Viêm dạ dày cấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm dạ dày cấp là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay với đặc tính xuất hiện đột ngột và bất ngờ. Vậy cụ thể viêm dạ dày cấp tính là gì? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cùng trung tâm nội soi dạ dày Endo Clinic tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày cấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm dạ dày cấp tính là gì?

Viêm dạ dày là một thuật ngữ y khoa dùng để mô tả tình trạng tổn thương tại niêm mạc dạ dày, thường được chẩn đoán dựa trên các thay đổi về đặc điểm mô bệnh học ở vị trí bị viêm.

Dựa vào hình ảnh đại thể và mô bệnh học, viêm dạ dày được chia thành cấp tính và mạn tính. Trong đó, viêm dạ dày cấp là thuật ngữ rộng về viêm dạ dày bao gồm những biến đổi viêm của niêm mạc dạ dày. Viêm cấp tính thường xảy ra ở hang vị, có đặc điểm là sung huyết và trợt (là các tổn thương lồi kèm phù nề niêm mạc). Các vệt sung huyết có thể kéo dài từ hang vị lên trên phần thân vị.

Bên cạnh đó, viêm cấp tính cũng có dạng không gây tổn thương trợt, làm viêm nhưng không xuất hiện tổn thương trợt trên niêm mạc dạ dày.

Hiện nay, viêm dạ dày cấp là một bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến, xảy ra với các cơn đau dạ dày đột ngột, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Tuy vậy, nếu điều trị kịp thời và đúng cách thì tình trạng viêm dạ dày cấp có thể được kiểm soát.

Viêm dạ dày cấp tính là gì?
Viêm dạ dày cấp là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc kích ứng, khởi phát đột ngột (Ảnh minh họa sưu tầm).

Xem thêm >> Dấu hiệu viêm dạ dày không nên chủ quan

Yếu tố và nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, tạo cơ hội cho axit dạ dày kích thích lớp niêm mạc. Trong đó, nhiễm khuẩn Hp và lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là hai nguyên nhân phổ biến gây ra viêm dạ dày cấp. Viêm dạ dày cấp còn có thể xảy ra do tâm lý căng thẳng, chế độ ăn uống không lành mạnh,…

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp)

Nhiễm khuẩn Hp là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm dạ dày cấp. Vi khuẩn Hp sở hữu nhiều loại độc lực (cagA, vacA,…) gây phá hủy lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Hp còn có thể làm mất cân bằng sản xuất acid trong dạ dày, làm tăng lượng acid tiết ra, từ đó gây tổn thương đến lớp niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, các đáp ứng miễn dịch ở vị trí xâm nhiễm của Hp cũng góp phần gây viêm dạ dày. Nhiễm khuẩn Hp khiến tế bào tiết ra IL-8 giúp thu hút bạch cầu trung tính đến vị trí nhiễm vi khuẩn. Tại đây, bạch cầu trung tính tiết ra các gốc tự do để diệt vi khuẩn nhưng cũng làm tổn thương đến tế bào và viêm.

Tham khảo thêm >> Nguyên nhân bị Hp dạ dày

Lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) bao gồm acid acetylsalicylic, diclofenac, ibuprofen và naproxen,… hiếm khi xảy ra các tác dụng phụ nếu chỉ được dùng trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, nếu thuốc được dùng trong thời gian dài hơn (chẳng hạn như vài tuần, vài tháng), thuốc có thể làm ức chế việc sản xuất hormone prostaglandin – loại hormone giúp điều tiết việc sản xuất chất nhầy và một số chất trung hòa axit ở dạ dày.

Khi lượng prostaglandin không tiết ra đủ, niêm mạc dạ dày sẽ dễ bị tấn công bởi acid dạ dày, từ đó gây viêm.

Lạm dụng rượu bia và thói quen ăn uống không lành mạnh

Lạm dụng rượu bia cũng là nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp. Bởi rượu bia có thể gây kích thích gia tăng lượng acid tiết ra cũng như bào mòn lớp bảo vệ của niêm mạc dạ dày, khiến cho dịch vị dễ dàng tác động đến niêm mạc của dạ dày, từ đó dẫn đến tình trạng viêm.

Bên cạnh đó, thói quen ăn uống nhiều dầu mỡ, chua cay, quá nóng hoặc quá lạnh cùng với thói quen ăn uống vội vàng, nhai không kỹ hoặc thường xuyên ăn không đúng bữa cũng là nguyên nhân có thể gây viêm đau dạ dày cấp.

