Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

CLOtest hay còn được gọi là xét nghiệm nhanh urease, đây là một loại xét nghiệm nhanh giúp phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn HP trong dạ dày. Vi khuẩn HP hay Helicobacter pylori là một trong các tác nhân gây nên tình trạng viêm loét dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày. CLOtest là một xét nghiệm nhanh với độ nhạy cao nên được sử dụng phổ biến tại các cơ sở y tế. Vậy CLOtest là gì? CLOtest dương tính có nguy hiểm không? Hãy cùng Endo Clinic giải đáp qua bài viết sau nhé!

Vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Hp hay còn được gọi đầy đủ là Helicobacter pylori, là một loại vi khuẩn gram âm hình xoắn ốc. Đây là loại vi khuẩn có thể sống trong môi trường axit dạ dày, thường trú ngụ ở hang vị dạ dày và có thể làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày từ đó có thể gây ra các vết viêm loét dạ dày hoặc tá tràng.[1]

Nhiễm khuẩn Hp hay nhiễm khuẩn H.pylori là tình trạng xuất hiện vi khuẩn Helicobacter pylori trong đường tiêu hoá của cơ thể, chủ yếu là dạ dày. Tình trạng này khá phổ biến, theo một tổng hợp từ năm 2018, có đến 44% dân số trên thế giới nhiễm H.pylori.[2]

Nhiễm khuẩn H.pylori thường không có triệu chứng và vô hại nhưng nó là nguyên nhân gây ra các vấn đề về tiêu hoá.

Một số bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn H.pylori:

  • Bệnh loét dạ dày, tá tràng
  • Viêm dạ dày
  • Ung thư dạ dày
  • Gây u lympho mô bạch huyết ở niêm mạc dạ dày.[1]
Vi khuẩn Hp là gì?
Vi khuẩn Hp là gì?

Nguyên lý tạo enzyme urease của vi khuẩn Hp

Enzyme urease là enzyme có tác dụng xúc tác quá trình thuỷ phân urê, tạo ra sản phẩm có amoniac, từ đó làm tăng độ pH trong môi trường. Vi khuẩn Helicobacter pylori có khả năng tiết ra enzyme urease, enzyme này làm tăng pH trong môi trường axit của dạ dày. Nhờ vậy, vi khuẩn H.pylori có thể tồn tại trong môi trường axit của dạ dày và bám lên lớp niêm mạc dạ dày.

Vì enzyme urease đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori nên dựa vào hoạt động của enzyme urease, các Bác sĩ có thể xác định việc có hay không sự nhiễm khuẩn H.pylori. Đây cũng chính là cơ chế của một số phương pháp xét nghiệm H.pylori hiện nay, điển hình là phương pháp xét nghiệm hơi thở urea.

Vi khuẩn Helicobacter pylori tiết ra enzyme urease, enzyme này thuỷ phân urea thành CO2 và NH3. Xét nghiệm hơi thở urea dựa vào sự có mặt của CO2 để đánh giá sự hiện diện của enzyme urease, từ đó xem xét sự có mặt của vi khuẩn H.pylori.

Xét nghiệm hơi thở Urea là một trong các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp. Ngoài xét nghiệm vi khuẩn Hp, còn có một số phương pháp khác để chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Hp.

Những phương pháp chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Hp:

  • Khám lâm sàng
  • Cận lâm sàng chẩn đoán
  • Xét nghiệm vi khuẩn Hp
  • Nội soi ống tiêu hoá
  • Chẩn đoán hình ảnh
Nguyên lý tạo enzuyme urease của vi khuẩn Hp
Nguyên lý tạo enzuyme urease của vi khuẩn Hp

Xét nghiệm CLOtest là gì?

Xét nghiệm CLotest hay có thể gọi đầy đủ là Campylobacter – Like Organism test, một nhánh của Rapid urease test, là một phương pháp xét nghiệm nhanh dùng để phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn H.pylori trong cơ thể. Đây là một thủ thuật xâm lấn thường được thực hiện kèm với quá trình nội soi dạ dày. Vì vậy, một số trường hợp sẽ có tác dụng phụ do nội soi dạ dày như buồn nôn, đau rát khó chịu.

Xét nghiệm CLOtest thực hiện dựa trên cơ chế hoạt động của enzyme urease. Enzyme urease do vi khuẩn H.pylori tiết ra thuỷ phân ure thành CO2 và NH3. Xét nghiệm CLOtest sử dụng chất chỉ thị Phenol Red để đánh giá sự hiện diện của NH3, từ đó đánh giá có hay không sự nhiễm khuẩn H.pylori.

Cụ thể, khi có mặt NH3 sẽ làm pH tăng, dẫn đến Phenol Red sẽ chuyển từ màu vàng sang hồng hoặc đỏ, nhờ đó xác định được sự hiện diện của vi khuẩn H.pylori. Ngoài ra, xét nghiệm này khá nhạy với độ chính xác từ 80% đến 100% và độ đặc hiệu từ 97% đến 99%.[3]

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại kit test nhanh sử dụng cho CLOtest vừa nhanh gọn, giá thành lại rẻ và dễ sử dụng. Vì vậy, CLOtest được sử dụng khá phổ biến tại các cơ sở y tế để kiểm tra sự nhiễm khuẩn H.pylori.

Xét nghiệm CLOtest là gì?
Xét nghiệm CLOtest là gì?

Quy trình xét nghiệm CLOtest

Xét nghiệm CLOtest được thực hiện trong quá trình nội soi dạ dày khi Bác sĩ phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu viêm loét. Lúc này, Bác sĩ sẽ lấy mẫu sinh thiết dạ dày và thực hiện CLOtest, quá trình này khá nhanh và dễ thực hiện.

Quy trình xét nghiệm CLOtest:

  • Sinh thiết khi nội soi dạ dày: Nhiễm khuẩn H.pylori nghĩa là có sự xuất hiện của vi khuẩn H.pylori trong dạ dày. Vì vậy, để kiểm tra sự có mặt của chúng, Bác sĩ sẽ lấy mẫu sinh thiết ở dạ dày, cụ thể là hang vị dạ dày. Thông thường, hang vị dạ dày tập trung nhiều vi khuẩn H.pylori.
  • Thực hiện CLOtest: Mẫu sinh thiết được lấy trong quá trình nội soi sẽ được cho vào môi trường có chứa urê, chất chỉ thị Phenol Red để kiểm tra sự thay đổi pH. Nếu chất chỉ thị chuyển màu vàng hoặc đỏ nghĩa là cho kết quả dương tính.[3]
Quy trình xét nghiệm CLOtest
Quy trình xét nghiệm CLOtest

Khi nào cần xét nghiệm CLOtest?

Xét nghiệm CLOtest được Bác sĩ chỉ định khi có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm H.pylori như có các triệu chứng bất thường về tiêu hoá, phát hiện các vết viêm loét. Ngoài ra, xét nghiệm CLOtest cũng được thực hiện trong quá trình điều trị nhiễm khuẩn Hp hoặc tầm soát ung thư dạ dày.

Khi có các triệu chứng tiêu hoá nhất định

Khi cơ thể có các triệu chứng tiêu hoá nhất định như đau âm ỉ, nóng rát dạ dày, ói ra máu, khó tiêu, ợ hơi,…, Quý khách cần đến gặp Bác sĩ để được tư vấn. Vì đây có thể là các triệu chứng của viêm loét dạ dày, Bác sĩ có thể nghi ngờ khả năng nhiễm khuẩn H.pylori và có khả năng sẽ yêu cầu thực hiện CLOtest.

Phát hiện có tổn thương ở dạ dày

Trong quá trình nội soi dạ dày, nếu như phát hiện các tổn thương, đặc biệt là các vết viêm loét dạ dày, Bác sĩ thường sẽ chỉ định lấy mẫu sinh thiết và thực hiện CLOtest. Thông thường, mẫu sinh thiết sẽ được lấy ở hang vị dạ dày – nơi tồn tại nhiều vi khuẩn H.pylori.

Theo dõi quá trình điều trị nhiễm khuẩn Hp

Khi bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm khuẩn H.pylori thì CLOtest cũng được thường xuyên chỉ định để theo dõi quá trình điều trị. Xét nghiệm CLOtest có giá thành rẻ, thực hiện nhanh, dễ dàng nên sẽ là lựa chọn đáng tin cậy trong việc kiểm tra và điều chỉnh phác đồ điều trị cho bệnh nhân.

Tầm soát ung thư dạ dày

Ngoài việc gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, vi khuẩn H.pylori còn tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Bởi vì nhiễm khuẩn H.pylori không xuất hiện triệu chứng nên nếu gia đình có tiền sử hoặc nghi ngờ bản thân mắc ung thư dạ dày, Quý khách nên thực hiện CLOtest để tầm soát ung thư dạ dày.

Việc phát hiện sớm sự tồn tại của vi khuẩn H.pylori hỗ trợ rất nhiều cho việc kiểm soát khả năng mắc ung thư dạ dày. Nếu kết quả dương tính, Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và có thể làm giảm khả năng ung thư dạ dày của Quý khách.[4]

Khi nào cần xét nghiệm CLOtest?
Khi nào cần xét nghiệm CLOtest?

Cách đọc kết quả xét nghiệm CLOtest

Kết quả xét nghiệm CLOtest được xác định bởi sự đổi màu của chất chỉ thị tại môi trường thử nghiệm. Từ đó, sẽ có hai loại kết quả được đưa ra là CLOtest dương tính và CLOtest âm tính. Kết quả xét nghiệm CLOtest được đánh giá là có độ nhạy cao, độ tin cậy lớn.

CLOtest dương tính là gì?

CLOtest dương tính là khi môi trường thử nghiệm có sự thay đổi màu từ vàng sang hồng. Sự chuyển màu là do có xuất hiện của NH3 làm tăng độ pH, NH3 sinh ra tử phản ứng thuỷ phân urea của enzyme urease do vi khuẩn H.pylori sản xuất ra. Do vậy, có thể kết luận Quý khác đã nhiễm vi khuẩn H.pylori.[5]

Kết quả dương tính là đáng tin cậy nếu quan sát mẫu trong 24 giờ. Với những mẫu cho kết quả sau 24 giờ thường là dương tính giả và sẽ bị loại bỏ.

CLOtest dương tính có nguy hiểm không?

CLOtest dương tính chỉ cho biết có sự hiện diện của vi khuẩn H.pylori trong cơ thể, không trực tiếp phản ánh bệnh lý cụ thể nào nên không nguy hiểm.

Tuy nhiên, vi khuẩn H.pylori có khả năng gây ra vết loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mãn tính và tăng nguy cơ ung thư dạ dày nên cần điều trị kịp thời nếu như phát hiện bệnh.

Tình trạng nhiễm khuẩn H.pylori có thể điều trị bằng kháng sinh amoxicillin, clarithromycin (Biaxin®),… hoặc kết hợp giữa thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton như lansoprazole (Prevacid®), omeprazole (Prilosec®),…[4]

Để tránh tái phát nhiễm khuẩn H.pylori hay giảm nguy cơ nhiễm H.pylori, Quý khách cần chú ý hơn về vệ sinh khi ăn uống.

Một số biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn H.pylori:

  • Ăn chín uống sôi
  • Sử dụng nguồn nước sạch
  • Thận trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Rửa tay thường xuyên

CLOtest âm tính là gì?

CLOtest âm tính nghĩa là không có sự thay đổi màu trên môi trường thử nghiệm hay nói cách khác, Quý khách không nhiễm vi khuẩn H.pylori.

Tuy nhiên, bởi vì mẫu sinh thiết phải có tới 105 vi khuẩn mới có thể cho kết quả dương tính nên vẫn có khả năng xảy ra CLOtest âm tính giả. Vì vậy, nếu có nghi ngờ về kết quả CLOtest quý khách nên thực hiện thêm một vài xét nghiệm khác như xét nghiệm hơi thở urea.[1]

Cách đọc kết quả xét nghiệm CLOtest
Cách đọc kết quả xét nghiệm CLOtest

Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm CLOtest?

Trước khi xét nghiệm CLOtest, Quý khách cần có một vài lưu ý để có kết quả xét nghiệm tốt, tránh tình trạng dương tính giả, âm tính giả hoặc một số bất tiện khi xét nghiệm.

Ngưng sử dụng thuốc trước khi xét nghiệm CLOtest

Một số loại thuốc sẽ ảnh hưởng đến vi khuẩn H.pylori, vì vậy, với bất kỳ xét nghiệm Hp nào, bao gồm cả CLOtest cũng cần lưu ý ngưng sử dụng thuốc để tránh tình trạng âm tính giả.

Dưới đây là những loại thuốc Quý khách cần ngưng sử dụng trước khi xét nghiệm CLOtest

Nhóm thuốcDanh sách thuốcThời gian ngưng
Thuốc kháng sinh– Amoxicillin- Clarithromycin- Metronidazol- Levofloxacin- TetracyclinÍt nhất 4 tuần trước khi xét nghiệm
Chế phẩm từ Bismuth– Bismuth tripotassium dicitrate, Bismuth Subsalicylate- Trymo, DucaÍt nhất 2 tuần trước khi xét nghiệm
Thuốc ức chế bơm proton H+– Omeprazole, Pantoprazole, Esomeprazole, Rabeprazole, Lansoprazole- Nexium, Pantoloc, Pariet, Losec2 tuần trước khi xét nghiệm
Thuốc tráng niêm mạc dạ dày– Phosphalugel (Gói chữ P màu vàng)- Yumagel (Gói chữ Y)- Gastropulgite- Maalox (viên nhai)- Pepsan- Kremil -SÍt nhất 1 ngày trước khi xét nghiệm
Thuốc ức chế thụ thể histamine H2– Ranitidine, Cimetidine, Famotidine, Nizatidine- Zantac, PepcidÍt nhất 1 ngày trước khi xét nghiệm
Bảng các loại thuốc cần ngưng sử dụng trước khi CLOtest

Tuân thủ hướng dẫn trước khi nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là một bước quan trọng trong xét nghiệm CLOtest. Vì vậy, để có thể thực hiện CLOtest một cách nhanh chóng, thuận tiện và cho kết quả chính xác nhất, Quý khách cần tuân thủ các lưu ý về các chống chỉ định khi thực hiện nội soi dạ dày.

Tại Endo Clinic hiện nay cũng có thực hiện nội soi dạ dày cũng như CLOtest, Quý khách có thể tham khảo một số lưu ý trước khi nội soi dạ dày sau:

Một số lưu ý khác trước khi xét nghiệm CLOtest

Ngoài ra, trước khi xét nghiệm CLOtest còn có một số lưu ý khác. Quý khách cần tuân thủ để quá trình xét nghiệm diễn ra tốt hơn.

Một số lưu ý khác trước khi xét nghiệm CLOtest:

  • Trao đổi với Bác sĩ về bệnh lý đang mắc phải: Một số bệnh lý sẽ ảnh hưởng hoặc chống chỉ định với xét nghiệm CLOtest, Quý khách cần trao đổi trung thực với Bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
  • Đặt lịch hẹn trước với Bác sĩ: Đặt lịch hẹn trước giúp dễ dàng sắp xếp thời gian thực hiện xét nghiệm, giúp quá trình xét nghiệm thuận tiện hơn.
  • Mặc đồ thoải mái: Điều này sẽ giúp Quý khách dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện nội soi và xét nghiệm.
Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm CLOtest?
Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm CLOtest?

Xét nghiệm CLOtest bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm CLOtest có thể là dịch vụ phát sinh của nội soi dạ dày. Vì vậy, một số cơ sở y tế sẽ tính thêm chi phí bên cạnh gói nội soi dạ dày.

Tuy nhiên, tại Endo Clinic, xét nghiệm CLOtest là miễn phí và đi kèm với tất cả dịch vụ nội soi dạ dày (nội soi thường và nội soi không đau).

Hiện nay, Endo Clinic đang cung cấp dịch vụ nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng ở hai hình thức là nội soi thường và nội soi không đau ở mức giá khác nhau.

Giá nội soi dạ dày thường (kèm dịch vụ CLOtest) tại Endo Clinic là 895.000 VNĐ.

Giá nội soi dạ dày không đau (kèm dịch vụ CLOtest) tại Endo Clinic là 2.295.000 VNĐ.

Lưu ý, mức giá trên đây được phòng khám Endo Clinic cập nhật mới nhất tới ngày 05/02/2024. Để tham khảo mức giá chính xác của dịch vụ nội soi dạ dày đi kèm xét nghiệm CLOtest, Quý khách hàng hãy nhấn vào: Bảng giá.

Xét nghiệm CLOtest bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm CLOtest bao nhiêu tiền?

Trên đây là những thông tin về xét nghiệm CLOtest, cách đọc kết quả CLOtest cũng như vai trò của xét nghiệm CLOtest trong tầm soát ung thư dạ dày. Nếu Quý khách thấy bài viết này hữu ích, mang lại nhiều giá trị thì hãy để lại bình luận và chia sẻ rộng rãi đến mọi người biết đến bài viết nhé!

Câu hỏi thường gặp

Hp dạ dày dương tính là gì?

Hp dạ dày dương tính nghĩa là có sự tồn tại của vi khuẩn Hp hay Helicobacter pylori trong dạ dày.

Hp dạ dày dương tính có chữa được không?

Hp dạ dày dương tính hay nhiễm khuẩn Helicobacter pylori có thể chữa được bằng cách sử dụng thuốc. Quý khách cần gặp Bác sĩ để được tư vấn và có phác đồ điều trị phù hợp.

Hp dạ dày dương tính có nguy hiểm không?

Hp dạ dày dương tính không gây nguy hiểm vì nó chỉ phản ánh sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori. Tuy nhiên, Hp dạ dày dương tính có thể tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày nên cần kịp thời điều trị nếu gặp tình trạng dương tính.

Tài liệu tham khảo

1. Kim, Sun Jung, và Sang Min Park. “Effects of Dietary Modification on Plasma Oxidized LDL and Antioxidant Enzyme Activities.” Nutrition Research and Practice 4 (2010): 295-303. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3022295/.

2. Hussain, T., et al. “A Comprehensive Review of H. pylori: Pathogenesis, Diagnosis and Treatment.” PLoS Pathog, vol. 14(2), số bài báo e1006808, ngày xuất bản 12 Tháng 2 Năm 2018, trang doi: 10.1371/journal.ppat.1006808.

3. Boltin, Doron, et al. “Helicobacter pylori and Non-malignant Upper Gastrointestinal Diseases.” World Journal of Gastroenterology, vol. 20, no. 17, 2014, pp. 4986-5001, doi: 10.3748/wjg.v20.i17.4986.

4. The Cleveland Clinic Foundation. “H. Pylori Infection.” Cleveland Clinic, 2021, https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21463-h-pylori-infection.

5. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa Endo Clinic

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

27 + 28 = ?