Xuất huyết tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng cấp cứu nội và ngoại khoa nguy hiểm, nếu không can thiệp kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng. Tại Việt Nam, loét dạ dày – tá tràng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và chiếm 40 – 45% các trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa. Trong đó, xuất huyết tiêu hóa dưới chỉ chiếm khoảng 20 – 33%. Bệnh xuất huyết tiêu hóa hoàn toàn có thể được chữa khỏi và dễ dàng kiểm soát nếu phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng kịp thời.

Xuất huyết tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Xuất huyết tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan về xuất huyết tiêu hóa

Theo khảo sát của Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ năm 2012, xuất huyết đường tiêu hóa trên gây ra 20.000 ca tử vong hàng năm ở Hoa Kỳ và cứ 100.000 người sẽ có khoảng 50 – 100 người bị xuất huyết ống tiêu hóa trên.

Xuất huyết tiêu hóa là gì?

Xuất huyết tiêu hóa (tên tiếng Anh: gastrointestinal (GI) bleedingGIB) là tình trạng chảy máu trong ống tiêu hóa từ lòng mạch máu. Triệu chứng lâm sàng của xuất huyết tiêu hóa là có máu trong phân hoặc xuất hiện máu trong dịch nôn ói. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy máu xuất hiện trong phân, trong một số trường hợp đi tiêu phân đen hoặc phân có màu hắc ín cũng có thể là dấu hiệu của bệnh xuất huyết tiêu hóa.

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng chảy máu trong ống tiêu hóa từ lòng mạch máu, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. (Ảnh minh họa sưu tầm)
Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng chảy máu trong ống tiêu hóa từ lòng mạch máu, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. (Ảnh minh họa sưu tầm)

Xuất huyết tiêu hóa cũng có thể là biến chứng của rối loạn đường tiêu hóa hoặc các bệnh lý ở ống tiêu hóa từ thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn. Xuất huyết tiêu hóa còn có các tên gọi khác như chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu trong ống tiêu hóa, xuất huyết đường tiêu hóa,…

Phân loại xuất huyết tiêu hóa

Phân loại xuất huyết tiêu hóa dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như tên gọi, vị trí các cơ quan trong ống tiêu hóa, tình trạng bệnh, thời gian và mức độ nguy hiểm đến tính mạng. Từ đó, xuất huyết tiêu hóa được chia thành 4 loại chính bao gồm xuất huyết tiêu hóa trên, xuất huyết tiêu hóa dưới cùng với tình trạng cấp tính, mạn tính.

Dựa vào tên gọi và vị trí các cơ quan trong ống tiêu hóa, xuất huyết đường tiêu hóa được chia thành 2 loại là xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới.

  • Xuất huyết tiêu hóa trên hay Upper GIB là tình trạng chảy máu bên trong các cơ quan thuộc ống tiêu hóa trên như thực quản, dạ dày, tá tràng và đoạn trên ruột non.
  • Xuất huyết tiêu hóa dưới hay Lower GIB là tình trạng chảy máu bên trong các cơ quan thuộc ống tiêu hóa dưới như phần dưới ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Phân loại xuất huyết tiêu hóa dựa trên vị trí xuất hiện của bệnh lý.
Phân loại xuất huyết tiêu hóa dựa trên vị trí xuất hiện của bệnh lý.

Dựa vào tình trạng bệnh, thời gian và mức độ nguy hiểm, bệnh xuất huyết tiêu hóa còn được chia thành 2 loại là xuất huyết tiêu hóa cấp tínhxuất huyết tiêu hóa mạn tính.

  • Xuất huyết tiêu hóa cấp tính là tình trạng chảy máu đột ngột như vỡ polyp, loét xuất huyết niêm mạc, vết rách Mallory – Weiss,… Máu chảy nhiều, khó cầm hoặc có thể tự cầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
  • Xuất huyết tiêu hóa mạn tính là tình trạng chảy máu nhẹ có thể tự cầm máu, xuất hiện đột ngột và tự hết trong một khoảng thời gian dài, lập đi lập lại do các bệnh lý mạn tính ở đường tiêu hóa. Tình trạng này có thể gây thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, sụt cân không kiểm soát,…

Phân độ xuất huyết tiêu hóa như thế nào?

Phân độ xuất huyết tiêu hóa thường được chia theo mức độ xuất huyết nhẹ, trung bình, nặng phụ thuộc vào dấu hiệu lâm sàng và 4 mức độ choáng mất máu:

Mức độ xuất huyết tiêu hóa Nhẹ Trung bình Nặng
Mức độ choáng mất máu I II III IV
Máu mất 1L
15%
1L-1,5L
15-30%
1,5L-2L
30-40%
>2L
>40%
Mạch <100 l/p 100 – 120 l/p >120 l/p >140 l/p
Áp lực mạch Bình thường hoặc tăng Giảm nhẹ Giảm Nhẹ, khó bắt
Huyết áp Bình thường Bình thường hoặc tụt huyết áp tư thế Giảm khi nằm Giảm nặng hoặc không đo được
Da Tưới máu bình thường Đổ mồ hôi Mát lạnh Mát lạnh, nhợt nhạt
Nhịp thở Bình thường Tăng nhẹ 30-40 l/p >35 l/p
Nước tiểu (ml/g) >30 20-30 5-15 Vô niệu
Tri giác Tỉnh, lo lắng nhẹ Lo âu Lo âu, lẫn lộn Lẫn lộn, hôn mê

Trong trường hợp nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng, phân độ xuất huyết tiêu hóa sẽ được đánh giá theo phân loại Forrest dựa trên hình ảnh nội soi tiêu hóa, mức độ nguy cơ của ổ loét dạ dày – tá tràng được chia thành 2 nhóm bao gồm nhóm xuất huyết tiêu hóa nguy cơ cao và nhóm xuất huyết tiêu hóa nguy cơ thấp.

Nguy cơ
Tình trạng xuất huyết
Mức độ
Hình ảnh nội soi
Tỷ lệ chảy máu tái phát (%)
Tỷ lệ tử vong (%)
Nguy cơ cao
Xuất huyết cấp tính
IA 
Máu phun thành tia (máu động mạch)
55 
11 
IB 
Rỉ máu (máu tĩnh mạch)
55 
11
Xuất huyết mới xảy ra gần đây
IIA 
Có mạch máu nhưng không chảy máu 
43
11 
IIB 
Có cục máu đông 
22 
Nguy cơ thấp 
IIC 
Có cặn đen 
10 
Không có xuất huyết 
III 
Đáy sạch 

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa là do đâu?

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa thường rất đa dạng và phụ thuộc vào vị trí bị tổn thương mà nguyên nhân được phân thành 2 loại bao gồm nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trênnguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa dưới. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp mắc bệnh là do các bệnh lý tiêu hóa gây viêm loét hoặc do vết thương từ ca phẫu thuật từ trước.

  • Các bệnh lý xảy ra tại ống tiêu hóa thường gây ra các vết viêm loét, vết rách niêm mạc hoặc do vỡ polyp trong lòng ống tiêu hóa dẫn đến chảy máu.
  • Vết thương phẫu thuật từ trước cũng có thể là nguyên nhân gây xuất huyết đường tiêu hóa như: phẫu thuật cắt bỏ khối u, phẫu thuật cắt dạ dày, nối dạ dày, cắt đại tràng, phẫu thuật tạo hình hậu môn,…

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trên

Những nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa trên xảy ra tại thực quản, dạ dày, tá tràng và đoạn trên của ruột non. Một số nguyên nhân phổ biến gây chảy máu ống tiêu hóa trên bao gồm:

Viêm loét dạ dày – tá tràng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hóa trên.
Viêm loét dạ dày – tá tràng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hóa trên. (Ảnh minh họa sưu tầm)

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa dưới

Các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa dưới xảy ra tại đoạn dưới ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn. Một số nguyên nhân phổ biến gây chảy máu ống tiêu hóa dưới bao gồm:

Các bệnh lý ở đại - trực tràng nếu không được điều trị kịp thời có thể là nguyên nhân dẫn đến xuất huyết tiêu hóa dưới. (Ảnh minh họa sưu tầm)
Các bệnh lý ở đại – trực tràng nếu không được điều trị kịp thời có thể là nguyên nhân dẫn đến xuất huyết tiêu hóa dưới. (Ảnh minh họa sưu tầm)

Những ai có nguy cơ cao bị xuất huyết tiêu hóa?

Xuất huyết tiêu hóa có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi mắc các bệnh lý về tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, các trường hợp sau đây sẽ có nguy cơ bị xuất huyết đường tiêu hóa cao hơn như:

  • Chế độ ăn uống không khoa học như không ăn hoặc ăn ít rau xanh, củ quả và trái cây, cung cấp không đủ chất xơ cho cơ thể, ăn nhiều thịt đỏ đặc biệt là thịt bị cháy hoặc nấu kỹ, thịt đã qua chế biến, các loại thực phẩm ướp muối hoặc lên men như cải chua, dưa muối, thịt xông khói,…
  • Lối sống không lành mạnh: sử dụng nhiều rượu bia, thức uống có cồn, thuốc lá, thực phẩm cay nóng, chứa nhiều chất béo, thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, nướng,…
  • Không có hoặc ít vận động, tập thể dục thể thao.
  • Đã và đang xạ trị ung thư tại vùng bụng và ngực.

Triệu chứng và dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa

Các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa thường gặp

Các dấu hiệu và triệu chứng xuất huyết tiêu hóa rất dễ nhận biết, nhưng đôi khi các dấu hiệu này cũng không xuất hiện rõ ràng hoặc bị ẩn bên trong. Phụ thuộc vào vị trí và mức độ chảy máu mà các triệu chứng và dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa có thể sẽ khác nhau như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài ra máu, khó thở, thậm chí ngất xỉu.

Các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa thường gặp bao gồm:

  • Đau thượng vị.
  • Nôn ra máu màu đỏ hoặc nâu sẫm như bã cà phê.
  • Phân có màu đỏ tươi, đen hoặc hắc ín (tiêu ra phân đen).
  • Trong phân có ẩn máu hoặc bị rò máu qua hậu môn (tiêu ra máu).
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, suy nhược.
  • Chán ăn, khó nuốt, sụt cân không kiểm soát.
  • Nôn ói trước và sau khi xuất huyết.
  • Thiếu máu, thiếu sắt.
  • Cảm thấy lâng lâng, khó thở, tức ngực, đau bụng kéo dài, thậm chí ngất xỉu.
  • Trong trường hợp cơ thể Cô Bác, Anh Chị bị chảy máu đột ngột, nhiều và không kiểm soát, Cô Bác, Anh Chị sẽ cảm thấy choáng do hạ huyết áp, ít đi tiểu, mạch đập nhanh hoặc rơi vào trạng thái vô thức.
Nôn ra máu là triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa dễ dàng nhận biết và người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay. (Ảnh minh họa sưu tầm)
Nôn ra máu là triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa dễ dàng nhận biết và người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay. (Ảnh minh họa sưu tầm)

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Xuất huyết đường tiêu hóa không chỉ là dấu hiệu của các bệnh lý lành tính của ống tiêu hóa mà còn có thể là dấu hiệu sớm của giai đoạn tiền ung thư hoặc các bệnh lý mạn tính. Vậy nên Cô Bác, Anh Chị hãy đến bệnh viện, phòng khám nội soi tiêu hóa càng sớm càng tốt để được thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp can thiệp kịp thời.

Tiêu chuẩn và phương pháp chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa

Tiêu chuẩn chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa có thể xảy ra tại một vị trí hoặc nhiều vị trí gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Xác định nguyên nhân, vị trí xuất huyết tiêu hóa rất quan trọng để bác sĩ cầm máu và điều trị bệnh triệt để.

Quy trình chẩn đoán phân biệt xuất huyết tiêu hóa trên và dưới tại phòng khám dạ dày sẽ bắt đầu bằng việc thăm hỏi các bệnh lý tiêu hóa. Ví dụ như Cô Bác, Anh Chị đã mắc phải, tiền sử xuất huyết trước đó, các dấu hiệu, triệu chứng xuất huyết của Cô Bác, Anh Chị, sau đó sẽ tiến hành khám sức khỏe và thực hiện các cận lâm sàng như xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm phân, nội soi tiêu hóa và chẩn đoán hình ảnh.

Nội soi toàn bộ ống tiêu hóa và xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân là hai phương pháp mang lại kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ chỉ định Cô Bác, Anh Chị thực hiện thêm một số cận lâm sàng để loại trừ các bệnh lý tiêu hóa liên quan.

Khám lâm sàng

Để chẩn đoán bệnh chính xác, đưa ra phương pháp và xây dựng phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa phù hợp, các bác sĩ sẽ thăm hỏi sơ bộ tiểu sử tình trạng sức khỏe của Cô Bác, Anh Chị.

Cô Bác, Anh Chị cần trả lời các câu hỏi của bác sĩ về:

  • Các bệnh lý đã mắc phải đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Các dấu hiệu, triệu chứng có liên quan đến xuất huyết tiêu hóa.
  • Các phẫu thuật đã thực hiện trước đó.
  • Các loại thuốc đang sử dụng kể cả thực phẩm chức năng.
  • Các dị ứng mà cơ thể mắc phải.
  • Lượng máu, tần suất chảy máu và thời gian xuất hiện máu trong khi nôn ói hoặc đi tiêu.

Bác sĩ cũng sẽ đánh giá lại các triệu chứng thông qua biểu hiện, kết quả nội soi lần trước nếu có các triệu chứng của thiếu máu như suy nhược, mệt mỏi và chóng mặt.

Một số thông tin về tiền sử bệnh lý của gia đình có thể sẽ được bác sĩ cân nhắc để loại trừ các bệnh di truyền. Sau khi có đủ thông tin, các bác sĩ sẽ chỉ định Cô Bác, Anh Chị thực hiện các cận lâm sàng để kiểm tra sức khỏe và chẩn đoán tình trạng bệnh.

Khám lâm sàng là bước đầu tiên để chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh xuất huyết tiêu hóa.
Khám lâm sàng là bước đầu tiên để chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh xuất huyết tiêu hóa.

Cận lâm sàng chẩn đoán

Cô Bác, Anh Chị sẽ thực hiện các phương tiện cận lâm sàng xuất huyết tiêu hóa như xét nghiệm, nội soi tiêu hóa hoặc chẩn đoán hình ảnh để xác định chính xác vị trí, tình trạng, mức độ tổn thương ở đường tiêu hóa.

Xét nghiệm

Sau bước khám lâm sàng, bác sĩ đã có thể nắm được tình trạng sức khỏe của Cô Bác, Anh Chị và dự đoán được một số bệnh liên quan. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định Cô Bác, Anh Chị thực hiện các xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý tiêu hóa nghi ngờ qua 2 xét nghiệm chính: xét nghiệm máu và xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.

  • Xét nghiệm máu: nhằm mục đích kiểm tra số lượng hồng cầu trong máu, các rối loạn đông cầm máu (PT (INR), APTT, fibrinogen), xét nghiệm chức năng gan thận để xác định các mức độ thiếu máu, đánh giá tình trạng thiếu máu cấp hay mạn tính và các rối loạn khác đi kèm.
  • Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân: nếu Cô Bác, Anh Chị bị chảy máu ẩn, không nôn ra máu hoặc có các triệu chứng có thể nhìn thấy thì xét nghiệm máu trong phân có thể giúp bác sĩ xác định có tình trạng chảy máu ẩn từ đường tiêu hóa hay không.

Tham khảo thêm >> Prothrombin là gì?

Nội soi ống tiêu hóa

Nội soi là phương pháp vàng trong việc chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến ống tiêu hóa. Nhờ nội soi, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân và vị trí xuất huyết đường tiêu hóa.

Nội soi là phương pháp hữu hiệu nhất trong chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa. (Ảnh minh họa sưu tầm)
Nội soi là phương pháp hữu hiệu nhất trong chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa. (Ảnh minh họa sưu tầm)

Phụ thuộc vào tình trạng xuất huyết, tiền sử bệnh, các dấu hiệu, triệu chứng xuất huyết tiêu hóa mà các bác sĩ sẽ cho Cô Bác, Anh Chị thực hiện các phương pháp nội soi khác nhau như nội soi ống tiêu hóa trên, nội soi ống tiêu hóa dưới, nội soi toàn bộ ống tiêu hóa, nội soi bằng viên nang, nội soi đại tràng sigma,…

  • Nội soi dạ dày: bác sĩ sẽ đưa ống nội soi qua miệng, xuống thực quản đến dạ dày và quan sát toàn bộ niêm mạc lòng thực quản – dạ dày – tá tràng để tìm ra vị trí, tình trạng và mức độ xuất huyết tiêu hóa.
  • Nội soi đại trực tràng: sẽ được thực hiện qua đường hậu môn nhằm quan sát tình trạng bên trong hậu môn, trực tràng và đại tràng để có thể xác định các nguyên nhân và vị trí xuất huyết tiêu hóa.
  • Nội soi toàn bộ ống tiêu hóa: trong một vài trường hợp Cô Bác, Anh Chị sẽ được chỉ định nội soi toàn bộ ống tiêu hóa bao gồm nội soi dạ dày, thực quản, tá tràng, ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn để có thể xác định chính xác vị trí xuất huyết tiêu hóa.
  • Nội soi viên nang: Cô Bác, Anh Chị sẽ được yêu cầu nuốt một camera nội soi nhỏ như một viên thuốc. Trong quá trình di chuyển, camera sẽ chụp lại hình ảnh toàn bộ ống tiêu hóa và gửi đến một thiết bị Cô Bác, Anh Chị đeo ở thắt lưng. Thông qua các bức ảnh từ camera thu nhận được, bác sĩ có thể kiểm tra được tình trạng ống tiêu hóa và phát hiện các nguyên nhân gây chảy máu.
  • Nội soi đại tràng sigma: là phương pháp nội soi được chỉ định khi bác sĩ đánh giá bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa do trĩ hoặc từ trực tràng hay đại tràng sigma đoạn thấp. Nội soi đại tràng sigma giúp bác sĩ xác định tổn thương ở hậu môn, trực tràng và đại tràng sigma được chính xác.

Nếu kết quả nội soi dạ dày và nội soi đại tràng âm tính nhưng xét nghiệm máu ẩn trong phân lại dương tính, bác sĩ sẽ cần:

  • Thăm dò đánh giá ruột non.
  • Chụp cắt lớp vi tính ruột non.
  • Nội soi ruột non ống đẩy hay nội soi ruột non bằng viên nang (người bệnh nuốt vào máy ghi hình có dạng viên nang).
  • Xạ hình ruột bằng technetium hoặc đánh dấu phóng xạ hồng cầu, và chụp mạch máu

Trong đó, nôi soi ruột non bằng viên nang có ít giá trị trong trường hợp người bệnh đang chảy máu.

Tuy nhiên để hạn chế xâm lấn gây tổn thương, phòng khám nội soi dạ dày endoclinic.vn đã trang bị máy nội soi có độ phóng đại từ 100 – 135, giúp đánh giá chính xác các tổn thương, giúp giảm thiểu rủi ro chảy máu. endoclinic.vn cũng là phòng khám nội soi dạ dày tại TPHCM hiếm hoi thực hiện tầm soát ung thư hệ tiêu hóa.

Trong quá trình thực hiện các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật nội soi hình ảnh tăng cường NBI kết hợp nhuộm ảo để phát hiện các tổn thương. Xuất huyết đường tiêu hóa nếu không phát hiện được bằng nội soi gọi là xuất huyết ẩn. Bác sĩ có thể cần nội soi lại hoặc sử dụng các thủ thuật khác để tìm nguyên nhân xuất huyết ẩn như siêu âm, chụp X-quang, CT, MRI,… để đảm bảo kết quả chẩn đoán được chính xác nhất.

Chẩn đoán hình ảnh

Sau khi thực hiện các xét nghiệm và nội soi, bác sĩ đã nắm được chính xác tình trạng bệnh tiêu hóa, vị trí gây xuất huyết và mức độ nguy hiểm nhưng để chẩn đoán chính xác và xác định mức độ xâm lấn thì Cô Bác, Anh Chị cần thực hiện thêm các cận lâm sàng khác như chụp X-quang, chụp CT, MRI.

  • Chụp X-quang có thuốc cản quang Bari để xác định vị trí xuất huyết tiêu hóa trừ xuất huyết tiêu hóa trên cấp tính. Sử dụng chụp X-quang phản quang trong xuất huyết tiêu hóa trên cấp tính có thể ảnh hưởng đến các chẩn đoán hình ảnh khác.
  • Chụp CT và MRI: Cô Bác, Anh Chị sẽ được tiêm thuốc cản quang vào trong tĩnh mạch trước khi chụp, sau khi quét bụng hoặc ngực, các mạch máu bị tổn thương hoặc các bất thường khác sẽ hiện rõ trên phim chụp.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng hoặc các xét nghiệm xâm lấn không giúp Cô Bác, Anh Chị tìm ra nguyên nhân, nguồn gốc bệnh lý thì phẫu thuật mở ổ bụng thăm dò để quan sát toàn bộ ruột non sẽ được tiến hành, tuy nhiên phương pháp này rất hạn chế và hiếm khi áp dụng.

Tiên lượng và biến chứng của bệnh xuất huyết đường tiêu hóa

Tiên lượng xuất huyết tiêu hóa

Hiện nay, các nghiên cứu về tiên lượng xuất huyết tiêu hóa rất hạn chế và không được nghiên cứu phổ biến, sau đây là một số nghiên cứu đến từ Alexander M. DiGregorio và Heidi Alvey tại Đại học Y khoa Boonshoft tại Ohio, Hoa Kỳ:

  • Với xuất huyết tiêu hóa trên, tỷ lệ tử vong tại bệnh viện là khoảng 10%. Tỷ lệ này duy trì ổn định cho đến một tháng sau khi nhập viện vì xuất huyết tiêu hóa. Theo dõi dài hạn bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên cho thấy tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở thời điểm ba năm sau khi nhập viện là 37%.
  • Với xuất huyết tiêu hóa dưới, tỷ lệ tử vong tại bệnh viện do mọi nguyên nhân là dưới 4%. Các ca tử vong này không chỉ do xuất huyết tiêu hóa mà còn do các bệnh lý tiêu hóa khác. Tuổi tác, các bệnh lý đi kèm và tình trạng thiếu máu cũng làm tăng nguy cơ tử vong.

Một số yếu tố khác nằm ngoài tiên lượng xuất huyết tiêu hóa như: chảy máu thứ phát (bắt đầu chảy máu sau khi nhập viện do tình trạng bệnh lý khác), bệnh nhân bị rối loạn đông máu, giảm thể tích tuần hoàn và cần truyền máu.

Tỷ lệ tử vong ở nam giới cao hơn nữ giới đối với xuất huyết tiêu hóa dưới và nữ giới cao hơn nam giới đối với xuất huyết tiêu hóa trên.

Biến chứng xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa không phải là bệnh lý mà là một biểu hiện của một bệnh lý ở đường tiêu hóa. Tuy đây là một triệu chứng nguy hiểm nhưng có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và tìm ra được nguồn gốc gây bệnh. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, xuất huyết tiêu hóa sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy hô hấp.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Nhiễm trùng tiêu hóa.
  • Sốc mất máu.
  • Tử vong.
Nếu không cấp cứu, xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng ở người bệnh xuất huyết tiêu hóa nặng.
Nếu không cấp cứu, xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng ở người bệnh xuất huyết tiêu hóa nặng.

Phương pháp điều trị xuất huyết tiêu hóa

Nguyên tắc điều trị xuất huyết tiêu hóa chung

Điều trị xuất huyết tiêu hóa phụ thuộc vào vị trí, nguyên nhân gây chảy máu và mức độ tổn thương xâm lấn vào các lớp tế bào của ống tiêu hóa.

80% bệnh nhân có thể tự cầm máu mà không cần các biện pháp can thiệp. Tuy nhiên, để điều trị khỏi hoàn toàn triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa, bác sĩ cần đánh giá được mức độ và lưu lượng chảy máu, cầm máu kịp thời, hồi sức truyền dịch qua tĩnh mạch, đánh giá nhóm máu và sàng lọc, truyền máu nếu phát hiện bệnh nhân có các triệu chứng như mệt mỏi, thiếu máu, xanh xao, suy nhược,…

Sau khi cầm được máu và truyền dịch giúp nhịp tim và huyết áp ổn định, các bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp can thiệp tiếp theo như phẫu thuật, tiêm thuốc điều trị, truyền máu, nội soi, cắt polyp,…

Tham khảo thêm >> Các loại nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Các phương pháp điều trị xuất huyết tiêu hóa

Các phương pháp điều trị xuất huyết tiêu hóa sẽ khác nhau phụ thuộc vào vị trí, nguyên nhân và nguồn gốc bệnh lý được phát hiện. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu vẫn là cầm máu, truyền dịch và truyền máu giúp cơ thể bệnh nhân được ổn định sau đó sẽ kết hợp với các phương pháp điều trị can thiệp khác.

Bảo vệ đường thở

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân tử vong là máu tràn vào đường hô hấp khiến người bệnh khó thở, tắc nghẽn đường thở, máu tràn vào phổi,… Biện pháp khắc phục là đặt nội khí quản đối với các bệnh nhân nôn kém, hôn mê, mất ý thức, đặc biệt là nếu cần thực hiện nội soi dạ dày sau đó.

Truyền dịch và truyền máu

Đối với các bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa kèm hiện tượng hạ huyết áp thì bác sĩ nên bắt đầu truyền dịch qua tĩnh mạch ngay lập tức. Người trưởng thành khỏe mạnh là 500ml – 1000ml nước muối sinh lý cho đến khi huyết áp cải thiện và đối với trẻ em tối đa là 2000ml.

Đối với các bệnh nhân bị thiếu máu, suy nhược, nhịp tim đập yếu, xanh xao, nhợt nhạt cần thực hiện truyền máu hồi sức cho đến khi khối lượng hồng cầu được hồi phục, sau đó sẽ truyền theo số lượng máu bị mất. Với những bệnh nhân lớn tuổi hoặc những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành có thể dừng truyền máu khi chỉ số Hct ổn định ở mức 30%. Trẻ nhỏ hoặc người chảy máu kinh niên thì không khuyến khích truyền máu trừ khi chỉ số Hct dưới 23%.

Truyền dịch và truyền máu là một trong những phương pháp điều trị xuất huyết tiêu hóa ưu tiên hàng đầu. (Ảnh minh họa sưu tầm)
Truyền dịch và truyền máu là một trong những phương pháp điều trị xuất huyết tiêu hóa ưu tiên hàng đầu. (Ảnh minh họa sưu tầm)

Chỉ số Hct hay còn gọi là Hematocrit biểu hiện tỷ lệ thể tích hồng cầu / thể tích máu toàn bộ là chỉ số thể hiện hàm lượng hồng cầu có trong máu.

Thuốc điều trị

  • Tiêm thuốc ức chế bơm proton qua đường tĩnh mạch (PPI) để ngăn chặn sản xuất axit trong dạ dày tránh gây viêm loét dạ dày – tá tràng và làm giảm các dấu hiệu, triệu chứng xuất huyết tiêu hóa trên.
  • Tiêm thuốc Octreotide với những bệnh nhân nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa vỡ giãn tĩnh mạch thực quản – dạ dày, bắt đầu với liều 50 mcg và tiếp tục truyền thuốc qua tĩnh mạch 50 mcg/giờ trong những giờ tiếp theo.
  • Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh và kháng axit để điều trị các bệnh nhiễm trùng tiêu hóa, viêm, loét, nhiễm khuẩn Hp.

Cầm máu có can thiệp

  • Đối với viêm loét dạ dày có xuất huyết thực hiện nội soi cầm máu như đốt điện, tiêm xơ, dùng nhiệt, kẹp clip hoặc laser. Nếu không thể cầm máu qua nội soi, bác sĩ có thể tiến hành nút mạch hoặc phẫu thuật để khâu cầm máu, có thể thực hiện phẫu thuật làm giảm tiết axit cùng lúc đối với các trường hợp đã điều trị bệnh viêm loét dạ dày nhưng có xuất hiện chảy máu tái phát.
  • Điều trị xuất huyết tiêu hóa trên do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản – dạ dày có thể điều trị bằng thắt thun, tiêm xơ hoặc phẫu thuật nối thông 2 hệ tĩnh mạch cửa chủ còn gọi là phương pháp TIPS.
  • Xuất huyết do trĩ nội cấp tính hay mạn tính thường tự hồi phục. Nếu bệnh nhân chảy máu kéo dài cần được nội soi hậu môn để thắt dây cao su, tiêm, cầm máu hoặc phẫu thuật.
  • Đối với phẫu thuật cắt polyp, cắt khối u, vá vết loét, cắt búi trĩ thường sẽ tự hồi phục hoặc có thể sử dụng kèm một số loại thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được thực hiện để điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới mà bệnh nhân cần truyền trên 6 đơn vị máu (một đơn vị máu có khối lượng 250 ml) và việc xác định chính xác vị trí chảy máu trước phẫu thuật cực quan trọng.

Nếu không thể xác định chính xác vị trí chảy máu, bác sĩ có thể tiến hành cắt một phần đại tràng. Phương án này thường không được khuyến khích bởi nguy cơ gây tử vong cao hơn nhiều và khả năng có thể không loại bỏ được vị trí chảy máu với tỷ lệ tái phát lên đến 40%. Tuy nhiên, trong trường hợp này bác sĩ cần đánh giá và đưa ra quyết định khẩn trương, tránh trì hoãn để không gây mất máu và nguy hiểm cho bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa và cần truyền trên 10 đơn vị máu thì tỷ lệ tử vong khoảng 30%.