Tâm lý căng thẳng

Căng thẳng sinh lý có thể làm thay đổi độ pH trong dạ dày. Trong điều kiện căng thẳng, sự gia tăng nhanh chóng nồng độ histamine và chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine (ACH) có thể làm cho lượng acid trong dạ dày được tiết ra nhiều hơn, từ đó có thể dẫn đến viêm dạ dày.

Nuốt các chất ăn mòn

Việc nuốt phải các chất ăn mòn như thủy ngân, muối kim loại nặng, kiềm, acid sulphuric, acid chlorhydric, nitrat bạc,… có thể gây tổn thương dạ dày và dẫn đến bệnh viêm dạ dày cấp tính.

Bệnh nhiễm trùng khác

Bên cạnh vi khuẩn Hp, một số bệnh lý nhiễm trùng như nhiễm xoắn khuẩn giang mai, cytomegalovirus, virus Herpes simplex (HSV), ký sinh trùng cryptosporidium,… cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến dạ dày và gây viêm dạ dày cấp.

Các yếu tố nguy cơ khác gây viêm dạ dày cấp tính

Bên cạnh các nguyên nhân đã được đề cập, một số yếu tố nguy cơ khác cũng có thể dẫn đến bệnh viêm dạ dày cấp tính.

Một số yếu tố nguy cơ khác gây viêm dạ dày cấp là:

  • Trào ngược dịch mật.
  • Tăng bạch cầu ái toan.
  • Hút thuốc lá.
  • Dị ứng thức ăn (tôm, ốc, sò, hến…).
  • Trải qua các ca đại phẫu.
  • Xạ trị.

> Xem thêm: Viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Sinh lý bệnh viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp tính có 2 dạng, bao gồm viêm dạ dày trợt cấp tính và viêm dạ dày cấp không gây tổn thương trợt.

Trong trường hợp viêm dạ dày cấp có tổn thương trợt, niêm mạc dạ dày sẽ xuất hiện tình trạng viêm đi kèm với sung huyết và trợt. Có nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng viêm dạ dày này, có thể kể đến như rượu bia, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hay corticosteroid.

Trong trường hợp viêm dạ dày cấp không gây tổn thương trợt, nguyên nhân phổ biến của tình trạng này là do nhiễm khuẩn Hp. Tình trạng nhiễm Hp nếu không được can thiệp và điều trị hiệu quả làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày mạn tính.

Dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày cấp

Đặc điểm của viêm dạ dày cấp là các triệu chứng xuất hiện đột ngột và kéo dài trong thời gian ngắn. Các triệu chứng có thể biểu hiện ở mức độ nhẹ hoặc nặng. Cô Bác, Anh Chị nên chú ý tình trạng của bản thân để kịp thời đi thăm khám và điều trị.

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày cấp mà Cô Bác, Anh Chị cần chú ý:

Yếu tố và nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp gồm những gì?
Người bệnh viêm dạ dày cấp thường có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và nôn nhiều, ăn xong nôn ngay (Ảnh minh họa sưu tầm).

Cách chẩn đoán viêm dạ dày cấp tính

Quy trình chẩn đoán viêm dạ dày cấp được thực hiện qua hai bước là khám lâm sàng và cận lâm sàng chẩn đoán. Cụ thể như sau:

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát bằng cách hỏi chi tiết tình trạng của bệnh nhân để nắm rõ thông tin về những đặc điểm của triệu chứng, tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình để đưa ra các nhận định ban đầu.

Cận lâm sàng tiêu hóa

Tiếp đến, Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp cần thiết để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Các phương pháp cận lâm sàng gồm:

  • Xét nghiệm: Xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng cách xét nghiệm máu, hơi thở hoặc phân.
  • Chụp X-quang có cản quang: Người bệnh uống một lượng thuốc cản quang barium, sau đó tiến hành chụp X-quang để phát hiện các dấu hiệu của viêm dạ dày hoặc các bệnh lý dạ dày khác.
  • Nội soi dạ dày: Nội soi giúp Bác sĩ quan sát rõ hơn các tổn thương bên trong dạ dày. Đây là cách chẩn đoán bệnh viêm dạ dày cấp có độ chính xác cao và là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa nói chung.
  • Sinh thiết mô dạ dày: Đây là phương pháp lấy một mẩu mô nhỏ trong dạ dày trong quá trình nội soi. Mẫu mô này sẽ được phân tích để đánh giá sự xuất hiện các dấu hiệu của nhiễm khuẩn, viêm hoặc ung thư.

Endo Clinic – Trung tâm nội soi và chẩn đoán chuyên sâu bệnh lý tiêu hóa uy tín

Phòng khám dạ dày Endo Clinic sở hữu đội ngũ Bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm, thực hiện nội soi đúng kỹ thuật, đảm bảo quá trình nội soi an toàn và hiệu quả. Trung tâm còn đầu tư hệ thống máy móc nội soi tân tiến như dây soi có camera với độ phóng đại 100 – 135 lần, chế độ nhuộm ảo (NBI), màn hình độ phân giải 4K,… hỗ trợ Bác sĩ chẩn đoán các tổn thương chính xác.

Đặc biệt, quy trình nội soi tại Endo Clinic cam kết đạt chuẩn quốc tế với thời gian quan sát ít nhất 7 phút và chụp ít nhất 22 tấm hình tại tất cả vị trí có nguy cơ tổn thương cao.

Bên cạnh đó, Endo Clinic còn có dịch vụ Nội Soi Không Đau giúp Bác sĩ có thể quan sát đầy đủ và không bỏ sót bất kỳ tổn thương nào trong dạ dày. Nhờ vậy, kết quả chẩn đoán viêm dạ dày cấp tính tại Endo Clinic có độ chính xác lên đến 90% – 95%.

nội soi phát hiện nguyên nhân viêm dạ dày cấp tại Endo Clinic
Ngoài nội soi, Endo Clinic còn thực hiện nhiều loại xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

> Để được tư vấn chi tiết, quý Khách hàng liên hệ ngay Hotline 0939 01 01 01 hoặc đặt lịch khám dạ dày với bác sĩ tại: Đặt Lịch Hẹn.

Biến chứng của viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp diễn ra nhiều đợt và kéo dài có thể chuyển thành viêm dạ dày mạn tính. Theo thời gian, viêm dạ dày mạn tính có thể dẫn tới loét dạ dàyxuất huyết dạ dày có gây thiếu máu thiếu sắt làm suy nhược cơ thể. Kế đó, tình trạng loét dần tiến triển có thể làm thủng dạ dày, viêm phúc mạc, viêm teo dạ dày,… Viêm dạ dày cũng có thể tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày trong tương lai.

Cách điều trị bệnh viêm dạ dày cấp

Dựa vào nguyên nhân và mức độ của viêm dạ dày cấp mà bác sĩ có thể lựa chọn các cách điều trị viêm dạ dày khác nhau. Nếu nguyên nhân gây viêm dạ dày là đến từ thói quen lối sống không lành mạnh, nghiện rượu bia, thuốc lá,… bác sĩ có thể đưa ra các lời khuyên giúp người bệnh thay đổi thói quen, cải thiện triệu chứng.

Trong trường hợp viêm dạ dày không thuyên giảm sau khi thay đổi thói quen hoặc có liên quan đến nhiễm khuẩn Hp, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc để điều trị. Một số loại thuốc thường dùng để điều trị viêm dạ dày cấp là thuốc kháng axit, thuốc kháng Histamine H2, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng sinh,…

Các lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày cấp:

  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời điểm theo chỉ định của Bác sĩ.
  • Không được tự ý sử dụng kết hợp các loại thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Tham vấn kỹ về các tác dụng không mong muốn có thể gặp như dị ứng, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt,… với bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc kháng axit

Các loại thuốc kháng axit như, nhôm hydroxit, magie hydroxit,… thường được dùng để trung hòa axit dạ dày, giảm tức thì các triệu chứng khó chịu của viêm dạ dày cấp.

Thuốc kháng Histamin H2

Thuốc kháng Histamin H2 như famotidine, cimetidine, ranitidine,… giúp ức chế sản xuất acid dạ dày. Từ đó làm giảm lượng acid dạ dày được tiết ra và thúc đẩy quá trình phục hồi niêm mạc dạ dày.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) gồm omeprazole, esomeprazole,… có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào sản xuất acid, làm giảm tiết axit dạ dày.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị viêm dạ dày liên quan đến nhiễm vi khuẩn Hp. Các loại kháng sinh thường dùng gồm amoxicillin, tetracycline, clarithromycin. Đồng thời, thuốc kháng sinh còn được chỉ định sử dụng kết hợp với thuốc kháng axit, thuốc kháng Histamin H2, thuốc ức chế bơm proton (PPI) để nâng cao hiệu quả điều trị.

Cách giảm nhẹ triệu chứng của viêm dạ dày cấp

Bên cạnh dùng thuốc điều trị, người bệnh có thể áp dụng những cách dưới đây để làm giảm triệu chứng viêm dạ dày cấp:

– Về chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống:

  • Tăng cường các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như rau xanh, trái cây, sữa chua.
  • Hạn chế thực phẩm có tính axit, thức ăn cay nóng, nhiều gia vị hay nhiều dầu mỡ để không gây kích thích dạ dày.
  • Hạn chế tối đa uống bia rượu trong quá trình điều trị bệnh.
  • Ăn chậm, nhai kỹ giúp gia tăng sự bài tiết của nước bọt, làm giảm thời gian lưu trữ thức ăn và bớt áp lực cho dạ dày.

– Về chế độ sinh hoạt:

  • Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc và đúng giờ, không thức khuya.
  • Cân bằng giữa công việc và cuộc sống để giảm bớt áp lực quá mức.
  • Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
Cách giảm nhẹ triệu chứng của viêm dạ dày cấp
Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt giúp hạn chế triệu chứng khó chịu do viêm dạ dày cấp tính (Ảnh minh họa sưu tầm).

Những điểm cần lưu ý về bệnh viêm dạ dày cấp

Dưới đây là một số điều mà người bệnh viêm dạ dày cấp tính cần lưu ý khi điều trị bệnh:

  • Có nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp như nhiễm khuẩn Hp, uống nhiều rượu, căng thẳng quá mức, dùng nhiều thuốc giảm đau, giảm viêm, chế độ ăn uống thiếu khoa học,…
  • Người bệnh viêm dạ dày cấp tính thường có biểu hiện đau bụng dữ dội, ợ hơi, buồn nôn, nôn, ăn uống khó tiêu,…
  • Viêm dạ dày cấp có thể chuyển thành viêm dạ dày mạn tính nếu không điều trị kịp thời và đúng cách.
  • Điều trị viêm dạ dày cấp bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định Bác sĩ, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống và thay đổi thói quen sinh hoạt.
  • Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh cần tuân theo chỉ định của Bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.

Nhìn chung, viêm dạ dày cấp thường có những biểu hiện đột ngột, xuất hiện thoáng qua nên khiến không ít người chủ quan và không thăm khám cẩn thận. Việc kéo dài tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Vì thế, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, Cô Bác, Anh Chị nên đến gặp Bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm các bệnh viêm dạ dày khác:

Câu hỏi thường gặp

Viêm dạ dày cấp tính có lây không?

Viêm dạ dày cấp tính không lây nhiễm. Tuy nhiên nếu dạ dày bị viêm do vi khuẩn Hp thì loại vi khuẩn này có thể lây nhiễm qua việc ăn uống không hợp vệ sinh, sử dụng chung vật phẩm với người bị nhiễm, thiết bị y tế không được khử trùng cẩn thận (khám nha khoa, nội soi,…).

Vì thế, cần chú ý vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm, thăm khám cơ sở y tế uy tín để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn Hp.

Viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp bị viêm dạ dày cấp đều có thể cải thiện sau khi xác định được nguyên nhân và điều trị đúng cách. Vì thế người đến gặp bác sĩ để kiểm tra và chữa trị càng sớm càng tốt, hạn chế các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe như loét dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa,…

Bị viêm dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Người bị viêm dạ dày nên ăn bổ sung thực phẩm giàu chất xơ (ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh), thực phẩm ít chất béo (cá, thịt nạc), thực phẩm có tính axit thấp (rau và đậu),… Đồng thời cũng cần hạn chế đồ ăn giàu chất béo, đồ chiên rán, thức ăn cay, nước ngọt có ga, rượu bia, cà phê,…

Tài liệu tham khảo:

1. Rose Kivi. Acute Gastritis. 11 05 2019. https://www.healthline.com/health/gastritis-acute (đã truy cập 13 04 2023).

2. NCBI. Gastritis: Overview. 28 06 2018. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK310265/ (đã truy cập 13 04 2023).

3. UFHealth. Gastritis – acute. https://ufhealth.org/gastritis-acute (đã truy cập 13 04 2023).

4. Cleveland Clinic. Gastritis. 09 08 2020. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10349-gastritis (đã truy cập 13 04 2023).

5. Sarah El-Nakeep, MD. Acute Gastritis. 03 02 2023. https://emedicine.medscape.com/article/175909-overview#a5 (đã truy cập 13 04 2023).

6. MUSC Health. Gastritis. 03 2016. https://muschealth.org/medical-services/ddc/patients/digestive-diseases/stomach-and-duodenum/gastritis (đã truy cập 13 04 2023).

7. Elizabeth Jane Elliott. Acute gastroenteritis in children. 06 01 2007. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1764079/ (đã truy cập 13 04 2023)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

56 + 54 = ?

Chia sẻ nội dung: