hại, nhưng sẽ có một số trường hợp dẫn đến biến chứng ung thư đại trực tràng nếu không được loại bỏ polyp ngay từ sớm. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan và hãy chủ động thăm khám khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường.
Một số dấu hiệu polyp trực tràng cần đến bác sĩ là:
- Đau bụng.
- Máu lẫn trong phân.
- Thay đổi thói quen đại tiện kéo dài hơn 1 tuần.
Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị từ 50 tuổi trở lên, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng thì nên khám tiêu hóa định kỳ, nhằm phát hiện sớm polyp để có hướng giải quyết phù hợp.
Cách chẩn đoán polyp trực tràng
Khám lâm sàng và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán polyp trực tràng và cân nhắc nhiều phương án điều trị phù hợp. Việc thực hiện nội soi tiêu hóa được xem là tiêu chuẩn “vàng” để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến ống tiêu hóa, bao gồm bệnh polyp đại – trực tràng, cho kết quả chuẩn xác, giảm tỷ lệ bỏ sót dấu hiệu bệnh.
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu và tiểu sử bệnh lý để đưa ra chẩn đoán ban đầu. Một vài câu hỏi mà bác sĩ có thể hỏi là:
- Cô Chú, Anh Chị mắc phải triệu chứng gì?
- Cô Chú, Anh Chị có từng mắc bệnh lý tiêu hoá nào không?
- Cô Chú, Anh Chị có bị dị ứng với loại thuốc nào không?
- Cô Chú, Anh Chị có đang dùng loại thuốc nào không?
- Cô Chú, Anh Chị có từng thực hiện hoá trị, xạ trị trước đây không?
- Bản thân hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh polyp đại tràng hoặc ung thư tiêu hoá không?
Sau đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể tiếp tục chỉ định thực hiện các cận lâm sàng cần thiết.
Cận lâm sàng chẩn đoán
Cô Chú, Anh Chị được bác sĩ chỉ định thực hiện các cận lâm sàng như xét nghiệm, nội soi, chẩn đoán hình ảnh để xác định vị trí, tình trạng của khối polyp trong lòng trực tràng. Các cận lâm sàng chẩn đoán cụ thể là:
Xét nghiệm
- Xét nghiệm gen di truyền: Thường được thực hiện trong trường hợp Cô Chú, Anh Chị có người nhà mắc bệnh ung thư đại – trực tràng hoặc có tiền sử polyp trực tràng nhằm loại trừ nguyên nhân gây polyp trực tràng đến từ các bệnh lý di truyền.
- Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (gFOBT): Giúp phát hiện máu ẩn trong phân hoặc đánh giá DNA trong phân. Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp kiểm tra trong phân có sự xuất hiện của các vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng hay không.
- Xét nghiệm hóa miễn dịch phân (FIT): Xét nghiệm này được đánh giá có độ chính xác cao hơn, thường được sử dụng thay thế cho xét nghiệm gFOBT bởi vì kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng do chế độ ăn uống trước đó của bệnh nhân.
Nội soi ống tiêu hóa
Nội soi trực tràng là thủ thuật giúp bác sĩ quan sát và phát hiện polyp trực tràng. Trong nhiều trường hợp, nội soi kết hợp sinh thiết được thực hiện để xác định polyp trực tràng là lành tính hay ác tính.
Các phương pháp nội soi chẩn đoán polyp trực tràng như sau:
- Nội soi đại tràng sigma: Phương pháp này kiểm tra đoạn cuối của đại tràng, trực tràng và ống hậu môn thông qua đường hậu môn, để bác sĩ có thể quan sát tổng quan và phát hiện các tổn thương hay polyp xuất hiện ở trực tràng. Quá trình nội soi đại tràng có thể mất khoảng 20 phút.
- Nội soi đại tràng toàn bộ: Thông qua một camera gắn vào đầu ống nội soi có độ phóng đại trên 500 lần, bác sĩ có thể quan sát toàn bộ đại tràng, trực tràng và ống hậu môn. Đây là phương pháp nội soi hạn chế các kỹ thuật xâm lấn nhưng có thể kiểm tra tổn thương đến cấp độ tế bào.
Trong quá trình nội soi, nếu bác sĩ phát hiện bất thường có thể gửi đến phòng thí nghiệm để đánh giá, kiểm tra tỷ lệ ung thư hóa.
> Tìm hiểu thêm: Nội soi đại tràng có được bảo hiểm chi trả không?
Chẩn đoán hình ảnh
Bệnh nhân được chỉ định thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh cần thiết nhằm hỗ trợ xác định tình trạng polyp trực tràng và có hướng điều trị phù hợp.
Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể được chỉ định:
- Chụp X-quang có thuốc cản quang Bari: Thuốc cản quang Bari được bơm vào trong lòng trực tràng, giúp hình ảnh polyp đại tràng hiển thị rõ hơn. Từ đó giúp bác sĩ dễ dàng quan sát và nhận biết tình trạng, kích thước của polyp.
- Chụp CT trực tràng: Đây là phương pháp sử dụng chụp cắt lớp vi tính để tạo dựng hình ảnh của trực tràng, giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện các vết loét, khối polyp. Sau đó có thể thực hiện thêm nội soi để tìm chính xác nguyên nhân và có thể thực hiện loại bỏ polyp bằng nội soi. Trước khi chụp cắt lớp vi tính, Cô Chú, Anh Chị cần thực hiện chế độ ăn uống đặc biệt để thải sạch ruột.
Nếu chẩn đoán hình ảnh phát hiện polyp hoặc tổn thương, bệnh nhân cần thực hiện thêm phương pháp nội soi trực tràng để xác định chính xác tình trạng bệnh và thực hiện cắt polyp trực tràng.
Dịch vụ nội soi đại – trực tràng được triển khai tại nhiều cơ sở y tế. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình thăm khám thuận lợi và an toàn, chẩn đoán chính xác và điều trị đúng hướng, người bệnh nên lựa chọn địa chỉ y tế uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm và có thiết bị y tế hiện đại.
endoclinic.vn – Trung tâm Nội soi và Điều trị bệnh lý tiêu hóa uy tín hàng đầu
endoclinic.vn tự hào là phòng khám dạ dày – trực tràng chuyên sâu về Nội soi và Chẩn đoán, Điều trị bệnh lý tiêu hóa uy tín hiện nay. endoclinic.vn sở hữu đội ngũ bác sĩ có kỹ thuật thành thạo, giỏi chuyên môn đến từ các bệnh viện đầu ngành tại TP. Hồ Chí Minh.
Đồng thời, endoclinic.vn còn đầu tư các thiết bị y tế, máy móc kỹ thuật cao, hiện đại về chuyên khoa nội soi như máy nội soi tiên tiến với độ phóng đại 100-135 lần, màn hình nội soi độ phân giải 4K, chế độ nhuộm ảo (NBI) giúp bác sĩ quan sát kỹ các tổn thương trong lòng ống tiêu hóa.
Đặc biệt, endoclinic.vn có dịch vụ Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) giúp phát hiện các tổn thương, chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh tiêu hóa lên đến 90 – 95%.
Tin chọn trung tâm nội soi dạ dày endoclinic.vn, Quý Khách Hàng có thể yên tâm thực hiện quá trình thăm khám, điều trị các bệnh lý tiêu hóa hiệu quả với chi phí rõ ràng, minh bạch.
>> ĐẶT HẸN KHÁM với bác sĩ endoclinic.vn hoặc liên hệ Hotline 0939 01 01 01, nhân viên tư vấn sẽ hỗ trợ Quý khách nhanh chóng.
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm:
Biến chứng polyp trực tràng
Mặc dù đa phần các polyp là lành tính nhưng vẫn có nguy cơ tiến triển thành ung thư trực tràng nếu không điều trị kịp thời. Không chỉ vậy, một số biến chứng bao gồm đau bụng, tiêu chảy kéo dài, tắc ruột, xuất huyết đại tràng gây thiếu máu thiếu sắt khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, sụt cân,…
Cách điều trị polyp trực tràng
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị polyp trực tràng, cách điều trị bệnh chủ yếu là cắt bỏ hoặc sinh thiết polyp qua nội soi. Các mẫu mô sau khi cắt sẽ được chuyển qua phòng thí nghiệm để làm giải phẫu bệnh. Thực hiện giải phẫu bệnh giúp đánh giá nguy cơ hình thành ung thư của polyp và phân tích các đặc điểm của polyp (loại, tỷ lệ tái phát,…). Từ đó, bác sĩ sẽ có cơ sở để có thể chỉ định tần suất nội soi định kỳ để theo dõi sau này.
Các cách điều trị polyp trực tràng là:
- Thủ thuật cắt bỏ polyp trong quá trình nội soi: Nếu polyp có kích thước từ 0,4 – 1cm, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm một loại dung dịch vào bên dưới khối u để tách chúng ra khỏi các mô khỏe mạnh xung quanh, sau đó sử dụng kìm sinh thiết để cắt bỏ polyp. Trường hợp cắt polyp có kích thước lớn sẽ dùng một thòng lọng (snare) để tròng qua phần đáy của polyp và đốt bằng điện. Phương pháp đốt điện sẽ giúp vết thương được cầm máu ngay sau khi cắt polyp và không gây đau đớn cho bệnh nhân.
- Phẫu thuật ít xâm lấn (phẫu thuật nội soi): Với các trường hợp mắc polyp trực tràng kích thước lớn, polyp không có cuống hoặc polyp nằm sát thành niêm mạc không thể cắt bằng nội soi, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn. Theo đó, bác sĩ sẽ tạo một vết rạch nhỏ trên ổ bụng và đưa ống nội soi vào bên trong trực tràng. Thông qua camera, bác sĩ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ polyp nhờ vào dao cắt được đưa vào ống nội soi.
- Phẫu thuật cắt bỏ trực tràng: Trường hợp bệnh nhân mắc các hội chứng di truyền như hội chứng Lynch, FAP,… cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần trực tràng hoặc các hạch bạch huyết xung quanh để loại bỏ toàn bộ tế bào đột biến. Sau đó, bác sĩ thực hiện tạo hậu môn nhân tạo hoặc nối hai phần khỏe mạnh lại để đảm bảo chức năng của ống tiêu hóa.
Cách ngăn ngừa polyp trực tràng
Để ngăn ngừa polyp trực tràng, Cô Chú, Anh Chị nên có chế độ ăn uống hợp lý để duy trì cân nặng phù hợp, tránh các thói quen có hại làm tăng nguy cơ xuất hiện khối polyp ở trực tràng.
Một số cách phòng tránh tình trạng polyp trực tràng như:
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo như các món nướng, chiên xào, đồ ăn vặt, thức ăn nhanh,…
- Hạn chế thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn.
- Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ như rau củ quả và ngũ cốc.
- Tránh rượu bia, thuốc lá.
- Tập thể dục, vận động thường xuyên.
Những điểm cần lưu ý về polyp trực tràng
Để tránh polyp trực tràng tiến triển thành ung thư, Cô Chú, Anh Chị cần nắm một số lưu ý về tình trạng này. Cụ thể:
- Khối u trực tràng không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Bệnh chỉ có thể được phát hiện trong quá trình kiểm tra trực tràng định kỳ hoặc giai đoạn bệnh đã tiến triển nặng.
- Một số dấu hiệu, triệu chứng polyp trực tràng có thể xảy ra giúp Cô Chú Anh Chị nhận biết như máu lẫn trong phân, mệt mỏi, đau bụng,…
- Bệnh có thể do di truyền, viêm nhiễm niêm mạc trực tràng hoặc do các yếu tố nguy cơ như béo phì, tuổi tác, đã từng cắt polyp trước đây,…
- Nội soi là phương pháp chẩn đoán polyp trực tràng chính xác nhất để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất.
- Cách điều trị có thể là cắt bỏ polyp trong quá trình nội soi hoặc phẫu thuật nội soi nếu cắt polyp khi nội soi không thành công.
- Xây dựng thói quen ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh,… là một trong những cách để phòng ngừa polyp hình thành.
Nhìn chung, polyp trực tràng tuy đa phần là lành tính nhưng vẫn có nguy cơ phát triển thành ung thư. Cô Chú, Anh Chị nên tầm soát ung thư đại – trực tràng từ năm 40 tuổi và thực hiện 10 năm 1 lần để phát hiện sớm polyp, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Câu hỏi thường gặp
Cắt polyp trực tràng có mọc lại không?
Polyp đã cắt bỏ ít khi sẽ mọc lại ở vị trí bị cắt, nhưng có thể phát triển ở một vị trí khác trong trực tràng. Theo thống kê, có khoảng 30% bệnh nhân từng điều trị polyp trực tràng trước đây có khối polyp mới phát triển trở lại trong trực tràng.
Có nên cắt polyp trực tràng không?
Để ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành ung thư, người bệnh nên cắt polyp trực tràng khi có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân nên tầm soát ung thư đại trực tràng từ năm 40 tuổi giúp phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư.
Bị polyp trực tràng có nguy hiểm không?
Polyp trực tràng nếu không được điều trị sớm có thể chuyển sang dạng ác tính, phát triển thành ung thư trực tràng rất nguy hiểm. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan và hãy chủ động thực hiện thăm khám khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường.
Tài liệu tham khảo:
- Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
- Michigan Medicine. Colon and Rectal Polyps.
https://www.uofmhealth.org/conditions-treatments/digestive-and-liver-health/colon-and-rectal-polyps (đã truy cập 05 17 2023). - Helen Millar. Definition and function of the rectum. 10 01 2022. https://www.medicalnewstoday.com/articles/rectum (đã truy cập 05 17 2023).
- Mayo Clinic Staff. Colon polyps. 02 03 2023. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/colon-polyps/symptoms-causes/syc-20352875 (đã truy cập 05 17 2023).
- Michelle L. Cowan, Matthew L. Silviera, Management of Rectal Polyps. 12 2016. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6878830/ (đã truy cập 05 17 2023).
- Marcelle Meseeha; Maximos Attia. Colon Polyps. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK430761/ (đã truy cập 05 17 2023).
- The facts about colorectal polyps. 09 09 2021.
- https://www.roswellpark.org/cancertalk/202109/facts-about-colorectal-polyps (đã truy cập 05 17 2023).
- ASGE. Understanding Polyps and Their Treatment.
https://www.asge.org/home/for-patients/patient-information/understanding-polyps (đã truy cập 05 17 2023). - Jared A. Sninsky, Brandon M. Shore, Gabriel V. Lupu, Seth D. Crockett. Risk Factors for Colorectal Polyps and Cancer. https://www.binasss.sa.cr/abr22/35.pdf. (đã truy cập 05 17 2023).10. WebMD Editorial Contributors. Foods High in Fats. https://www.webmd.com/diet/foods-high-in-fats. (đã truy cập 05 17 2023).