Những điểm cần lưu ý

Phương pháp phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa

Để hạn chế và giúp phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa, Cô Bác, Anh Chị có thể thực hiện các phương pháp sau:

  • Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).
  • Hạn chế hoặc ngưng sử dụng rượu bia, thức uống có cồn, thuốc lá, các thực phẩm tăng tiết dịch vị, nhiều dầu mỡ,…
  • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Chế độ ăn nhiều chất xơ để ngăn ngừa bệnh viêm túi thừa và bệnh trĩ.
  • Uống nhiều nước, trung bình từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh như ngủ đúng giờ giấc, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng quá mức.
  • Dành thời gian cho các hoạt động thể dục thể thao phù hợp, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Khám sức khỏe tổng quát thường xuyên và tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ theo tư vấn của bác sĩ.

Những điều cần lưu ý về xuất huyết tiêu hóa

  • Xuất huyết tiêu hóa đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng xác định nguồn gốc bệnh lý là việc làm cấp thiết trong việc chẩn đoán và điều trị.
  • Xuất huyết đường tiêu hóa có thể xuất hiện ở ống tiêu hóa trên hoặc ống tiêu hóa dưới nhưng phần lớn xảy ra ở dạ dày, đại tràng và tá tràng.
  • Các dấu hiệu đầu tiên của xuất huyết tiêu hóa là đau vùng thượng vị, tức ngực hoặc đau bụng kéo dài.
  • Nôn ra máu, đi cầu ra máu hoặc trong phân có máu là triệu chứng xuất huyết tiêu hóa nguy hiểm cần cấp cứu ngay.
  • Cầm máu, truyền dịch và truyền máu là những bước đầu tiên khi bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa.
  • Khoảng 80% trường hợp chảy máu sẽ tự dừng lại.
  • Các phương pháp nội soi tiêu hóa sẽ là lựa chọn ưu tiên cho chẩn đoán tình trạng và mức độ nghiêm trọng của xuất huyết đường tiêu hóa.
  • Xác định vị trí chảy máu cực kỳ quan trọng trong các phương pháp phẫu thuật.
  • Khám sức khỏe tổng quát, nội soi ống tiêu hóa, tầm soát ung thư dạ dày, tầm soát ung thư đại tràng định kỳ để theo dõi các biểu hiện và triệu chứng trong giai đoạn sớm và sau điều trị.

Câu hỏi tổng hợp

Xuất huyết tiêu hóa là gì?

Xuất huyết tiêu hóa (tên tiếng Anh: gastrointestinal (GI) bleeding – GIB) là tình trạng chảy máu trong ống tiêu hóa từ lòng mạch máu. Triệu chứng lâm sàng của xuất huyết tiêu hóa là có máu trong phân hoặc xuất hiện máu trong dịch nôn ói. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy máu xuất hiện trong phân, trong một số trường hợp đi tiêu phân đen hoặc phân có màu hắc ín cũng có thể là dấu hiệu của bệnh xuất huyết tiêu hóa.

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa là do đâu?

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa thường rất đa dạng và phụ thuộc vào vị trí bị tổn thương mà nguyên nhân được phân thành 2 loại bao gồm nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trên và nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa dưới. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp mắc bệnh là do các bệnh lý tiêu hóa gây viêm loét hoặc do vết thương từ ca phẫu thuật từ trước.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Xuất huyết đường tiêu hóa không chỉ là dấu hiệu của các bệnh lý lành tính của ống tiêu hóa mà còn có thể là dấu hiệu sớm của giai đoạn tiền ung thư hoặc các bệnh lý mạn tính, vậy nên Cô Bác, Anh Chị hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp can thiệp kịp thời.

Tài liệu tham khảo

  1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
  2. Ambardekar, Nayana, biên tập viên. Bleeding in the Digestive Tract: Why It Happens. 05 02 2020. https://www.webmd.com/digestive-disorders/bleeding-digestive-tract (đã truy cập 05 20, 2021).
  3. Livstone, Elliot M. Ung thư hậu môn. 10 2017. https://www.msdmanuals.com/vi/chuyên-gia/rối-loạn-tiêu-hóa/các-khối-u-đường-tiêu-hóa/ung-thư-hậu-môn (đã truy cập 06 08, 2021).
  4. Mayo Clinic Staff. Gastrointestinal bleeding. 15 01 2020. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastrointestinal-bleeding/symptoms-causes/syc-20372729 (đã truy cập 05 06, 2021).
  5. Wint, Carmella. Everything You Need to Know About Gastrointestinal Bleeding. Biên tập bởi Saurabh Sethi. 06 08 2019. https://www.healthline.com/health/gastrointestinal-bleeding (đã truy cập 05 20, 2021).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

27 + 28 = ?

Chia sẻ nội dung: